10 điểm chính trong tuyên bố chung của Bộ Tứ (Quad) sau cuộc họp thượng đỉnh

Thứ Hai, 27 Tháng Chín 202111:51 SA(Xem: 2604)
10 điểm chính trong tuyên bố chung của Bộ Tứ (Quad) sau cuộc họp thượng đỉnh

Lâm Nghiên.

10-diem-chinh

Các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh “Đối thoại An ninh Bộ Tứ” (Quad) trực tiếp đầu tiên tại Nhà Trắng vào thứ Sáu (24/9) và đã đưa ra một tuyên bố chung. Tuyên bố tập trung vào 10 vấn đề chính và nhiều lần chĩa mũi kiếm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong các vấn đề như vắc-xin chất lượng cao, cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn cao, mạng 5G an toàn, hợp tác không gian mạng và duy trì sự ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trong tuyên bố chung, nguyên thủ 4 nước cho biết, trong thời điểm mang tính lịch sử này, 4 nước một lần nữa ra sức vì quan hệ đối tác qua lại, và đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở.

Tuyên bố cho biết “Thượng đỉnh 4 bên được là một cơ hội, để chúng tôi và thế giới chú ý trở lại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, chú ý đến viễn cảnh mà chúng tôi hy vọng thực hiện được. Cùng nhau dốc sức thúc đẩy tự do, cởi mở, lấy quy tắc làm nền tảng, nắm chắc luật pháp quốc tế, không sợ đe dọa, để tăng cường an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và các khu vực khác.” 

“Chúng tôi ủng hộ pháp trị và tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, cũng ủng hộ giá trị quan dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.”

Nguyên thủ 4 nước còn cho biết, họ hoan nghênh hợp tác chiến lược EU – Ấn Độ-Thái Bình Dương được đưa ra vào tháng 9/2021.

Ứng phó COVID-19
Tuyên bố cho biết, để ứng phó với dịch bệnh, 4 nước thành lập “Nhóm chuyên gia vắc-xin Bộ Tứ” (Quad Vaccine Experts Group), được hợp thành từ các chuyên gia hàng đầu đến từ chính phủ các nước. “Phụ trách xây dựng mối quan hệ vững chắc đồng thời điều chỉnh kế hoạch của chúng ta một cách tốt hơn, để hỗ trợ an ninh y tế và ứng phó COVID-19 ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.”

“Từ hội nghị lần đầu tiên đến nay, chúng tôi đã có được tiến triển rất lớn trong phương diện ứng phó với một số thách thức cấp bách nhất toàn cầu: COVID-19 lưu hành, khủng hoảng khí hậu và cả công nghệ quan trọng và mới nổi.”

“Đến nay, là một phần của những cam kết này, chúng tôi đã cung cấp cho các nước khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương gần 79 triệu liều vắc-xin an toàn, có hiệu quả và đảm bảo chất lượng.”

Tuyên bố còn nhắc đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ tăng cường sản xuất vắc-xin vào cuối năm nay. 

Tuyên bố cho biết, Ấn Độ tuyên bố từ tháng 10/2021 sẽ khôi phục lại xuất khẩu vắc-xin COVID-19 an toàn và có hiệu quả. Nhật Bản sẽ tiếp tục thông qua “Khoản vay hỗ trợ ứng phó khẩn cấp nguy cơ COVID-19” trị giá 3,3 tỷ đô la Mỹ để giúp đỡ đối tác hợp tác khu vực mua vắc-xin. Úc sẽ cung cấp khoản viện trợ 212 triệu đô la Mỹ dùng cho mua vắc-xin cho khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. 

Trước đó từng có phân tích chỉ ra, hợp tác vắc-xin 4 nước nhằm ứng phó với chính sách “ngoại giao vắc-xin” vô trách nhiệm của ĐCSTQ. Ngoại trưởng Mỹ Blinken hồi tháng 3 từng lên án ngoại giao vắc-xin của ĐCSTQ kèm theo điều kiện phụ, lấy sức khỏe của người dân làm cái giá để chơi đùa chính trị. Ông nhấn mạnh, ngoại giao vắc-xin của ĐCSTQ là có “kèm điều kiện, đưa ra yêu cầu nhất định, hoặc đưa ra yêu cầu mạnh mẽ hơn đối với các nước khác”, những quốc gia này đáp ứng yêu cầu thì mới có thể nhận được vắc-xin

Tuyên bố chung của 4 nguyên thủ cũng cho biết, “Chúng tôi cũng sẽ tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thử nghiệm lâm sàng và giám sát bộ gen để đẩy nhanh việc chấm dứt đại dịch (virus) này và thiết lập an toàn sức khỏe và tốt hơn nữa.”

Giải quyết khủng hoảng khí hậu
Tuyên bố cho biết, 4 nước đã phối hợp cùng nhau ứng phó khủng hoảng khí hậu, cố gắng kiểm soát mức độ tăng của nhiệt độ (so với trước thời điểm công nghiệp hóa) ở mức 1,5 độ C (2,7 độ F).

“Chúng tôi sẽ hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng năng lượng sạch có trách nhiệm và có tính linh hoạt, đồng thời củng cố cơ sở hạ tầng chống thiên tai và liên minh hệ thống thông tin khí hậu. 4 nước sẽ cùng nỗ lực để đạt được thành công tại COP26 (Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021) và Thượng đỉnh G20, nhằm đảm bảo hoài bão về khí hậu và mức độ sáng tạo mới cần thiết hiện nay.”

Hợp tác công nghệ quan trọng và công nghệ mới nổi, xây dựng mạng 5G an toàn

Tuyên bố cho biết, “Chúng tôi xây dựng mối quan hệ hợp tác về phương diện công nghệ kỹ thuật quan trọng và mới nổi, để đảm bảo phương thức thiết kế, phát triển, quản trị và sử dụng khoa học kỹ thuật chịu ảnh hưởng bởi giá trị quan chung của chúng tôi và tôn trọng giá trị nhân quyền phổ quát. Chúng tôi đang hợp tác cùng các ngành nghề, thúc đẩy mạng 5G và siêu 5G an toàn, cởi mở và minh bạch; đồng thời hợp tác với hàng loạt đối tác để thúc đẩy sáng tạo mới và mở rộng các nhà cung cấp và phương pháp cung cấp đáng tin cậy.”

Tuyên bố còn cho biết, Bộ Tứ sẽ cùng nỗ lực thúc đẩy hợp tác công – tư, “Về phương diện chế định tiêu chuẩn kỹ thuật, chúng tôi sẽ xây dựng các nhóm liên lạc của các ngành nghề đặc biệt, nhằm thúc đẩy một phương pháp cởi mở, bao dung, doanh nghiệp tư nhân làm chủ đạo, bao phủ lợi ích của nhiều bên liên quan và dựa trên đồng thuận. Chúng tôi sẽ phối hợp và hợp tác trong các tổ chức tiêu chuẩn đa phương như Liên minh Viễn thông quốc tế.”

Chuỗi cung ứng công nghệ kỹ thuật và nguyên liệu quan trọng
Tuyên bố còn cho biết, 4 nước đang giải quyết vấn đề chuỗi cung ứng công nghệ kỹ thuật và nguyên liệu quan trọng bao gồm cả bán dẫn, đồng thời nhắc lại cam kết tích cực của 4 nước đối với chuỗi cung ứng công nghệ kỹ thuật quan trọng có tính linh hoạt, đa dạng hóa và an toàn, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của minh bạch và lấy thị trường làm hướng phát triển các biện pháp và chính sách hỗ trợ của chính phủ.

“Chúng tôi đang theo dõi xu thế tương lai của công nghệ kỹ thuật quan trọng và mới nổi, bắt đầu từ công nghệ sinh học, đồng thời xác định cơ hội hợp tác liên quan,” tuyên bố cho biết. “Hôm nay chúng tôi còn công bố nguyên tắc Bộ Tứ liên quan đến thiết kế, phát triển, quản trị và sử dụng công nghệ kỹ thuật. Chúng tôi hy vọng điều này không chỉ có thể dẫn dắt khu vực này mà còn có thể dẫn dắt thế giới hướng đến sự sáng tạo mới có trách nhiệm, cởi mở và tiêu chuẩn cao.”

Hợp tác cơ sở hạ tầng
Ngoài ra, Bộ Tứ còn cho biết, một quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng Quad mới sẽ được thiết lập, đồng thời sẽ họp định kỳ để điều phối công việc, vạch ra nhu cầu cơ sở cho khu vực này, đồng thời điều phối nhu cầu và cơ hội của khu vực. “Chúng tôi sẽ hợp tác cung cấp viện trợ khoa học công nghệ, cung cấp công cụ đánh giá cho đối tác trong khu vực, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng bền vững. Chúng tôi hỗ trợ công tác cơ sở hạ tầng của G7, đồng thời chờ đợi hợp tác với đối tác cùng chí hướng, bao gồm cả Liên minh châu Âu.”

“Chúng tôi tái khẳng định các nguyên tắc đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao của G20 và sẽ đổi mới nỗ lực cung cấp cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn cao ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương,” tuyên bố cho biết. “Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ủng hộ nước chủ nợ chính cung cấp khoản nợ cởi mở, công bằng và minh bạch, phù hợp với các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm tính bền vững của khoản nợ và trách nhiệm giải trình, đồng thời kêu gọi tất cả các chủ nợ tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn này.”

Những phát biểu này được ngoại giới coi như một thanh gươm chỉ vào sáng kiến ”Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ. Các dự án cơ sở hạ tầng “Vành đai và Con đường” đã bị các nước phương Tây lên án mạnh mẽ trong những năm gần đây và bị cáo buộc là “bẫy nợ” của ĐCSTQ. Các hợp đồng mà ĐCSTQ và các nước đối tác ký kết không minh bạch, và nhiều nước nhỏ đã rơi vào khủng hoảng nợ nần chồng chất do sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Hợp tác không gian mạng
Tuyên bố cho biết, 4 nước bắt đầu hợp tác phát triển mới về không gian mạng, đồng thời cam kết cùng nỗ lực tấn công các mối đe dọa trên mạng, nâng cao tính linh hoạt và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của Bộ Tứ. “Trong lĩnh vực không gian vũ trụ, chúng tôi sẽ tìm kiếm cơ hội hợp tác mới và chia sẻ dữ liệu vệ tinh để dùng cho mục đích hòa bình. Ví dụ như giám sát biến đổi khí hậu, ứng phó thảm họa và sử dụng tài nguyên biển một cách bền vững, cho đến ứng phó với những thách thức trong lĩnh vực chia sẻ chung.”

Khởi động học bổng Bộ Tứ
Tuyên bố cho biết, “Chương trình học bổng thí điểm này sẽ cung cấp 100 học bổng sau đại học cho các sinh viên sau đại học về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học hàng đầu ở 4 quốc gia. Thông qua Học bổng Bộ Tứ (Quad Fellowship), nhân tài STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) thế hệ tiếp theo của chúng ta sẽ chuẩn bị sẵn sàng dẫn dắt Quad và các đối tác cùng chí hướng khác hướng đến đổi mới, định hình tương lai chung của chúng ta.”

Tân công chủ nghĩa khủng bố
Tuyên bố cũng cho biết, tại Nam Á, 4 nước sẽ phối hợp chặt chẽ các chính sách đối ngoại, kinh tế và nhân quyền ở Afghanistan, đồng thời sẽ làm sâu sắc hơn hợp tác chống khủng bố và chủ nghĩa nhân đạo trong những tháng tới theo Nghị quyết 2593 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

“Chúng tôi sát cánh cùng nhau để hỗ trợ người dân Afghanistan, kêu gọi Taliban cung cấp lối đi an toàn cho bất kỳ ai muốn rời khỏi Afghanistan và đảm bảo rằng các quyền con người của tất cả người dân Afghanistan, bao gồm phụ nữ, trẻ em và các dân tộc thiểu số, được tôn trọng.”

Tăng cường hòa bình ổn định khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Tuyên bố cho biết 4 nước sẽ nỗ lực gấp đôi để đảm bảo rằng Quad trở thành lực lượng vì hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. “Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật pháp quốc tế được điều chỉnh bởi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), để ứng phó với những thách thức đối với trật tự hàng hải dựa trên luật lệ, bao gồm cả những thách thức ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.”

Phi hạt nhân hóa Triều Tiên
Tuyên bố cho biết, 4 nước tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và khẳng định sự cần thiết phải giải quyết ngay vấn đề những người Nhật Bản bị bắt cóc. “Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các nghĩa vụ của Liên Hiệp Quốc và kiềm chế các hành động khiêu khích. Chúng tôi cũng kêu gọi Triều Tiên tham gia vào các cuộc đối thoại có tính thực chất.”

Ngoài ra 4 nước còn kêu gọi quân đội Myanmar chấm dứt bạo lực, thả tất cả các tù nhân chính trị.

Theo Lâm Nghiên

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn