Đức muốn EU nhận vào sáu nước Balkans gồm cả Serbia, Albania và Kosovo

Thứ Bảy, 10 Tháng Bảy 202111:58 SA(Xem: 3486)
Đức muốn EU nhận vào sáu nước Balkans gồm cả Serbia, Albania và Kosovo
bbc.com

Đức và Pháp muốn mở rộng EU để nhận thêm sáu nước Balkans


Đức muốn EU nhận vào sáu nước Balkans gồm cả Serbia, Albania và Kosovo

Statue of Alexander the Great in Skopje

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tượng Alexander Đại đế ở Skopje, thủ đô Bắc Macedonia

Tại một hội nghị trực tuyến do Đức chủ trì, lãnh đạo nước này cùng Pháp và EU nêu lại cam kết thu nhận tân thành viên EU ở vùng Tây Balkans.

Phát biểu hôm 05/07 tại hội nghị ở Berlin, với khách mời là nguyên thủ quốc gia Serbia, Albania, Bắc Macedonia, Bosnia-Herzegovina, Montenegro và Kosovo, thủ tướng Angela Merkel nêu quan điểm rằng EU cần nhận các nước này vào làm thành viên trong tương lai.

Một cam kết như vậy đã được nêu ra ngay sau khi Chiến tranh Nam Tư kết thúc, và được EU nhắc lại năm 2004.

Ủng hộ quan điểm này, nữ Chủ tịch Ủy ban EU, bà Ursula von der Leyen (người Đức), nói mở rộng EU sang vùng Tây Balkans là "mục tiêu chiến lược", theo Reuters.

Tổng thống Pháp, ông Emmanuel Macron cũng ngay lập tức nêu cam kết tương tự.

Để ngăn ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc?

Bà Merkel, thủ tướng sắp nghỉ hưu của Đức nói rằng "việc mở rộng EU tại vùng Tây Balkans nằm trong quyền lợi của khối".

Dù không nhắc đến Trung Quốc, Nga lời của bà có ý nói về nhu cầu của EU ngăn chặn ảnh hưởng của hai nước bên ngoài EU ở khu vực này, theo Reuters.

Serbia

Nguồn hình ảnh, David Bathgate

Chụp lại hình ảnh,

Các cô gái Serbia mặc trang phục truyền thống đi lễ của Chính Thống giáo tại tu viện Zitomislic

EU không nêu ra lịch trình cụ thể cho việc để sáu quốc gia còn nghèo và có nhiều vấn đề gia nhập EU vì tiến trình này phụ thuộc vào bước tiến của cải cách ở từng nước.

Slovenia, một trong hai nước thuộc Liên bang Nam Tư cũ nay là thành viên EU (cùng Croatia) cho rằng viễn cảnh gia nhập EU sẽ giúp các nước Tây Balkans đẩy nhanh cải cách pháp quyền, dân chủ và xã hội dân sự.

Nhưng những ý kiến phê phán tiến trình này nêu ra những tệ nạn nghiêm trọng như mafia làm ăn với chính khách, tham nhũng và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở một số nước trong vùng.

Bosnia-Hercegovina, Albania và Kosovo có đa số dân theo Hồi giáo, và được cho là các nước "xuất khẩu" chiến binh cho tổ chức tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông.

Cùng lúc, tại Serbia và Montenegro, hai nước có đa số dân chia sẻ di sản Chính thống giáo với Nga, ảnh hưởng của Nga còn khá mạnh.

"Thách thức chủ chốt cho vùng Tây Balkans vẫn còn (kể từ sau Chiến tranh Lạnh). Tham nhũng tiếp tục gây họa cho các nước trong khu vực vốn bất ổn, một phần vì các băng đảng tội phạm hấp dẫn dân chúng, một phần vì nền chính trị dân tuý.

Các mạng lưới tội phạm có tổ chức, khủng bố và giới chính trị gắn kết với nhau chặt chẽ, cùng tồn tại khoẻ mạnh. Ví dụ của vụ tấn công khủng bố gần đây ở Vienna là một bằng chứng. Nền kinh tế của một số nước như Kosovo hoàn toàn do băng đảng tội ác kiểm soát và chúng tác động cả đến tiến trình chính trị."

Với trường hợp của Kosovo, quốc gia tách ra từ một tỉnh của Serbia thuộc Nam Tư cũ, hiện không có đồng thuận trong EU về quy chế tân thành viên tương lai của quốc gia 1,8 triệu dân này.

Cho đến đầu năm 2021, Slovakia, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Cyprus và Tây Ban Nha vẫn không công nhận Kosovo về mặt ngoại giao và phản đối việc mời nước này vào EU.

Chụp lại hình ảnh,

Hồi năm 2017, thủ tướng Serbia Ana Brnabić nói với BBC rằng nước bà "không hề chịu ảnh hưởng của TQ

Bên cạnh các vấn đề địa chính trị, kinh tế và ngoại giao đó, dịch Covid đang tàn phá những xã hội Tây Balkans.

Các nước bên ngoài như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và TQ đang dùng "ngoại giao Covid" để tác động đến Tây Balkans.

Hồi tháng 3/2020, đón chuyến bay chở khẩu trang, dụng cụ y tế và sáu bác sĩ Trung Quốc đáp xuống Belgrade, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã hôn lá cờ Trung Quốc.

Theo Arminka Helic viết trên trang Politico tháng 6/2021 về vùng Tây Balkans, trên thực tế "không có tiến triển gì trong quá trình mở rộng EU sang khu vực hậu Nam Tư", vì rất nhiều lý do.

Nếu các nước bên ngoài còn bất đồng ngoại giao về Tây Balkans, thì ngay tại các quốc gia vùng này vẫn có các hiềm khích lịch sử và lợi ích chính trị khác nhau.

Ví dụ Montenegro về phe Nga để "cản phá chủ quyền của Bosnia-Hercegovina" trên trường quốc tế.

Nga tiếp tục cung cấp vũ khí cho Serbia, nước đông dân nhất ở Tây Balkans (6,9 triệu), và can thiệp vào chính trị Bắc Macedonia, theo tác giả Helic, người gốc Nam Tư, cựu cố vấn trong ngành ngoại giao Anh.

Mới đây nhất, Đức cam kết giúp vùng Tây Balkans ngay 3 triệu liều vaccine chống Covid.

Thế nhưng giới quan sát cho rằng sau khi Anh ra khỏi EU, các nước lớn nhất còn lại như Đức, Pháp...cần nhiều thời gian để tăng ảnh hưởng của họ và của EU tại khu vực có lịch sử phức tạp này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn