Cuộc chiến Ukraine: Nga đang bị các lệnh trừng phạt gì và có bị tổn hại không?

Thứ Hai, 27 Tháng Sáu 20223:02 CH(Xem: 2048)
Cuộc chiến Ukraine: Nga đang bị các lệnh trừng phạt gì và có bị tổn hại không?
Saint Basil's Cathedral in Moscow

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Nga được cho là đã lỡ hạn thanh toán nợ, do bị áp lệnh trừng phạt.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, một loạt các biện pháp trừng phạt đã được các nước phương Tây công bố nhằm hạn chế khả năng của Nga trong việc chi tiền cho cuộc chiến.

Các biện pháp trừng phạt là gì?

Các biện pháp trừng phạt là các hình phạt do nước này áp đặt lên nước khác để ngăn quốc gia bị trừng phạt đó có hành động gây hấn hoặc vi phạm luật pháp quốc tế.

Đây là một trong những hành động cứng rắn nhất các quốc gia có thể thực hiện mà không cần đến chiến tranh.

Nga bị trừng phạt thế nào?

Các nước phương Tây nhắm vào các cá nhân giàu có, ngân hàng, các công ty và doanh nghiệp quốc doanh của Nga.

Các biện pháp tài chính

Nga được cho là đã vỡ nợ, lần đầu tiên kể từ năm 1998, sau khi không thể trả nợ đúng hạn.

Moscow có tiền để thanh toán khoản 100 triệu đô la (81 triệu bảng Anh), nhưng các lệnh trừng phạt khiến Nga không thể chi trả được.

Đã có một loạt các biện pháp được thực hiện chống lại các tổ chức tài chính của Nga.

Hoa Kỳ cấm Nga thanh toán các khoản nợ bằng cách dùng số tiền 600 triệu USD Nga có trong các ngân hàng Mỹ, khiến Nga khó trả các khoản vay quốc tế của mình.

Tài sản thuộc ngân hàng trung ương Nga đã bị phong tỏa nhằm chặn việc ngân hàng này có thể sử dụng 630 tỷ đô la (470 tỷ bảng Anh) dự trữ bằng ngoại tệ.

Các ngân hàng lớn của Nga đã bị xóa khỏi hệ thống chi trả tài chính quốc tế Swift, khiến trì hoãn các khoản thanh toán cho hoạt động xuất khẩu dầu, khí đốt của Nga.

Anh đã loại bỏ các ngân hàng quan trọng của Nga khỏi hệ thống tài chính của Anh, đóng băng tài sản của tất cả các ngân hàng Nga, cấm các công ty Nga vay tiền và đặt giới hạn tiền gửi mà người Nga có thể gửi tại các ngân hàng Anh.

Dầu khí

Nga được cho là đã kiếm được gần 100 tỷ USD (82,3 tỷ bảng Anh) từ xuất khẩu dầu và khí đốt trong vòng 100 ngày đầu tiên của cuộc chiến.

Các biện pháp trừng phạt đã công bố, nhắm vào xuất khẩu của Nga, gồm:

  • Liên hiệp châu Âu (EU) nói sẽ cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu dầu từ Nga bằng đường biển vào cuối năm 2022
  • Hoa Kỳ cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga
  • Anh sẽ loại bỏ nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm 2022
  • Đức đã đóng băng kế hoạch mở đường ống dẫn khí đốt lớn từ Nga
  • EU cho biết họ sẽ ngừng nhập khẩu than của Nga vào tháng 8

EU không hào hứng với việc áp lệnh trừng phạt đối với khí đốt của Nga, vì khối này phụ thuộc vào Nga cho khoảng 40% nhu cầu khí đốt của mình.

Vào tháng 3, họ cho biết sẽ giảm nhập khẩu khí đốt xuống 2/3 trong vòng một năm, nhưng vẫn chưa đạt nhất trí về việc có thêm những hành động khác.

Nhắm vào các cá nhân

Hoa Kỳ, EU, Anh và các quốc gia khác đã trừng phạt hơn 1.000 cá nhân và doanh nghiệp Nga. Những người này bao gồm các nhà nhà tài phiệt - được cho là thân hữu với Điện Kremlin, trong đó có cả ông chủ cũ của đội bóng Anh Chelsea FC, ông Roman Abramovich.

Roman Abramovich

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Roman Abramovich là ông chủ cũ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea FC

Các siêu du thuyền liên quan đến những người Nga bị trừng phạt cũng đang bị nhắm đến.

Các quan chức chính phủ Nga và các thành viên trong gia đình cũng bị trừng phạt. Tài sản của Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Sergei Lavrov bị phong tỏa ở Hoa Kỳ, EU, Anh và Canada.

Anh cũng đã ngừng bán "thị thực vàng", là chương trình cho phép những người Nga giàu có được quyền cư trú tại Anh.

Những biện pháp trừng phạt nào khác đã được áp dụng?

Các biện pháp khác bao gồm:

  • Lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng - là các mặt hàng có thể sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự, chẳng hạn như phụ tùng xe - do Anh, EU và Hoa Kỳ đưa ra
  • Lệnh cấm đối với tất cả các chuyến bay của Nga khởi hành từ không phận Hoa Kỳ, Anh, Liên hiệp Châu Âu và Canada
  • Lệnh cấm nhập khẩu vàng Nga
  • Lệnh cấm xuất khẩu hàng xa xỉ sang Nga
  • Anh áp thuế 35% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Nga, trong đó có rượu vodka

Nhiều công ty quốc tế đã tạm ngừng giao dịch tại Nga hoặc rút lui hoàn toàn khỏi Nga. Trong số này có McDonalds, Coca-Cola, Starbucks và Marks & Spencer.

Các lệnh trừng phạt có gây tổn hại gì cho Nga?

Một cuộc suy thoái trầm trọng được trông đợi sẽ diễn ra, và nền kinh tế Nga được cho là sẽ giảm đi 10% trong năm 2022.

Kệ hàng trong các siêu thị ở Moscow vẫn khá đầy đủ hàng hóa, phóng viên BBC chuyên về Nga Steve Rosenberg tường thuật, tuy một số mặt hàng nhập khẩu nay không có nữa.

A person shops at a supermarket in Moscow on April 6, 2022

Getty Images

Russia's economy in numbers*

  • 17.1%Annual inflation in May

  • 8-9%Retail trade set to fall this year

  • 83.5%Car sales fall in May 2022

  • 7.8%Official forecast of fall in Russian GDP in 2022

  • 30%Unofficial forecast of GDP collapse by IIF

*Official sources: Akort; economy ministry; AEB; Rosstat

Các lệnh trừng phạt quốc tế lẽ ra đã gây sụp đổ nền kinh tế nếu như được áp dụng bất ngờ, Chris Weafer từ tổ chức tư vấn Macro Advisory tại Moscow nói với BBC. Tuy nhiên, bởi Nga đã trải qua các lệnh trừng phạt kể từ 2014 nên vẫn có khả năng có một số điều chỉnh để thích nghi.

Nga phản ứng thế nào?

Nga đã cấm xuất khẩu hơn 200 sản phẩm, bao gồm các mặt hàng viễn thông, y tế, xe cộ, nông nghiệp, thiết bị điện và gỗ.

Nước này đang không trả lãi cho các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trái phiếu chính phủ, và cấm các công ty Nga trả tiền cho các cổ đông ở hải ngoại.

Nước này cũng không cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, hiện đang nắm giữ những khoản đầu tư vào Nga trị giá hàng tỷ đô la, bán đi những khoản đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn