Nhật có thể điều lực lượng hỗ trợ Australia nếu bị tấn công

Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 20208:00 SA(Xem: 3107)
Nhật có thể điều lực lượng hỗ trợ Australia nếu bị tấn công

Thủ tướng Nhật và Australia nhất trí việc tăng cường hỗ trợ an ninh lẫn nhau trong bối cảnh hai nước chia sẻ quan ngại về bất ổn "nghiêm trọng" ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Thỏa thuận Tiếp cận Tương hỗ (RAA) giúp củng cố mối quan hệ hợp tác về mặt quốc phòng giữa Nhật BảnAustralia, trong bối cảnh nước đồng minh Mỹ trải qua quá trình chuyển giao lãnh đạo, và Trung Quốc đang bành trướng sức ảnh hưởng trong khu vực.

"Tôi xin tuyên bố hai nước đã nhất trí về mặt nguyên tắc đối với một thỏa thuận tiếp cận có tính tương hỗ, với mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ đối tác an ninh - quốc phòng giữa Nhật Bản và Australia ", Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga nói trong buổi họp báo hôm 17/11.

Hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý về nhu cầu xây dựng cơ chế để Tokyo có thể điều động lực lượng tự vệ hỗ trợ quân đội Australia nếu bị tấn công, theo Reuters.

thoa thuan Nhat Australia anh 1

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và người đồng cấp Australia Scott Morrison trong buổi họp báo hôm 17/11. Ảnh: Reuters.

Thỏa thuận ký kết với Australia ngày 17/11 cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1960 mà Tokyo đề cập đến việc cho quân đội nước ngoài đến đồn trú tại Nhật Bản. Trước đó, đồng minh duy nhất của Nhật được hưởng đối đãi này là Mỹ.

"Sự hợp tác về an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Australia ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng, bởi cả hai nước đều có năng lực và thiện chí muốn đóng góp vào sự hòa bình và ổn định của khu vực", ông Suga nói thêm.

"Quan hệ đối tác chiến lược giữa Nhật Bản và Australia trở nên chặt chẽ hơn bởi hai nước đã đạt được sự đồng thuận đối với một hiệp ước quốc phòng mang tính bước ngoặt", Thủ tướng Australia Scott Morrison đáp.

Ông Morrison là lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên đến Tokyo từ khi ông Suga trở thành thủ tướng.

Hai ông bày tỏ quan ngại sâu sắc về những bất ổn ở khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông, bao gồm hành vi quân sự hóa các vùng tranh chấp, cưỡng chế tàu tuần duyên và phá hoại hoạt động khai thác tài nguyên biển.

Các nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng tự do hàng hải và giải quyết bất đồng ở Biển Đông dựa theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 2016.

Theo đó, các bên liên quan không được phép phương hại đến chủ quyền và lợi ích hợp pháp của các nước khác, đồng thời nỗ lực làm giảm tình trạng leo thang trong khu vực.

Thông qua việc kí kết RAA, hai nhà lãnh đạo bày tỏ mong muốn sát cánh cùng các quốc gia có liên quan đến tình hình tranh chấp ở Biển Đông. Họ bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với những hành động đơn phương thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn