Bốn gánh nặng đè lên Tập Cận Bình

Thứ Ba, 13 Tháng Mười 20209:09 CH(Xem: 4449)
Bốn gánh nặng đè lên Tập Cận Bình

Tính toán chính trị sai lầm và mưu toan vượt mặt về chiến lược của Tập Cận Bình, cuối cùng, đã khiến phương Tây đoàn kết lại trong cuộc chiến chống lại Bắc Kinh. Tập Cận Bình có thể phủ nhận nhưng ngày càng rõ rằng những cú đặt cược đầy rủi ro của ông ta đã đẩy đất nước Trung Quốc xuống cái hố địa chính trị ngày càng sâu. Từ khi trở thành tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) cuối năm 2012, Tập đã phát động một số dự án lớn ở nước ngoài và gia tăng đàn áp chính trị trong nước. Kết quả là bây giờ:

nxQFgz12O7KlnYiXElzJZFIo_YcoDkNsl2IIQisz-q-4GTg__VmSin2UUvf9RqbUexjnsUlU4_IuRRyxThaoHTEoArr1AbvHydeOp_AXvFCK-TIUEY7CCrFDupoc2gueCbB3a5GlSMbDd7V-Mg=w545-h307
Bốn gánh nặng đè lên Tập Cận Bình

Trừ phi ông ta quay ngược lại, Tập sẽ phải đối mặt với một liên minh phương Tây ngày càng đoàn kết đe dọa sự tồn vong của chế độ Trung Quốc. Chắc chắn có những lý do khác nhau đằng sau các món nợ này. Cả BRI và Biển Đông đều là những ví dụ kinh điển về mưu toan lừa đảo cấp chiến lược có từ khi Tập bắt đầu đảm nhận vị trí lãnh đạo chóp bu của CCP cuối năm 2012, lúc quan điểm phổ biến ở Bắc Kinh là Trung Quốc nên nắm lấy cơ hội để xác quyết quyền lực đang lên và ảnh hưởng của mình khi phương Tây vẫn đang còn vật vã với cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu 2008.

Mặc dù Trung Quốc đã trở nên quyết đoán trước khi Tập lên cầm quyền nhưng dưới sự lãnh đạo của ông ta Bắc Kinh không chỉ thực thi các chiến thuật đối đầu mạnh mẽ hơn – chẳng hạn như quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Trường Sa – mà còn tìm cách thiết lập một trật tự lấy Trung Quốc làm trung tâm, coi đó là đối thủ cạnh tranh đáng tin cậy của cái trật tự hiện tồn do Hoa Kỳ dẫn dắt. Theo lời Tập, thế giới nên có “sự lựa chọn Trung Quốc”. Bây giờ nhìn lại, các đảo nhân tạo bị quân sự hóa ở Biển Đông và đại dự án BRI đã nhanh chóng biến thành những món nợ chiến lược thay vì những tài sản của Tập. Yêu sách của Bắc Kinh hơn 80% diện tích Biển Đông đã kích thích một phản ứng mãnh liệt từ Washington khi người Mỹ coi đó là một phép thử uy tín của họ.

Nó đã giúp Hoa Kỳ huy động các đồng minh chủ chốt và bạn bè như Úc, Anh Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ vào cùng một sự nghiệp chung là ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày nay, vùng biển một thời yên tĩnh đã trở thành điểm nóng xung đột, nơi Trung Quốc phải đối mặt với sức mạnh của Hải quân Mỹ. Tập và các cố vấn của ông ta có lẽ đã coi nhẹ khả năng xảy ra một phản ứng như vậy từ phía Mỹ khi họ phê chuẩn việc bồi đắp các hòn đảo nhân tạo này năm 2014. Họ đã tính sai. Đại dự án BRI là sản phẩm vừa tính toán sai về chiến lược, vừa là mưu đồ đế quốc. Được thai nghén năm 2013, lúc kinh tế Trung Quốc vẫn còn tăng trưởng mạnh và ngân khố của Bắc Kinh vẫn còn đầy với hơn 4 ngàn tỷ Mỹ kim dự trữ bằng ngoại tệ mạnh, BRI được coi là một chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở có tính chất chuyển hóa, qua đó Trung Quốc sẽ phóng chiếu ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị của mình.
xvq-a5wOdX3pZK-0s9Y5POtJstVYTdEbhPPiwrufh04aEiTtRY6-PRJAXSb_ItFYpRjcYE9HAfELlHxXdcRJqk_m5wxFJ8QRpqx7bVxKG_SVW4VifoAMUbdtbcXV3eBFKYTAkOZQU3qY2977qA=w561-h388
Trung Quốc đang đàn áp khốc liệt người Duy Ngô Nhĩ (abc.net.au)

Dù quan niệm này có vẻ khéo léo nhưng ngay từ đầu tính khả thi của đại dự án BRI đã bị đặt vấn đề bởi vì số tiền cần đầu tư để biến BRI thành hiện thực sẽ vượt quá xa con số một ngàn tỷ Mỹ kim mà Trung Quốc cam kết tài trợ ban đầu. Điều mà Tập không ngờ là phản ứng bất lợi từ phương Tây, coi BRI là một mưu đồ nhằm lật đổ trật tự thế giới hiện tồn. Trong lúc Tập không nhìn thấy trước kinh tế Trung Quốc sẽ nhanh chóng mất động lực, hoặc một nước Mỹ thù địch sẽ chọn giải pháp tách ra về kinh tế để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc, giờ đây dự án BRI phải cạnh tranh với các ưu tiên chiến lược khác của Tập để giành phần tài nguyên đang bị thu hẹp của đất nước.

Nếu BRI và Biển Đông là những ví dụ về trèo cao té đau thì Tân Cương và Hong Kong lại là những trường hợp bạo lực quá đáng. Cả hai vùng lãnh thổ này chắc chắn đã đặt ra cho Bắc Kinh những thách thức và khó khăn có thật. Nhưng phản ứng của Trung Quốc đã biến hai vấn đề có thể quản lý được thành những thảm họa về quan hệ với công chúng đã và sẽ còn là những trở ngại không thể vượt qua trong việc cải thiện quan hệ với phương Tây cho đến khi Trung Quốc thay đổi chính sách.

Ở trường hợp Tân Cương, vụ bất ổn sắc tộc âm ỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp bao dung, chẳng hạn như bảo vệ tốt hơn quyền lợi về văn hóa của người Uighurs (Duy Ngô Nhĩ) – thành phần sắc tộc theo Hồi Giáo lớn nhất – và những chính sách kinh tế ưu đãi. Sự cải thiện các biện pháp an ninh chỉ nên bổ sung để xử lý những vụ tấn công bạo lực bất chợt mà một số cư dân địa phương cấp tiến gây ra. Đối với những cuộc biểu tình rầm rộ ở Hong Kong phản đối luật dẫn độ nhiều tranh cãi, Bắc Kinh có thể dễ dàng chờ đợi một cách nhẫn nại để phong trào tự chìm xuống, đồng thời cho phép cảnh sát Hong Kong kiềm chế bạo lực, như đã từng làm với Phong trào Dù Vàng năm 2014. Nhưng trong cả hai trường hợp, Tập đã chọn bạo lực quá đáng. Bằng việc giam cầm hơn một triệu người Hồi Giáo vô tội trong các “trại cải tạo” ở Tân Cương, và áp đặt luật an ninh quốc gia một cách đơn phương lên Hong Kong, vi phạm cam kết của chính Trung Quốc về duy trì quyền tự chủ của thành phố, hành động của Trung Quốc đã làm cho họ không thể nào gắn bó được với phương Tây.

Điều an ủi duy nhất của Tập là sự tan rã của nền dân chủ Mỹ trong chiến dịch tranh cử tổng thống hiện hành. Bị chìm ngập trong cuộc rối loạn chức năng chính trị, Bắc Kinh tin rằng Mỹ sẽ không có khả năng tận dụng những sai lầm ngớ ngẩn của Trung Quốc. Nhưng hả hê với những nỗi đau của người Mỹ sẽ không giúp Tập trút bỏ được bốn gánh nặng đang hủy hoại sự lãnh đạo của ông ta. Những người Dân Chủ và những người Cộng Hòa có thể là những kẻ đối địch không nhân nhượng trong nước Mỹ nhưng họ rất đoàn kết trong việc đối phó với Trung Quốc – và quyết buộc Bắc Kinh phải trả giá đắt cho hành vi vượt mặt và bạo lực tràn lan của mình.

https://thenewviet.com
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn