Cựu sĩ quan tình báo: Một kế hoạch trong thời Reagan có thể kiềm chế Bắc Kinh

Thứ Tư, 24 Tháng Mười Một 20211:00 SA(Xem: 2271)
Cựu sĩ quan tình báo: Một kế hoạch trong thời Reagan có thể kiềm chế Bắc Kinh

Các hoạt động quân sự và phát triển quân sự gần đây của TQ đã khiến cho cả Quốc hội Mỹ và Ngũ Giác Đài kinh hoàng. Một cựu quan chức tình báo Ngũ Giác Đài thời chính quyền Reagan tuyên bố rằng không ai trong số những người đương nhiệm hiện nay sử dụng phương pháp chính xác để át chế ĐCSTQ. Nước Mỹ nên khởi động “Kế hoạch Socrates” thời Reagan.

Nhà vật lý học và là cựu quan chức Cơ quan Tình báo Quốc phòng Michael Sekora nói với hãng Fox News rằng một thông tin gần đây cho biết TQ đang thử nghiệm tên lửa siêu thanh đã khiến các quan chức Mỹ đương nhiệm và cựu quan chức Mỹ tin rằng đây là ví dụ mới nhất về hậu quả do Mỹ đã không thực hiện chiến lược đối phó chính xác đối với TQ, theo Epoch Times.

Ông Sekora tin rằng nếu chính phủ Mỹ không áp dụng một chiến lược công nghệ quốc gia khác, thì dù có đầu tư bao nhiêu tiền vào nghiên cứu và phát triển, nó cũng sẽ không thể át chế được TQ. Ông nói rằng Mỹ hiện đang áp dụng một kế hoạch dựa trên tài chính, và Mỹ sẽ chi nhiều tiền hơn so với TQ.

“Đây chính là những gì Trung Quốc muốn”, Ông Sekora nói.

Secora kêu gọi chính phủ Mỹ khởi động lại “Kế hoạch Socrates”

Trong những năm 1980, Sekora là giám đốc của “Kế hoạch Socrates.” Đây là một kế hoạch của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ dưới thời chính quyền Reagan, nhằm sử dụng công nghệ hiện có để đưa Mỹ dẫn đầu thế giới. Nhưng sau khi chính quyền Reagan kết thúc, kế hoạch này không được ủng hộ nữa và từng được coi là một “chính sách công nghiệp”. Cuối cùng nó đã bị hủy bỏ dưới thời chính quyền Bush.

Chính quyền Reagan đã khởi xướng kế hoạch này vì họ tin rằng việc khôi phục phương pháp tiếp cận lấy công nghệ làm trung tâm – do chính phủ giám sát – sẽ trợ giúp cho việc chống lại Liên Xô. Kế hoạch bao gồm một hệ thống phụ trách chỉnh lý, phân loại các công nghệ hiện có và nhận rõ đối thủ cạnh tranh, đồng thời sử dụng sách lược “what-if” (điều gì xảy ra nếu…) để dự đoán môi trường công nghệ sẽ phát triển như thế nào.

Ông Sekora giải thích rằng khi hai công nghệ hiện có được kết hợp, tiến bộ công nghệ sẽ xảy ra và “Socrates” được sử dụng để tạo ra “sáng tạo cái mới một cách tự động hóa”.

Sekora cho rằng Mỹ luôn ở thế bất lợi do thực hiện chiến lược kinh tế kế hoạch “dựa vào tài chính”. Bởi vì kế hoạch “dựa vào tài chính” tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn hơn là sản xuất những sản phẩm tốt nhất để thiết lập vị trí dẫn đầu thị trường trong dài hạn. Theo lý thuyết này, chính phủ không tập trung vào việc phát triển và đạt được công nghệ tốt nhất, mà là chú trọng vào lợi ích kinh tế.

Ông Sekora nói: “Chúng ta tiêu nhiều tiền hơn, nợ nần chồng chất hơn, không có được lợi thế cạnh tranh, và điều đó cứ tuần hoàn lập lại .” Cùng lúc đó, ĐCSTQ đang cười nhạo nước Mỹ.

Các nghị viên Mỹ ủng hộ việc áp dụng chiến lược công nghệ

Dân biểu Mike Rogers, người đứng đầu Ủy ban quân sự của Hạ viện thuộc đảng Cộng hòa đồng ý rằng chiến lược “dựa vào công nghệ” là chìa khóa để cải thiện quốc phòng và kế hoạch “dựa vào tài chính” có thể cản trở sự phát triển.

Ông Rogers cho biết trong một tuyên bố với Fox News: “Ra quyết định dựa trên công nghệ là một phần quan trọng của quá trình hiện đại hóa quốc phòng của chúng ta. Các biện pháp khuyến khích hiện tại của Ngũ Giác Đài đã làm giảm sự sáng tạo và gia tăng chế độ quan liêu.”

Tuy nhiên, điều này là chưa đủ, Rogers nói thêm: “Sử dụng ưu thế công nghệ có nghĩa là phòng ngừa đối thủ của chúng ta tiếp cận các bộ phận then chốt của những công nghệ này.”

Rogers nói rằng kiểm soát xuất khẩu lỏng lẻo, bảo mật nghiên cứu yếu kém và bất hòa trong thương mại với Trung Quốc có nghĩa là tiến bộ công nghệ của Mỹ thường sẽ nằm trong tay Bắc Kinh trước khi nó được trình lên Ngũ Giác Đài.

Ông Rogers cũng nói rằng Mỹ cần một chiến lược “toàn bộ chính phủ” để tạo ra những thay đổi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn