Nhật Bản: Đảng cầm quyền kêu gọi tăng mạnh ngân sách quân sự

Thứ Tư, 13 Tháng Mười 20216:05 SA(Xem: 3279)
Nhật Bản: Đảng cầm quyền kêu gọi tăng mạnh ngân sách quân sự
rfi.fr

Nhật Bản: Đảng cầm quyền kêu gọi tăng mạnh ngân sách quân sự

Thùy Dương


Ảnh minh họa: Khu trục hạm chở trực thăng Nhật Bản JS Ise (hàng 1, trái) cùng tập trận với các nhóm tác chiến tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth (hàng 1, phải) và Mỹ USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson tại Biển Philippines ngày 03/10/2021.

Ảnh minh họa: Khu trục hạm chở trực thăng Nhật Bản JS Ise (hàng 1, trái) cùng tập trận với các nhóm tác chiến tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth (hàng 1, phải) và Mỹ USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson tại Biển Philippines ngày 03/10/2021. AP - Gray Gibson

Trong chương trình tranh cử cho kỳ bầu cử lập pháp ngày 31/10/2021, đảng bảo thủ cầm quyền ở Nhật Bản hôm nay 13/10/2021 kêu gọi tăng đáng kể chi tiêu quân sự. Tokyo đang lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc và mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bộ Quốc Phòng Nhật Bản muốn Quốc Hội thông qua một khoản ngân sách tương đương 50 tỷ đô la cho năm tài chính tới đây.

 Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles cho biết thêm chi tiết : 

« So với chi tiêu quân sự của Trung Quốc, vốn đã tăng lên gấp 30 lần chỉ sau một phần tư thế kỷ, chi tiêu quân sự của Nhật Bản chỉ nhỏ bằng cỡ một cây cảnh bonsai, một cái cây tí hon. Năm tới, lần đầu tiên chi tiêu quân sự của Nhật có thể vượt ngưỡng 1% GDP. Đồng minh Mỹ, cũng là nước bảo vệ Nhật Bản, kêu gọi Tokyo tăng cường năng lực răn đe quân sự. Về lâu dài, đảng bảo thủ cầm quyền ở Nhật muốn tăng ngân sách quốc phòng lên ngang mức của các nước NATO, tức là vượt ngưỡng 2% GDP. 

Giống như Hoa Kỳ, Nhật Bản ngày càng lo ngại về thái độ hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc đối với Đài Loan. Lần đầu tiên, Tokyo xác định mối liên hệ trực tiếp giữa an ninh của Nhật Bản và của Đài Loan. Đảng bảo thủ Nhật Bản đã mở một cuộc đối thoại an ninh với các dân biểu Đài Loan, bởi họ tin rằng một sự cố nghiêm trọng ở Đài Loan có thể sẽ là mối nguy đe dọa sự tồn tại của Nhật Bản.  

Trong khi chờ đợi, Tokyo ngày càng hội nhập vào chiến lược tấn công của Mỹ bất chấp những giới hạn trong Hiến pháp chủ hòa của Nhật Bản. Thế nhưng, giới doanh nghiệp Nhật Bản không muốn nước này có một chiến lược tấn công mạnh mẽ hơn, đặc biệt khi chiến lược này lại nhắm tới một nước Trung Quốc vốn đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản. » 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn