'Bước đi quyết định' của Thụy Điển với NATO

Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai 20205:00 CH(Xem: 3659)
'Bước đi quyết định' của Thụy Điển với NATO

Đa số các thành viên trong Quốc hội Thụy Điển ủng hộ việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào một thời điểm thích hợp trong tương lai, sau khi những người theo chủ nghĩa dân túy của đảng Dân chủ Thụy Điển đã thay đổi quan điểm phản đối gia nhập liên minh quân sự.

Chú thích ảnh
Quân đội Thụy Điển phối hợp tập trận cùng NATO ở đông bắc Thụy Điển vào tháng 3/2019. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin RT (Nga), đảng này đã không thay đổi quan điểm của mình về NATO do những giá trị tương xứng của liên minh này. Tuy nhiên, họ muốn đưa chính sách quốc phòng của Thụy Điển phù hợp với chính sách quốc phòng của quốc gia láng giềng Phần Lan. Phần Lan cũng không phải là thành viên của NATO, nhưng quốc gia này vẫn duy trì lập trường “lựa chọn NATO”.

“Chúng tôi từ lâu đã chủ trương tham gia vào một liên minh quốc phòng với Phần Lan và đang từng bước thực hiện quyết định đó”, Chủ tịch đảng Dân chủ Thụy Điển Kimmie Akesson nói với tờ Aftonbladet Daily. “NếuThụy Điển tuyên bố lựa chọn NATO, giống như Phần Lan, chúng tôi sẽ tăng cường an ninh trong khu vực ngay lập tức”, ông nói thêm.

Trong khi đó, thành viên đảng Dân chủ, Roger Richthoff nói với Reuters rằng Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội sẽ kêu gọi chính phủ thông qua “lựa chọn NATO” vào tuần tới. Tuy nhiên, chính phủ liên minh Thụy Điển không ủng hộ lựa chọn này. 

Mặc dù Thụy Điển không phải là thành viên của NATO nhưng quân đội thường xuyên hợp tác với các lực lượng của liên minh quân sự này. Cả Thụy Điển và Phần Lan đều đã tham gia cuộc tập trận Trident Juncture ở vùng Scandinavian của NATO vào năm 2018 và các cuộc tập trận “Phản ứng lạnh” của liên minh vào tháng 3/2020, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát khiến cuộc tập trận phải hủy bỏ.

Kể từ năm 2016, Thụy Điển cũng đã cho phép các thành viên NATO tập trận trong khu vực của mình và triển khai binh lính tại đây nếu quốc gia này bị đe dọa. Quốc gia vùng Scandanavian cũng đã đưa binh lính đến hỗ trợ các sứ mệnh của NATO ở nước ngoài, triển khai binh lính tới Afghanistan, Bosnia, Kosovo và Libya. Về phần mình, NATO cho biết họ chỉ coi mối quan hệ với Thụy Điển là “không có gì ngoài trung lập”. 

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO được thành lập vào năm 1949. NATO hiện có 30 quốc gia thành viên. Chỉ có 6 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) không phải là thành viên NATO, bao gồm Áo, Cyprus, Phần Lan, Ireland, Malta và Thụy Điển.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn