Mỹ - Trung: Cuộc chiến không tiếng súng của hai gã khổng lồ

Thứ Năm, 08 Tháng Ba 20185:00 SA(Xem: 5750)
Mỹ - Trung: Cuộc chiến không tiếng súng của hai gã khổng lồ

ần cuối cùng Mỹ khơi mào một cuộc chiến tranh thương mại đã là gần 40 năm trước. Khi đó, tổng thống đương nhiệm là Ronald Reagan, còn đối thủ là một đồng minh thân cận: Nhật Bản. 

Trong lần đụng độ ấy, Nhật Bản đã gục ngã trước sức mạnh vượt trội của nền kinh tế Mỹ. Kết cục, Tokyo chấp nhận hạn chế xuất khẩu và chuyển các nhà máy sản xuất ôtô sang bờ Đông Thái Bình Dương, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm trên đất Mỹ.

Sau 4 thập kỷ, Washington dường như một lần nữa chuẩn bị cho một cuộc "khói lửa can qua" về kinh tế, nhưng lần này, người đứng bên kia chiến tuyến là Trung Quốc. So với Nhật Bản của thập kỷ 80, Trung Quốc hôm nay là một đối thủ nặng ký với nền kinh tế hùng mạnh hơn rất nhiều. Không có dấu hiệu nào cho thấy phần thắng lần này có thể nằm chắc trong tay Washington. 

My - Trung: Cuoc chien khong tieng sung cua hai ga khong lo hinh anh 3

"T

ừ cuối thập kỷ 90, Mỹ luôn trải qua thâm hụt nặng nề trong mối quan hệ thương mại với Trung Quốc. Tình trạng ấy ngày càng trở nên tồi tệ", John Edwards, chuyên gia kinh tế từ Viện Nghiên cứu chính sách Lowy, trụ sở tại Australia, nhận định.

Thâm hụt thương mại là một trong những nhức nhối lớn nhất đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế tại Washington. Từ năm 2011, thâm hụt thương mại nghiêng về phía Mỹ trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc luôn duy trì ở mức trên 300 tỷ USD và có xu hướng nghiêm trọng hơn qua từng năm. Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Trung ương Mỹ, thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc đạt 375 tỷ USD trong năm 2017.

My - Trung: Cuoc chien khong tieng sung cua hai ga khong lo hinh anh 4

Con số trên xuất phát từ giá trị hàng hóa khổng lồ Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Bên cạnh lợi thế nhờ nhân công giá rẻ, để hỗ trợ hàng hóa xuất khẩu, Bắc Kinh chủ động duy trì đồng nội tệ ở giá trị thấp. Chính sách này gây thiệt hại nghiêm trọng cho không chỉ hàng hóa Mỹ mà còn Nhật Bản và nhiều nước EU. Các chuyên gia kinh tế phương Tây và nhiều chính trị gia Mỹ gọi Trung Quốc là "quốc gia thao túng tiền tệ".

Những năm gần đây, vấn đề đánh cắp tài sản trí tuệ với sự dính líu của Trung Quốc được giới chức Mỹ coi là mối đe dọa sống còn. Bắc Kinh từ lâu không còn muốn đóng vai trò công xưởng sản xuất giày dép và quần áo giá rẻ cho thế giới. Cường quốc phương Đông muốn thách thức lãnh đạo thế giới phương Tây trong ngành công nghiệp công nghệ cao. 

"Trung Quốc tìm mọi cách để thâu tóm các công nghệ tiên tiến. Nếu có thể, họ sẽ tìm cách mua chúng (tài sản trí tuệ). Nếu không thể mua, họ sẽ gây sức ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao bí mật kinh doanh công nghệ. Nếu vẫn không được, họ sẽ tìm cách đánh cắp chúng", Derek Scissors, chuyên gia kinh tế từ Viện Doanh nghiệp Mỹ, nói với CNN.

Theo New York Times, nhiều doanh nghiệp Mỹ khiếu nại về những trường hợp bị Trung Quốc ép phải chuyển giao bí mật kinh doanh và công nghệ đổi lấy quyền tiếp cận thị trường 1,3 tỷ dân. Mặc dù vậy, Bắc Kinh nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.

Một báo cáo của Ủy ban Tài sản trí tuệ Mỹ thống kê các doanh nghiệp Mỹ đã bị đánh cắp khoảng 200 tỷ USD tài sản trí tuệ khi tiến hành kinh doanh tại thị trường Trung Quốc, nguyên nhân bởi thiếu hành lang pháp lý thỏa đáng. Báo cáo trên cũng cho biết 2 triệu việc làm đã được tạo ra từ các tài sản trí tuệ bị đánh cắp tại Trung Quốc, những việc làm lẽ ra phải được dành cho người lao động Mỹ.

My - Trung: Cuoc chien khong tieng sung cua hai ga khong lo hinh anh 5

V

ào đầu tuần này, ông Lưu Hạc, người được xem là cánh tay phải của Chủ tịch Tập Cận Bình về cải cách kinh tế, sẽ công du Mỹ với trọng trách xoa dịu bầu không khí căng thẳng thương mại hiện nay. Ông Lưu hiện là thành viên trong Bộ Chính trị gồm 25 người của Trung Quốc, và được dự đoán có thể trở thành phó thủ tướng tiếp theo của nước này sau kỳ họp quốc hội tháng tới.

Những dấu hiệu về thái độ cứng rắn của ông Trump trong giao thương với Trung Quốc ngày càng rõ nét. Tháng trước, vị tổng thống đã ra chiêu về mức thuế đối với pin mặt trời và máy giặt, vốn nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một màn khởi đầu. Áp thuế và ngăn chặn mậu dịch chỉ là một phần trong kho vũ khí mà ông Trump có thể chỉ đạo triển khai, chỉ cần viện cớ “bảo đảm an ninh quốc gia”, nhằm giám sát, kiểm soát và triệt đường của các hoạt động thương mại.

Bà Wendy Cutler, nguyên phó đại diện thương mại Mỹ, từng cảnh báo rõ ràng với Trung Quốc rằng “thuế quan chỉ mới là khởi đầu của chuỗi biện pháp sắp công bố”. Những quân cờ mà Washington có thể triển khai như chặn đứng những thương vụ với các công ty hoặc ngành công nghiệp mà Mỹ cho là “nhạy cảm quốc gia”; gia tăng hoặc áp đặt mới những cấm vận đối với các cá nhân, doanh nghiệp và quốc gia; công bố những yêu cầu giấy phép xuất khẩu mới với một số thành phần và vật liệu có khả năng dẫn tới gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu nhanh chóng.

My - Trung: Cuoc chien khong tieng sung cua hai ga khong lo hinh anh 6

Dựa trên lý do chiến lược ngành và an ninh kinh tế, có cả chục cơ quan liên bang Mỹ cùng kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ luật lệ. Bất kỳ doanh nghiệp nào xem nhẹ sẽ phải trả giá thích đáng. Bài học lớn chính là từ tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc. Gần đây, họ phải chấp nhận nộp phạt 892,4 triệu USD cho các cơ quan chính phủ Mỹ do bị tuyên bố vi phạm kiểm soát xuất khẩu và các cấm vận khi vận chuyển những chuyến hàng có nguồn gốc từ Mỹ đến Iran và Triều Tiên.

Trong nỗ lực ngăn chặn những phi vụ hợp tác với Trung Quốc, Uỷ ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) vào tháng 1 đã buộc tập đoàn AT&T phải từ bỏ một hợp đồng lớn với Huawei, một trong những đại gia về sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc. 

Lẽ ra, thoả thuận này có thể giúp Huawei với vị thế là nhà sản xuất những thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới có thể trở thành đối tác cung cấp điện thoại cho những khách hàng của AT&T. Tuy nhiên, Huawei cũng chính là đối tượng tình nghi đối với các nhà lập pháp và cơ quan chức năng Mỹ trong nhiều năm vì những mối liên kết với chính phủ Trung Quốc. Người sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi, từng là kỹ sư trong quân đội Trung Quốc dù không mang quân hàm.

Dù Huawei về bề mặt là tập đoàn tư nhân, giới chức Mỹ luôn cho rằng gần như tất cả tập đoàn lớn của Trung Quốc đều có mối liên hệ mờ ám với bộ máy lãnh đạo ở Bắc Kinh. Nghi vấn về việc hàng triệu người tiêu dùng Mỹ sử dụng những điện thoại “made in China” có những “cửa hậu” bí mật cùng các ứng dụng theo dõi dữ liệu người dùng đã giết chết thương vụ lớn giữa Huawei và AT&T.

Trước đó, kể từ năm 2012, Huawei đã bị cấm bán thiết bị mạng lưới cho các công ty Mỹ. Do vậy, quyết định mới nhất của FCC tiếp tục là một đòn giáng mạnh với ông trùm viễn thông Trung Quốc, về cơ bản là tuyệt hết mọi đường của hãng này để tiếp cận với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Một trường hợp khác mới đây là việc Ant Financial, “cánh tay fintech (viết tắt của từ công nghệ trong tài chính)” đắc lực của ông trùm thương mại điện tử Alibaba, bị Uỷ ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) cấm đoán trong thương vụ mua lại công ty chuyển tiền MoneyGram. Lý do vẫn như cũ: lo ngại an ninh quốc gia. Việc để vuột mất thương vụ 1,2 tỷ USD này được xem là đòn đau đầu tiên đối với Jack Ma dưới thời chính quyền Trump, dù vị tỷ phú Trung Quốc từng hứa hẹn sẽ tạo ra một triệu việc làm cho nước Mỹ.

Với dịch vụ chuyển tiền ở 350.000 địa điểm ở khoảng 200 quốc gia, MoneyGram là mục tiêu mà Ant Financial quyết tâm nhắm đến trong bối cảnh Alibaba phải cạnh tranh gay gắt với nền tảng thanh toán của đối thủ Tencent. Do vậy, Ant Financial cùng với MoneyGram đã nỗ lực hết sức để thuyết phục Mỹ nhưng vẫn không được chấp thuận. Một trong những lý do bác bỏ là vì lo ngại mức độ bảo mật dữ liệu có thể dễ dàng bị lợi dụng để xác định danh tính công dân Mỹ, bao gồm một tỷ lệ không nhỏ khách hàng trong quân đội. Cuối cùng, hai bên quyết định chấm dứt thương vụ vào đầu tháng 1 này.

Với lý do “an ninh quốc gia”, trong bối cảnh hiện nay ở Washington, chuyên gia Alex Capri (nhà nghiên cứu tại trường kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore) cho rằng nỗi lo về gián điệp và phá hoại đối với chính phủ Mỹ có thể ngang ngửa với, hoặc thậm chí vượt trội, quan ngại bị mất lợi thế cạnh tranh trong những ngành then chốt, đặc biệt là vật liệu bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và robot.

My - Trung: Cuoc chien khong tieng sung cua hai ga khong lo hinh anh 7

N

ếu chính quyền Trump tiếp tục gia tăng đe doạ chiến tranh thương mại như hiện nay, các chuyên gia tin rằng Bắc Kinh khi bị dồn đến đường cùng sẽ phản kháng.

Trong quá khứ, Trung Quốc từng tỏ ra sẵn sàng đáp trả Mỹ. Khi Tổng thống Obama áp thuế 35% đối với lốp xe Trung Quốc vào năm 2009, Trung Quốc trả đũa bằng cách xử phạt những chuyến tàu vận chuyển thịt gà và ôtô từ Mỹ.

My - Trung: Cuoc chien khong tieng sung cua hai ga khong lo hinh anh 8

“Họ sẽ chống trả, và rất quyết liệt”, ông Scott Kennedy, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nói với CNN

Boeing có thể là hãng bị Trung Quốc sờ gáy đầu tiên trong chiến dịch trả đũa. Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Panjiva, máy bay dân sự là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ sang Trung Quốc. Những hợp đồng của Boeing với Trung Quốc trong các năm gần đây trị giá đến hàng tỷ USD.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc quyết định mua ít lại máy bay Boeing”, ông Kennedy nêu vấn đề.

Đây cũng chính là điều mà tờ Global Times của Trung Quốc đặt ra trong một bài bình luận đăng hồi năm 2016. Theo tờ báo vốn luôn “mạnh miệng” này, Trung Quốc sẽ không ngần ngại trả đũa và “hàng loạt lô hàng với Boeing sẽ bị thay thế bởi Airbus”. 

Một mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác của Mỹ sang Trung Quốc chính là đậu nành. Trang Bloomberg khẳng định đậu nành là “vũ khí lợi hại nhất mà Trung Quốc có thể dùng chống lại Mỹ”. Theo dữ liệu của Panjiva, giá trị xuất khẩu của đậu nành Mỹ sang Trung Quốc giai đoạn 12/2016-11/2017 đạt 13,5 tỷ USD. Do vậy, nếu Trung Quốc muốn nhắm vào đậu nành Mỹ và đa dạng hoá nhập khẩu từ các nước khác, đây sẽ là một đòn đau với nền nông nghiệp Mỹ, vốn là ngành chủ lực của các bang miền Trung Tây.

Trong khi đó, Tổng thống Trump rất cần sự ủng hộ của những cử tri tại các bang này nếu muốn tái đắc cử vào năm 2020. “Về tổng thể, đó thực sự là một cú sốc vô cùng lớn”, nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc Nicholas Lardy tại Viện Kinh tế Thế giới Peterson nói trên CNN.

My - Trung: Cuoc chien khong tieng sung cua hai ga khong lo hinh anh 9

Thịt bò là mặt hàng nhập khẩu tiếp theo của Mỹ có thể trở thành đối tượng trả đũa của Trung Quốc. Tháng 5/2017, Trung Quốc vừa ký thỏa thuận cho phép thịt bò Mỹ lần đầu tiên được tái tiếp cận thị trường nước này sau 14 năm gián đoạn. Tuy nhiên, thỏa thuận này bảo lưu một số yêu cầu kỹ thuật buộc các nhà sản xuất Mỹ phải tuân thủ. Trong trường hợp chiến tranh thương mại nổ ra, Trung Quốc có thể tăng tiêu chuẩn an toàn của thịt bò nhập khẩu và hất cẳng thịt bò Mỹ khỏi thị trường 1,3 tỷ dân của nước này.

Hơn một năm qua, truyền thông Trung Quốc không ngừng “hiến kế” những ý tưởng mà chính quyền có thể sử dụng để khống chế hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài, như kích động làn sóng chủ nghĩa dân tộc để tạo ra sự tẩy chay giữa người tiêu dùng; các cuộc tranh tra, kiểm tra công xưởng bất ngờ; từ chối cấp thêm giấy phép… Chắc chắn không nhà điều hành hay giới đầu tư nào có thể thoải mái trước sự nhúng tay này từ nhà nước.

Dưới con bài dân tộc chủ nghĩa, Trung Quốc có thể khuyến cáo người dân ngừng các chuyến du lịch tới Mỹ, gây thiệt hại nặng cho ngành công nghiệp không khói của Washington. Chiến lược này đã chứng minh hiệu quả với nạn nhân gần đây nhất là Hàn Quốc, sau khi Seoul cho phép Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.

Cảng container tự động lớn nhất thế giới ở Trung Quốc Cảng tự động hóa lớn nhất thế giới với diện tích tương đương 312 sân bóng đá vừa được đưa vào vận hành hồi tháng 12 là một phần của cảng nước sâu Dương Sơn ở Thượng Hải.

My - Trung: Cuoc chien khong tieng sung cua hai ga khong lo hinh anh 11

"C

hiến tranh thương mại với Trung Quốc là ngọn lửa sẽ thiêu cháy Trump và cả nước Mỹ", Washington Post nhận định sau khi xuất hiện các thông tin Mỹ chuẩn bị áp dụng các chính sách thương mại khắc nghiệt hơn nhắm vào Trung Quốc.

Trong 10 năm qua, hàng hóa và dịch vụ xuất xứ từ Trung Quốc cung cấp cho thị trường Mỹ đã tăng lần lượt 98% và 132%. Cũng như tại nhiều quốc gia khác, hàng hóa Trung Quốc hiện diện tại mọi ngóc ngách trong đời sống của người dân Mỹ.

"Các tập đoàn bán lẻ như Walmart, Costco, những doanh nghiệp nhập khẩu hàng tỷ USD hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, sẽ là những nạn nhân đầu tiên của chiến tranh thương mại. Kế đến sẽ là hàng chục triệu người tiêu dùng ở tầng lớp trung lưu và người nghèo của Mỹ", Winter Nie, giám đốc khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương của Viện Phát triển Quản lý quốc tế trụ sở Thụy Sĩ, nhận định.

Bà Nie cho rằng giá nhiều mặt hàng tiêu dùng sẽ nhanh chóng tăng vọt vượt quá khả năng chi tiêu của các tầng lớp dưới trong xã hội Mỹ, không phải bởi chi phí sản xuất tăng, mà bởi thuế và các rào cản phi thuế quan, khởi đầu của một thời kỳ suy thoái kinh tế mới. Các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Trung Quốc, vì thế, sẽ làm điêu đứng chính người dân Mỹ.

My - Trung: Cuoc chien khong tieng sung cua hai ga khong lo hinh anh 12

Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Quốc gia Mỹ, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Mỹ. Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc đa phần là các mặt hàng có giá trị thặng dư cao, mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp Mỹ. 

"Khi chiến tranh thương mại bùng nổ, những doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu hàng tỷ USD vào thị trường Trung Quốc như Apple, Boeing, rồi đến ngành nông nghiệp Mỹ, sẽ chịu thiệt hại lớn. Các đối thủ cạnh tranh sẽ nhảy vào chiếm lĩnh thị phần tại Trung Quốc", David Bachman, chuyên gia Trung Quốc từ Đại học Washington, nhận định.

Một báo cáo năm 2017 của Đại học Oxford chỉ ra quan hệ thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra 2,6 triệu việc làm cho nước Mỹ. Báo cáo này nhận định nền kinh tế Mỹ khó có thể đương đầu với cái giá của tình trạng thất nghiệp và giá cả tăng vọt, hệ quả tất yếu của chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Về phía Bắc Kinh, các biện pháp trả đũa là một canh bạc lớn và có thể gây phản tác dụng với chính nền kinh tế Trung Quốc, qua việc giảm sức cạnh tranh và đe doạ đến thị trường việc làm.

“Nếu Trung Quốc tẩy chay Boeing thì Airbus sẽ có lợi thế gần như là độc quyền. Khi đó giá cả và chi phí vận chuyển cứ thế đội lên. Nếu Trung Quốc tẩy chay Apple thì một lực lượng công nhân rất lớn ở nước này sẽ bị mất việc làm”, Michael Every, trưởng nhóm nghiên cứu thị trường tài chính khu vực châu Á của Tập đoàn Rabobank, nhận định.

Trong khi đó, Bloomberg nhận định “vũ khí đậu nành” có thể khiến Trung Quốc chịu thiệt hại ít nhiều. Những nguồn tin của hãng này cho biết Bắc Kinh đang nghiên cứu tác động và thiệt hại nếu họ quyết định sử dụng con cờ này.

Đậu nành nhập khẩu từ Mỹ được dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cho hơn 400 triệu con lợn được nuôi ở các trang trại trên toàn Trung Quốc. Với vị thế là nước sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, chi phí đầu vào cao sẽ dẫn đến giá thịt lợn tăng thêm để đáp ứng bữa ăn hàng ngày của đất nước 1,3 tỷ dân. Trong khi đó, giá thực phẩm nhiều thập kỷ qua vốn là chủ đề chính trị nhạy cảm của các lãnh đạo Trung Quốc.

Ngay cả khi Trung Quốc cố tìm kiếm nguồn cung từ các nước khác thì cũng không thể đáp ứng nhu cầu. Ông Sun Chao, chủ một công ty sản xuất thức ăn gia súc tại Thiên Tân cung cấp hàng hoá cho hơn 150 nông trại, khẳng định chắc nịch: “Nguồn cung từ Mỹ không thể thay thế. Chúng ta sống nương tựa vào nhau”.

My - Trung: Cuoc chien khong tieng sung cua hai ga khong lo hinh anh 13

"Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo ra tác động tồi tệ tới nhiều quốc gia và làm tổn thương nền kinh tế toàn cầu", Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Australia Steven Ciobo nhận định.

Các biện pháp thuế quan mà Mỹ và Trung Quốc áp dụng, để không vi phạm nguyên tắc đối xử công bằng giữa các nhà nhập khẩu nước ngoài của WTO, sẽ không chỉ tác động tới đối thủ trực tiếp mà còn gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế khác. 

Trong ngắn hạn, hàng loạt các nền kinh tế như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, và nhiều quốc gia khác nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm tại châu Á sẽ chịu thiệt hại. Nếu đối đầu leo thang nghiêm trọng, có khả năng chiến tranh thương mại sẽ phá hủy toàn bộ cấu trúc thương mại toàn cầu và đặt dấu chấm hết cho các quy định về tự do thương mại của WTO. 

Trước viễn cảnh một cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng rõ nét, ông Yang Weimin, Phó giám đốc Văn phòng Trung ương về Các vấn đề Tài chính và Kinh tế, một thành viên trong nhóm soạn thảo diễn văn 30.000 từ mà ông Tập Cận Bình đọc trong Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2017, cảnh báo về tổn thất không thể tính toán của đối đầu kinh tế Mỹ - Trung. 

“Khi nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai thế giới đối đầu nhau, cả hai đều phải gánh chịu hậu quả dù mức độ thiệt hại sẽ khác biệt. Tôi hy vọng chúng ta có thể đạt được đồng thuận thông qua đàm phán, và hai nước phải duy trì liên tục đàm phán, tham vấn với nhau. Một cuộc chiến thương mại sẽ không chỉ gây tổn thương cho Trung Quốc mà còn với kinh tế toàn cầu”, ông Yang nói ngày 23/2.

My - Trung: Cuoc chien khong tieng sung cua hai ga khong lo hinh anh 15

Duy Anh - Cảnh Toàn

Đồ họa: Lê Nhân

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn