Chống dịch cúm Tàu ở Việt Nam & Bài học UTTAR PRADESH

Chủ Nhật, 17 Tháng Mười 20214:00 SA(Xem: 2128)
Chống dịch cúm Tàu ở Việt Nam & Bài học UTTAR PRADESH
Đã dặn lòng thôi không viết về những chuyện buồn thời cúm Tàu dịch vật ở Sài Gòn nữa vì những gì diễn ra suốt hơn 4 tháng qua nơi thành phố một thời phồn vinh này đã quá kinh khủng, quá đau thương và quá sức chịu đựng của mọi người rồi. Thế nhưng, nhìn những dòng người vất va vất vưởng, ngủ bờ ngủ bụi trong nắng táp mưa sa tìm đường về quê mấy hôm nay mà cầm lòng không đặng. Đành phải gõ xuống thêm đôi câu chữ đắng cay. 
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'THỦ TƯỚNG NÊU 6 NGUYÊN TẮC THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT DỊCH Ytếl trụ cột, trung látrungtâm tâm Kinhtếlácoso, Kinh tếla là nến tảng Đữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt Ốn định xã hội| trọng yêu và thường xuyên Vaccine, thuốc chữa bệnh và thức người dãn điểu kiện tiên quyết Antoánđểsản toàn để sản xuất, sán xuất phái toàn'
Sài Gòn không chỉ tan hoang ngay giữa mùa dịch, nó còn nát tan hơn lúc dịch giảm, khi mở cửa trở lại. Biểu hiện dễ thấy nhất là sự tháo chạy như trối chết của hàng chục vạn con người đủ mọi thành phần, từ những thai phụ bụng mang dạ chửa cho tới các em thiếu niên nhi đồng non dại, từ lớp thanh niên trẻ trung sức vóc cho tới hàng trung niên chín chắn từng trải, từ những nhóm cô nhi quả phụ đơn chiếc cho tới các bậc lão niên già cả… tất cả đều muốn thoát thân ra khỏi thành phố Sài Gòn càng nhanh càng tốt, bằng các phương tiện cá nhân khả dĩ như xe máy, xe đạp kể cả đi bộ. 
 
Phần lớn họ xuôi về các tỉnh thành miền Tây, phần nữa ngược lên mấy chục tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên, chưa nói là còn ra tới tận phía Bắc. Tính đầy đủ phải là 2 cuộc di tản lớn cùng nhiều chuyến di chuyển nhỏ hơn chưa thống kê hết được! Có thể nói, chưa bao giờ trong lịch sử hơn 320 năm hình thành của mình, vùng đất Sài Gòn - Gia Định, được mệnh danh “đất lành chim đậu”, lại bị ruồng rẩy phũ phàng đến như thế. Nguyên nhân vì đâu?

Không quá khó để nhìn ra câu trả lời: Do các sách lược chống dịch của Ban Chỉ đạo (BCĐ) COVID-19 TP.HCM, và trên nữa là BCĐ COVID-19 Trung ương, đã sai lạc ngay từ ban đầu. Những ai có trách nhiệm phải thừa nhận thẳng thắn và trung thực như vậy thì mới mong sửa lỗi thiệt lòng mà giữ chân được khách lao động thập phương hoặc phủ dụ họ quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, cụ thể là đã sai, đã lạc chỗ nào, ở những mặt trọng yếu nào đến nỗi người dân đành phải cạn tình đến như thế? Nhà hữu trách Sài Gòn cần phải làm gì, rút kinh nghiệm ra sao và thay đổi thế nào cho thiệt triệt để và hiệu quả, hòng tránh những hậu quả tai hại tương tự xảy ra một khi đợt sóng dịch lần thứ 5 xảy đến (hoàn toàn có thể)? Cho dù có nhiều nguyên nhân khiến chính quyền Sài Gòn chống dịch thất bại, dẫn tới 2 cuộc di tản nêu trên, nhưng tựu trung người ta có thể quy chúng về 3 lĩnh vực chính yếu: (i). Chiến lược chống dịch lệch hướng, (ii). Hệ thống an sinh gãy vỡ và (iii). Nền kinh tế sụp đổ

I. Từ Chiến Lược Chống Dịch Bất Cập…

Lẽ ra không cần thiết phải nhắc lại những biện pháp chống dịch hết sức cực đoan, rất rập khuôn theo kiểu Tàu Cộng và quy chiếu toàn bộ vào vaccine làm gì nữa. Thế nhưng, như đã nói, đại dịch cúm Tàu, dù sớm thôi sẽ được WHO hạ mức thành bệnh đặc hữu (Endemic), có thể sẽ quay trở lại Việt Nam một đôi lần nữa, cho nên Sài Gòn cần thiết phải kiến nghị Chính phủ sửa đổi ngay những biện pháp chống dịch bất hợp lý từng áp dụng 5 tháng qua. Hiển nhiên, phương pháp sai lệch có gốc rễ từ chiến lược được hoạch định trật hướng, không thể khác. Do đó, trước hết phải thành tâm nhìn nhận, chiến lược “Zero COVID” (Không COVID) mà Chính phủ Việt Nam, thông qua sự tham mưu của Bộ Y tế và các chuyên gia, được áp dụng từ đầu năm 2020 cho tới cuối tháng 8/2021 - thời điểm TTCP Phạm Minh Chính tuyên bố thay đổi chiến lược mới [1] - là một sai lầm hết sức tai hại, gây tổn thất nhân mạng oan uổng (gần 15.000 người, số liệu chính thức), làm hệ thống an sinh xã hội tê liệt, không thể hoạt động hữu hiệu để giúp người dân cái ăn cái mặc, khiến họ đói khát, suy giảm thể trạng, rồi lo sợ đến khủng hoảng tinh thần và nhất là, “Zero COVID” đã làm kinh tế Sài Gòn và cả miền Nam sụp đổ, khó có thể gượng dậy một sớm một chiều, với hơn 100.000 doanh nghiệp giải thể và nhiều doanh nghiệp FDI lớn phải chuyển đơn hàng từ Việt Nam sang Indonesia hoặc Trung Cộng [2].

Những người trong cuộc ở Sài Gòn có lẽ đã sớm nhìn ra sự bất cập của chiến lược “Zero COVID” qua phát ngôn của cựu Giám đốc HCDC Nguyễn Trí Dũng: “Phải tính đến phương án ‘sống chung với lũ’”, tức COVID, vào ngày 25/6/2021 [3]. Thế nhưng, do BYT vẫn chủ trương theo đuổi “Zero COVID”, cho nên hậu quả nặng nề tiếp tục ập xuống trên Sài Gòn. Đầu tiên, mọi nguồn lực y tế, xã hội và tiền bạc đều dồn hết cho việc truy dấu vết F0, F1, F2, rồi mang đi cách ly tập trung hoặc đưa vào các bệnh viện dã chiến gây lãng phí cùng lây nhiễm chéo. Tiếp đó, chỉ từ 1 hộ có F0, người ta sẽ khoanh vùng gần hết 1 khu phố. Hàng trăm khu phố bị phong toả như vậy biến Sài Gòn thành 1 cơ thể bại liệt, khó tiếp tế lương thực, thuốc men, bình ôxy… cho các hộ cần dùng. Đỉnh điểm là tình trạng phong thành Sài Gòn kèm thiết quân luật từ 23/8/2021. Sài Gòn đã “chết” từ đó cho tới tháng 10. Hơn nữa, vì muốn “Zero COVID” nên phải “thần tốc xét nghiệm diện rộng”, xét tới xét lui nhiều lần, tiêu tốn cả trăm triệu Kit Test (biết bao nhiêu tiền?) để “bóc tách” cho kỳ hết F0 (bao giờ cho đến tháng 10?), đồng thời ấn định “kiểm soát ca nhiễm” là chỉ tiêu quan trọng nhất thay vì là “tỉ lệ tử vong/tỉ lệ ca nhiễm”, khiến Sài Gòn hiện nay chỉ dám mở cửa thập thò. Đáng bàn nhất, chiến lược “Zero COVID” đặt niềm tin hoàn toàn vào vaccine, bất kể chủng loại, công nghệ hoặc xuất xứ, cho nên xem nhẹ việc điều trị ở phân tuyến cơ sở, nhất là điều trị sớm. Điều này đã làm nhiều F0 chết oan (rất mong có ngày các y bác sĩ tuyến đầu bạch hoá). Không những vậy, niềm tin gần như tuyệt đối vào vaccine còn biến Việt Nam thành bãi rác vaccine, cùng lúc đặt công cuộc "kép", vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế của Việt Nam, vào thế bế tắc chưa thấy lối ra.
 
Có thể là hình ảnh về đang ngồi, xe môtô và đường

II. Đến Hệ Thống An Sinh Gãy Vỡ

Lý do hàng chục vạn người bỏ chạy khỏi Sài Gòn trong 2 cuộc di tản đáng quên trên, ngoài tình trạng bị nhốt bịt bùng trong nhà, xóm ấp, khu phố như ở tù và chứng kiến bao cảnh tượng người chết hãi hùng xung quanh (phần lớn do cách chống dịch sai gây ra), còn là thảm cảnh đói khát, thiếu tiền thường trực do thất nghiệp, mất việc làm mà không thấy chính quyền (gồm luôn Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ…) hỗ trợ gì hết hoặc được hỗ trợ không kịp lúc. May mà còn có dân giúp đỡ cho dân. Tuy nhiên, cho tới khi Sài Gòn quyết định phong toả hoàn toàn, cấm dân ra đường để quân đội đi chợ giùm thì phải nói hệ thống an sinh ở Sài Gòn đã gãy đổ hoàn toàn [4]. Không những người nghèo phải đói đã đành mà kẻ có chút tiền cũng đói luôn vì chuỗi cung ứng cơ bản đã đứt gãy từ trước. Rau, củ, quả, thịt, cá… đều thiếu, vì không tổ chức nào trên toàn cõi Việt Nam có thể đi chợ giùm cho hơn 10 triệu dân Sài Gòn. Quá phi thực tế! Người ta vừa đói khát vừa phải chứng kiến cảnh người thân mình đói khát, nhất là trường hợp các trẻ sơ sinh thiếu sữa uống hoặc người già cả không có chất dinh dưỡng phù hợp. Cấm chợ đầu mối, chợ truyền thống, xiết chặt việc lưu thông giữa các tỉnh và trong nội tỉnh là những yếu tố làm tồi tệ thêm tình trạng gãy đổ hệ thống an sinh này. Các nhà hảo tâm, các tổ chức thiện nguyện cũng không thể làm gì hơn vì đâu được đi lại dễ dàng để giúp người cần giúp như trước?

Nói đi thì phải nói lại cho rõ, thất bại trong việc triển khai hệ thống an sinh xã hội ở Sài Gòn suốt mùa dịch, không kể yếu tố chủ quan là 3 gói hỗ trợ đến tay người dân nghèo khổ quá trễ và nhiều nơi còn bị xà xẻo, bắt nguồn chủ yếu từ chiến lược “Zero COVID” lạc lối do Bộ Y Tế  đưa ra. Nếu không có “Zero COVID” thì đâu có cảnh lập chốt kiểm soát sự lưu thông của xe cộ, hàng hóa và đi lại của người dân như thời chiến? Cũng đâu có tình trạng ngăn sông cấm chợ theo kiểu cát cứ giữa các địa phương? Sẽ đâu có khẩu hiệu “ai ở đâu ở yên đấy” gây ra thảm cảnh dân di tản về quê nhưng không được tiếp nhận ở các tỉnh thành mấy ngày qua? Tại sao? 
 
Bởi trong “Zero COVID” ẩn chứa nội hàm vòng kim cô kép: “Kiểm soát số ca nhiễm” và “người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu không kiểm soát được dịch”. Mà “kiểm soát dịch bệnh” ở đây được hiểu nhất quán gồm 2 khía cạnh có quan hệ hỗ tương: GIẢM SỐ CA DƯƠNG TÍNH và PHỦ RỘNG MŨI CHÍCH VACCINE! Như vậy, để bảo vệ sinh mạng chính trị của mình, lãnh đạo Sài Gòn và các tỉnh đành chọn giải pháp tiêu cực nhất là phong tỏa cứng cương vực địa phương mình, không nhận người nhập cư để cắt đứt nguồn lây và xin trung ương phân bổ cho mình càng nhiều vaccine càng tốt. Thế nhưng lại phải hỏi: Tại sao nhiều người dân đã chích đủ vaccine (2 mũi) mà không được chính quyền quê mình đón nhận? Câu trả lời hé lộ một ý, có thể là nền tảng để Sài Gòn và Việt Nam mạnh dạn mở cửa trở lại: CÓ CHÍCH ĐỦ VACCINE CŨNG BỊ NHIỄM VÀ LÂY NHIỄM CHO NGƯỜI KHÁC NHƯ THƯỜNG!

III. Và Nền Kinh Tế Sụp Đổ

Hơn chục vạn công ty trong nước bị phá sản hoặc giải thể trong năm 2021 cùng 32.400 doanh nghiệp (DN) ngừng hoạt động chờ giải thể (trung bình 10.000 DN/tháng) là bức tranh u ám nội tại kinh tế Việt Nam. Về phía doanh nghiệp lớn nước ngoài đến từ Mỹ, Anh, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.., vốn đóng góp 25,7% cho tăng trưởng kinh tế và 19,6% GDP trong năm 2019 cho Việt Nam đồng thời tạo ra 6,1 triệu việc làm, thì nhiều tên tuổi lớn như Nike, Adidas, Puma, Zilingo, Hooker Furniture Corp đã chuyển hoặc sắp sửa chuyển nhà máy cùng dòng vốn đầu tư sang lại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hoặc Bangladesh. Đó chỉ là những tổn thất bề ngoài dễ thấy trước mắt. Về lâu về dài, ưu thế “ổn định chính trị xã hội” một thời nay đã mất sẽ làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin nơi các nhà đầu tư tiềm năng khác, như Apple, Google, Amazon, khiến họ bỏ luôn ý định chuyển từ Trung Quốc sang làm ăn tại Việt Nam. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến kế hoạch tăng trưởng của chính phủ. Theo báo cáo sơ bộ, tăng trưởng trong quý III của cả nước [5] là -6,17%. Nếu không có những biện pháp thích ứng kịp thời, tăng trưởng quý IV có thể cũng sẽ là một con số âm, bởi vì dòng người bỏ về quê từ suốt mùa dịch tới giờ đã tương ứng với sự thiếu hụt khoảng 35% - 37% lực lượng lao động trong các ngành giày da, dệt may, đồ gỗ, lắp ráp điện tử… nêu trên.

Nếu hai cuộc “tị nạn” chưa có tiền lệ ngay trên quê hương Việt Nam bắt nguồn trực tiếp từ chiến lược chống dịch cực đoan lệch hướng và hệ thống an sinh xã hội tê liệt của chính quyền, thì công điện “ai ở đâu ở yên đó” (1063/CĐ-TTg, di tản đợt 1) và “kiểm soát người dân tự phát về quê” ở TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương - Long An (1265/CĐ-TTg, di tản đợt 2) cho thấy nhà chức trách Việt Nam đã tính toán kỹ lưỡng hòng giữ chân cho bằng được lực lượng lao động cho khu vực tăng trưởng trọng yếu này, để tránh đổ vỡ kinh tế, nhưng không thành công. Rõ ràng, đã có lỗi hệ thống ở các khâu hoạch định, chỉ đạo, điều tiết và triển khai chiến lược “Zero COVID” từ trung ương đến địa phương, khiến dân lao động ở khu vực này nghi ngờ, hoang mang, lo lắng, sợ hãi để rồi họ quyết định phải tháo chạy về quê. Tâm lý cản ngăn người ra đi ở 4 địa phương trong khu vực trên và không muốn nhận người trở về ở nhiều địa phương khác là hệ quả tất yếu còn sót lại của chiến lược “Zero COVID” tai hại này, dù trên thực tế nó đã được TTCP Phạm Minh Chính công bố bãi bỏ vào ngày 29/8/2021. Ngày nào mà BCĐ COVID-19 vẫn giữ nguyên tiêu chí “kiểm soát ca nhiễm” để “xử lý người đứng đầu” và chỉ chú trọng “tăng cường phủ vaccine đạt miễn nhiễm cộng đồng” rồi xem nhẹ “điều trị sớm ở tuyến cơ sở”, thì ngày ấy chính phủ còn lúng túng trong việc mở cửa “bình thường mới”, dẫu là khôi phục sản xuất hay phục hồi việc đi lại.

IV. Bài Học Chống Dịch Ở Uttar Pradesh

Việt Nam đã tham khảo nhiều mô hình chống dịch trên thế giới, ngoài WHO và Mỹ (đương nhiên), để xây dựng chiến lược cho riêng mình. Dễ thấy, Trung Cộng, Singapore và Israel là 3 cái tên được chọn. Tựu chung, đó là mô hình “3 trong 1” gồm “Zero COVID”, “Phủ Rộng Vaccine” và “Thẻ Xanh Vaccine”. Do vậy, trước khi tìm hiểu bang Uttar Predesh (Ấn Độ) chống dịch cúm Tàu thế nào, hãy nhìn xem tình hình chống dịch hiện nay ở các quốc gia trên ra sao cái đã. Tình hình Trung Cộng chắc chắn không khả quan với việc chủng ngừa các loại vaccine kém hiệu quả do nước này sản xuất (Sinopharm, Sinovac) trước biến thể Delta, hiện đang bùng phát tại tỉnh Phúc Kiến. Tuy nhiên, trường hợp Tàu Cộng không cần thiết phải bàn sâu vì thiệt ra Việt Nam chỉ sao chép mô hình phong toả cực đoan của nước này là chính (giăng dây, rào kẽm, khoanh vùng, lập chốt, ngăn sông cấm chợ, cách ly tập trung…). 
 
Singapore và Israel là 2 quốc gia có tiềm lực y tế trên thế giới theo đuổi “Zero COVID”, cho nên, họ đã cho tiêm chích vaccine ngừa COVID từ rất sớm và có tỉ lệ phủ vaccine cao hàng đầu thế giới với trên 80% dân số được chích đủ vaccine và một phần không nhỏ đang chích mũi thứ 3. Tính trên lý thuyết, 2 nước này đã đạt ngưỡng “miễn nhiễm cộng đồng”. Thế nhưng, tình hình trong thực tế lại khác. Hiện nay, số ca lây nhiễm, nhập viện, cấp cứu hoặc tử vong ở Singapore và Israel đều xếp đầu thế giới, gây sửng sốt cho nhiều quốc gia học hỏi theo họ [6]. Từ đó, không quá khó khẳng định, mô hình “Zero COVID” quy chiếu hoàn toàn vào vaccine đã thất bại dù có chích bao nhiêu mũi đi nữa, kéo theo “Thẻ Xanh Vaccine” sẽ phải chết lâm sàng theo.

Khác với 2 quốc gia trên, Ấn Độ có tỉ lệ phủ vaccine tương đối thấp (49% mũi 1 và 18% mũi 2). Riêng đối với bang Uttar Pradesh trong đỉnh dịch biến chủng Delta tháng 5 và 6 vừa qua, tỉ lệ tiêm chủng mới chỉ là 5%. Đây là bang có dân số đông nhất Ấn Độ (gần 230 triệu) với nhiều người lao động phải sinh sống trong các dãy nhà lụp xụp hay khu ổ chuột (tương đồng với đặc điểm cư trú của dân nghèo Sài Gòn). 
 
Ngay lúc biến chủng Delta tràn qua Ấn Độ, bang Uttar Pradesh đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Quốc gia Hoa Kỳ (CDC), thông qua WHO, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình và CDC Ấn Độ, để được hỗ trợ về đường hướng chống dịch. Theo thông tin chính thức trên website WHO (Ấn Độ), ngày 5/5/2021, hơn 2.000 đội Phản Ứng nhanh (Rapid Response Team) bang Uttar Pradesh được hình thành, mỗi đội chỉ gồm 2 người chịu trách nhiệm đi tới từng hộ gia đình thuộc 97,941 khu phố, làng xã trong 75 quận, huyện của bang trong 5 ngày liên tiếp để thực hiện 2 việc: (i). Dùng Kit Test Nhanh Kháng Nguyên xét nghiệm những người có triệu chứng nhiễm COVID và (ii). Phát các túi thuốc điều trị sớm cho những ai bị bệnh. 
 
Kết quả là, chỉ sau đó hơn 5 tuần một chút, tức vào ngày 14/6/2021, tỉ lệ ca nhiễm mới đã giảm ngoạn mục đến 97,1%, tức từ 310.783 ca xuống còn chỉ 8.986 ca! Một kết quả không thể ngọt ngào hơn! [7]. Những diễn tiến sau đó 3 tuần thậm chí còn tốt đẹp hơn: Trước ngày 2/7/2021, số ca nhiễm ở Uttar Pradesh đã giảm tới 99% [8]. 
 
Đến 25/8/2021, báo chí Ấn Độ bắt đầu so sánh kết quả thành công của Uttar Pradesh với sự thất bại của bang Kerala tương ứng (35 triệu người). Trong khi Uttar Pradesh có tỉ lệ tiêm chủng chỉ 5%, thì Kerala đã là 20%. Thế mà, số ca nhiễm tính theo ngày của Kerala tăng đến con số 31.445, so với chỉ 22 trường hợp của Uttar Pradesh, trên tổng số ca nhiễm 170.000 ở Kerala so với 345 ở Uttar Pradesh và đặc biệt, số lượng tử vong do COVID ở Kerala là 215 so với 2 của Uttar Pradesh [9]. Một khác biệt không thể bỏ qua!

Thế là, một câu hỏi hết sức quan trọng được đặt ra, điều gì đã tạo nên sự khác biệt đó? Rõ ràng, không thể nói là do các mũi chích vaccine ít hay nhiều, mà ngược lại mới đúng. Sự kỳ diệu phải chăng nằm trong các túi thuốc điều trị sớm? Đúng vậy. Tuy nhiên, có một điều rất kỳ quặc, trước thời điểm 6/8/2021, cả báo chí dòng chính phương Tây lẫn WHO đều im lặng một cách khó hiểu: Họ không hề đả động gì đến thành phần các loại thuốc chứa trong túi hỗ trợ áp dụng ở bang Uttar Pradesh, dù rất lâu trước đó, hôm 7/5/2021, ngay giữa đỉnh dịch, WHO đã công bố đầy lạc quan: “Uttar Pradesh đang đi đến bước cuối cùng chấm dứt dịch COVID” [10] và cam kết sẽ “hỗ trợ bang Uttar Pradesh soạn thảo các báo cáo tổng kết (công tác chống dịch)” [11]. 
 
Sự im lặng khó hiểu đó thiệt ra rất dễ hiểu, bởi vì trong các túi thuốc trên hiện diện một cái tên gây dị ứng cho Fauci, CDC Mỹ, WHO, các Big Pharma và Big Media: IVERMECTIN! [12]. Chính nhờ các túi thuốc này mà vào ngày 12/9/2021, 34 quận huyện của Uttar Pradesh tuyên bố hết COVID và toàn bang chỉ còn 14 ca nhiễm [13]. Cụ thể hơn, theo bác sĩ John Campbell, một nhà khoa học và Youtuber nổi tiếng, trong mỗi túi thuốc bang Uttar Pradesh phát cho các hộ dân gồm những loại thuốc sau [14]:
25aa Paracetamol hoặc Tylenol
25aaVitamin C, Multivitamin, Kẽm & Vitamin D3
25aaIvermectin 12 mg [10 viên]
25aaDoxycycline 100 mg [10 viên].
25aaCác vật dụng phòng dịch khác như khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, găng tay, giấy thấm cồn, nhiệt kế và máy đo nồng độ Ôxy trong máu.

Nghịch lý khó giải thích nhất là liệu trình “Kẽm + Vitamin D3 + Ivermectin + Docycyline” mà Uttar Pradesh (và cả Goa) áp dụng cho ĐIỀU TRỊ SỚM lại không được cả FDA & CDC (Mỹ) lẫn WHO khuyến khích dùng, dù chúng hiệu quả đến như vậy. Thú vị hơn, mỗi túi hỗ trợ trên rất rẻ, chỉ có giá 2,65 đô! Nên biết rằng, gói điều trị COVID nội viện bằng Remdesivir (nhưng không hiệu quả) hiện bên Mỹ là 3.100 usd, tức gần bằng 1.117 túi thuốc vừa nêu [15]. Ấy vậy mà, các túi thuốc nhỏ bé đó đã giúp 59 quận huyện ở Uttar Pradesh không có ca nhiễm mới (tính đến thời điểm 24/9/2021) cùng tỉ lệ dương tính khó tin 0,01% (33 ca dương tính/191.446 mẫu xét nghiệm). Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, KHÔNG CÓ MỘT TRƯỜNG HỢP NÀO BỊ NGỘ ĐỘC TRÊN TOÀN BANG UTTAR PRADESH VỚI LOẠI THUỐC IVERMECTIN 12mg NÀY!

V. Bài Học Nào Cho Việt Nam?

Hãy cùng nhớ lại, ngay khi dịch COVID còn đang hoành hành tại Ấn Độ, ngày 2/8/2021, BYT Việt Nam đã sắp xếp, hướng dẫn cho tập đoàn Vingroup đàm phán mua 500.000 lọ Remdesivir [16] do công ty dược phẩm Cipla (Ấn Độ) sản xuất, dưới sự cho phép của Gilead Sciences (Hoa Kỳ), để về điều trị cho các bệnh nhân nội viện trung bình và nặng. Thử nghĩ coi, nếu Remdesivir thiệt sự hiệu quả, có lẽ Vingroup đã không mua được số thuốc này bởi Ấn Độ sẽ để dành phục vụ cho chiến lược chống dịch ở nước họ. Tương tự, sau lô Remdesivir, “Nhóm phản ứng nhanh về Thuốc và Vaccine” (NPƯN) của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ do Đại sứ Phạm Sanh Châu thành lập lại tiếp tục đàm phán với 6 doanh nghiệp dược phẩm khác của Ấn Độ (đã được MSD cấp phép sản xuất) là Cipla Limited, Dr Reddy’s Laboratories Ltd, Emcure Pharmaceuticals Ltd, Sun Pharmaceutical Industries, Torrent Pharmaceuticals Ltd và Optimus Pharma, để mua tiếp Molnupiravir 400mg và Favipiravir 200mg cho các bệnh nhân nhẹ & vừa điều trị ngoại viện [17]. 
 
Hiện tại, 3 loại thuốc vừa đề cập đều đã được nhập về và được BYT ban hành văn bản hướng dẫn sử dụng [18]. Điều nhiều người băn khoăn là, lẽ nào BYT và NPƯN lại không biết rằng, Molnupiravir và Favipiravir có hiệu quả hết sức hạn chế trong điều trị sớm cho bệnh nhân COVID nhẹ và vừa (như kết quả sử dụng ở Kerala và nhiều bang khác của Ấn Độ cho thấy)? Đặc biệt, lý nào BYT, Vingroup và NPƯN không có thông tin rằng, Remdesivir hầu như không thể chữa khỏi các trường hợp bệnh nặng nhập viện, chưa kể còn gây suy thận (và đa tạng) sau các thử nghiệm pha I thất bại ở Nhật Bản và Trung Cộng (16/5/2020) đến nỗi WHO phải cấm sử dụng 5 tháng sau đó [19]? Có nhứt thiết chúng ta phải nhập các loại thuốc đắt tiền về, chỉ để tiếp tục thử nghiệm trên các bệnh nhân COVID Việt, trong khi Ivermectin đã chứng minh hiệu quả vượt mong đợi (như ở Uttar Pradesh và Goa), thì chúng ta lại lơ là bỏ qua chăng?

So sánh trên tổng thể, Uttar Pradesh có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhất là TP.HCM, ở mật độ cư trú đông đúc, nhiều dãy nhà trọ san sát cho dân lao động sinh sống và mức thu nhập cũng thấp như dân cần lao Sài Gòn. Do đó, mô hình túi thuốc ĐIỀU TRỊ SỚM phát tới từng hộ dân với giá chỉ 2,65 usd (gồm luôn các vật dụng không phải là thuốc khác) mà bang Uttar Pradesh áp dụng thành công ngoạn mục trong việc phòng chống COVID từ ngày 5/5/2021 tới nay, là một tham khảo quý báu cho Việt Nam, xét trên tính hiệu quả và tiết kiệm. 
 
Chính quyền Sài Gòn nên cho áp dụng ngay cách chống dịch không thể tốt hơn này càng sớm càng tốt, sau khi tham vấn với BCĐ COVID-19 Trung ương, bởi lẽ, con đường chống dịch cúm Tàu, không thể và không nên dựa hẳn vào vaccine. Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ lây nhiễm, nhập viện và tử vong ở những nước, những cộng đồng tiêm chủng ĐỦ vaccine lại thường cao hơn những nơi, những cộng đồng chưa chích vaccine, như số liệu ở Anh bạch hóa [20]. 
 
Ngoài ra, nghiên cứu gần đây của tiểu bang California cũng chỉ ra sự thực này: Các cá nhân đã tiêm vaccine dễ bị nhiễm các biến thể SARS-CoV-2 hơn những người chưa chích và xu hướng “kháng vaccine” cũng tăng lên tương ứng với tốc độ phủ vaccine trong cộng đồng dân chúng [21]. Điều này không có gì mới lạ. Vi trùng “lờn” kháng sinh ra sao thì chúng cũng “kháng” vaccine như vậy, theo cơ chế “Tăng Cường Phụ Thuộc Kháng Thể” (ADE, Antibody-Dependent Enhancement), nếu cứ tiếp tục tiêm chủng đại trà. Biết bao nhà khoa học đã lên tiếng về hiện tượng nguy hiểm trên, trong đó có nhà bác học Luc Montagnier, khôi nguyên Nobel Y khoa năm 2008. Dự án “Project Salus” mới nhất của Ngũ Giác Đài, cộng tác với Trung Tâm Hỗn Hợp Trí Tuệ Nhân Tạo (Hoa Kỳ) và Humetrix, đã một lần nữa khẳng định: Phần lớn bệnh nhân nhập viện đều đã chích vaccine và tiêm chích đại trà sẽ tạo ra các biến chủng SARS-CoV-2 mạnh mẽ hơn qua cơ chế ADE, do vậy sẽ làm tăng lây nhiễm & bùng phát dịch bệnh [22].

Từ những số liệu dẫn chứng trên, phải chăng “Miễn Nhiễm Cộng Đồng”, nếu có, chỉ được hình thành từ một tiến trình kép gồm Miễn Nhiễm Tự Nhiên sau khi khỏi bệnh và Miễn Nhiễm Do Vaccine? Nếu như vậy, đã đến lúc chính phủ cần tập trung nhiều hơn cho khâu điều trị, nhất là điều trị sớm ở phân tuyến cơ sở, từ chỉ đạo chống dịch cho tới thông tin báo chí. Không thể để người dân bị ám ảnh bởi mô-tuýp tuyên truyền theo kiểu, hễ cứ nghe “COVID” là liên tưởng ngay tới vaccine, máy thở và chết chóc. 
 
Rất nhiều các nhà khoa học uy tín và y bác sĩ tuyến đầu đã khẳng định, tỉ lệ sống sót trung bình của người mắc cúm Tàu, bất kể biến chủng, là 99,7% tuỳ lứa tuổi, như số liệu nghiên cứu của giáo sư nổi tiếng John Ioannidis thuộc ĐH Stanford đã minh chứng [23]. Một tỉ lệ tử vong thấp như vậy không đáng cho BCĐ COVID-19 phải luôn thấp thỏm lo sợ đếm số ca nhiễm được. Số ca nhiễm không quan trọng bằng tỉ lệ tử vong trên số ca nhiễm. Nếu BCĐ COVID-19 cũng tư duy như vậy thì chiến lược mới đúng nghĩa “Sống Chung Với COVID”. Hễ ai bị lây nhiễm thì được/tự điều trị sớm, theo nhiều phác đồ, trong đó phác đồ "Uttar Pradesh" là phù hợp cho Việt Nam nhất. 
 
Hơn nữa, "Sống Chung Với COVID" cũng ngầm ám chỉ, BCĐ COVID-19 nên bắt đầu xem cúm Tàu như bệnh đặc hữu, cho dù WHO chưa công bố bỏ đại dịch. Điều đó dẫn tới, ai muốn tiêm vaccine thì để họ tiêm, không bắt buộc (vì kháng thể do vaccine giảm mạnh sau 3-4 tháng, cần phải chích bổ sung). Còn lại, tập trung cho thuốc điều trị đối với người nhiễm bệnh. Miễn nhiễm tự nhiên ở những người bớt bệnh và miễn nhiễm do vaccine kết hợp cùng nhau, tạo nên miễn nhiễm cộng đồng. Từ đó, "Thẻ Xanh COVID", mà hàm nghĩa chủ yếu là vaccine, sẽ không còn phù hợp nữa, cần bãi bỏ. 
 
Việt Nam không cần dùng “Thẻ Xanh COVID” để kiểm soát người dân như các nước khác, vì hộ khẩu trước đây và căn cước công dân hiện nay đã quá đủ cho chính phủ thực hiện điều này. Như vậy, với mô hình "Vaccine Tự Nguyện + Điều Trị Sớm + Giãn Cách 5K + Bỏ Thẻ Xanh COVID", Việt Nam dễ dàng "bình thường mới" với điều kiện, mọi chính sách phải được trung ương đề ra để mang tính nhất quán, không cục bộ.

V. Vài Dòng Kết Luận

Trong mô hình chống dịch COVID thành công ở bang Uttar Pradesh, có sự điều phối, giám sát và cộng tác chặt chẽ của WHO cùng CDC Mỹ. Do đó, không thể nói 2 tổ chức quan trọng bậc nhất phụ trách chiến lược chống dịch thế giới này không biết gì về phác đồ điều trị hữu hiệu đã nêu ở trên. CDC Mỹ và WHO giữ im lặng trong thời gian dài là bởi vì trước đây, chính họ khuyến cáo không được dùng IVERMECTIN để điều trị COVID bởi e ngại rằng loại thuốc này sẽ gây độc cho cơ thể người dùng. Từ các phát ngôn chuyên môn của họ, báo chí dòng chính cùng các nền tảng mạng xã hội Big Tech bắt đầu kiểm duyệt, ẩn bài, khóa danh khoản của rất nhiều người dùng bàn về hiệu quả khó bác bỏ của Ivermectin trong một thời gian dài. 
 
Nay, Microsoft News đã chịu đưa tin mở đầu khen các túi thuốc kỳ diệu ở bang Uttar Pradesh, hy vọng trong tương lai gần, WHO và CDC, Big Media và Big Tech sẽ không nhắm mắt ngó lơ nữa mà sẽ sớm công nhận mô hình chống dịch ở bang này. Rất có thể, Uttar Pradesh sẽ được thế giới công nhận là mô hình chống COVID thành công nhất và tiết kiệm nhất. Nếu thế, Ivermectin sẽ được giải oan, từ một loại thuốc bị tuyên truyền là “nguy hiểm” trở thành loại dược phẩm trị COVID an toàn còn hơn cả Tylenol, từ một loại thuốc bị báo chí Mỹ chê là dùng cho ngựa sẽ trở thành thuốc trị cúm Tàu không thể thiếu. Cũng vậy, đã đến lúc nhớ lại và khẳng định rằng, các bác sĩ George Fareed, Peter McCullough, và Harvey Risch đã đúng khi điều trần ở Thượng viện Hoa Kỳ hôm 19/11/2020. Lúc đó họ đã nói rằng, ĐIỀU TRỊ NGOẠI VIỆN SỚM (chứ không phải tiêm vaccine) là vô cùng cần thiết vì sẽ cứu hàng trăm ngàn người Mỹ khỏi tử vong. Tuy nhiên, CDC và Fauci đã không nghe theo, dẫn tới WHO khuyến nghị sai lệch với các nước rằng, chỉ có chích vaccine mới dập tắt được đại dịch.

Đây cũng là lúc nhận ra rằng, các bài báo trước đây thuộc truyền thông dòng chính đã chà đạp, bóp méo sự thật không thương tiếc về Ivermectin, một loại thuốc được chứng thực AN TOÀN và HIỆU QUẢ trong điều trị COVID ở bang Uttar Pradesh như đã nói.
 
Ngoài ra, chúng còn gợi nhớ đến bà bác sĩ tài năng Tess Lawrie với bài phân tích tổng hợp bình duyệt về Ivermectin có điểm Altmetric rất cao (26.697, xếp thứ 8/18 triệu ấn phẩm được trích dẫn nhiều nhất). Bà đã viết: “Các chứng cứ gần như chắc chắn chỉ ra rằng, việc sử dụng Ivermectin sẽ làm giảm số ca tử vong COVID-19. Sử dụng Ivermectin trong điều trị lâm sàng cũng sẽ giúp giảm các ca chuyển nặng. Tính hiệu quả và chi phí thấp cho thấy Ivermectin có tác động quan trọng đối với đại dịch SARS-CoV-2 toàn cầu” [24]. 
 
Cũng vậy, phải nhớ luôn tới bác sĩ nổi tiếng Pierre Kory với bài báo nghiên cứu bình duyệt xếp thứ 38/18.000.000 ấn phẩm được trích dẫn nhiều nhất. Ông đã kết luận như sau trong bài viết này: “Tóm lại, nhiều ví dụ về việc sử dụng Ivermectin dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng, cả tỉ lệ mắc bệnh lẫn tỉ lệ tử vong trong cộng đồng, chỉ ra rằng, viên thuốc uống này có hiệu quả trong tất cả các giai đoạn điều trị COVID” [25]. 
 
Như vậy, các nhà khoa học uy tín, hàng chục ngàn các y bác sĩ tuyến đầu và bang Uttar Pradesh đã áp dụng phác đồ điều trị COVID có Ivermectin và đã thành công rất ấn tượng. 
 
Khi nào Việt Nam cho sử dụng Ivermectin để thực sự “bình thường mới” đây? Một Hờ-Rin, Bí thư quận 6 hay một Thanh Hiền, Chủ tịch huyện Củ Chi “xé rào” thôi thì chưa đủ cho Việt Nam vừa chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế. Phải áp dụng mô hình Uttar Pradesh ở cấp quốc gia thì may ra. Quả banh đã được trao cho Bộ Y tế Việt Nam.
*** 
 
Lami Nguyễn Hoàng Dũng
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn