Vì sao mối đe dọa của ĐCSTQ đối với Mỹ lại lớn hơn Liên Xô?

Thứ Năm, 01 Tháng Mười 20202:01 SA(Xem: 4762)
Vì sao mối đe dọa của ĐCSTQ đối với Mỹ lại lớn hơn Liên Xô?
Sau khi Chiến tranh lạnh Liên Xô – Mỹ kết thúc, tất cả các nước trên thế giới đều cho rằng sẽ không còn Chiến tranh lạnh trên Trái đất. Tuy nhiên, 3 hoạt động quân sự của ĐCSTQ chống lại mối đe dọa hạt nhân của Mỹ trong nửa đầu năm nay đã châm ngòi cho Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung. Trong cuộc Chiến tranh lạnh lần thứ hai của xã hội loài người, Mỹ sẽ ứng phó như thế nào? Trong ba tháng qua, Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung đã leo thang nhanh hơn về đối đầu quân sự, gián điệp và chính trị. Trong tương lai, về phương diện đối đầu kinh tế, Mỹ chỉ có thể tuần tự tiến hành, vì chính quyền Mỹ phải tốn nhiều công sức mới có thể dần dần “quét sạch hậu phương ”. Việc mở cửa chiến lược của ĐCSTQ với thế giới bên ngoài có thể khiến nước này trở thành kẻ hưởng lợi từ toàn cầu hóa kinh tế, và chắc chắn sẽ trở thành nước bị toàn cầu hóa kinh tế ruồng bỏ sau khi châm ngòi cho Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung.
15d590b9fba9210e_ttl7dayn6g_ac64ebc346ddf292-600x400%2B%25281%2529
Ba mươi năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, thế giới bất ngờ phát hiện chiến tranh lạnh dường như lại quay trở lại (Ảnh: Epoch Times ghép).

1. Quan hệ Mỹ – Trung chuyển biến ngược gây chấn động Liên Hiệp Quốc

Ngày 23/9, phóng viên Laura Trevelyan của BBC đã đăng một bài phóng sự từ New York với tiêu đề “Quan hệ Mỹ – Trung: Liệu thế giới có bước vào kỷ nguyên Chiến tranh lạnh mới?”. Bài viết đặt ra những câu hỏi quan trọng về vận mệnh tương lai của thế giới : Liệu một thế giới lưỡng cực trong đó Mỹ và Trung Quốc tranh giành bá quyền cuối cùng sẽ dẫn đến xung đột quân sự? Vị phóng viên không hiểu sự thật về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung này cho biết, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Guterres rất lo lắng về triển vọng quốc tế. Ông kêu gọi cảnh giác về “Chiến tranh lạnh” ập đến. Ông nói, “Chúng ta đang đi về phương hướng rất nguy hiểm … Thế giới của chúng ta không thể chịu đựng một tương lai như vậy khi hai nền kinh tế lớn nhất xé đứt toàn diện thế giới – mỗi nền kinh tế có quy tắc thương mại và tài chính riêng, cũng như hệ thống Internet và trí tuệ nhân tạo của riêng mình. Sự chia rẽ về công nghệ và kinh tế sẽ dẫn đến sự cắt đứt không thể tránh khỏi về các khía cạnh địa chiến lược và quân sự.”

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc rất mù mờ về sự đảo ngược của quan hệ Mỹ – Trung. Ông tuân theo diễn ngôn thông thường của Liên Hiệp Quốc và áp dụng cách tiếp cận để hai bên cùng chịu trách nhiệm đối với sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung. Ông cũng chọn cách “dễ làm khó bỏ”, giả vờ như không biết đối với hành động thực tế cực kỳ hiếu chiến của ĐCSTQ đang đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Ông đã giải thích đối đầu Mỹ – Trung do Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung gây ra thành phá hủy cấu trúc kinh tế hiện tại của thế giới. Phóng viên Laura Trevelyan của BBC đã đổ lỗi cho ông Trump vì những lo ngại của ông Guterres về tình hình quốc tế. Trên thực tế, Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung do ĐCSTQ châm ngòi đã bắt đầu từ tháng 7 năm nay. Đây không phải là cuộc “Chiến tranh lạnh tiếp theo” như ông Guterres hiểu, mà thực tế là Mỹ – Trung đã nhanh chóng bước vào một cuộc đối đầu toàn diện trong cuộc Chiến tranh lạnh thực tế đã tồn tại. 

Tác giả bài viết này đã đăng một số bài phân tích về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung trên Epoch Times trong năm nay. Trong số đó, bài báo “Chiến tranh lạnh mới Mỹ – Trung có nghĩa là gì?” dựa trên kinh nghiệm của Chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô, bài viết phân tích các khả năng khác nhau của đối đầu Mỹ – Trung. Bài viết ngày 5/7, “Biểu diễn Chiến tranh lạnh của hai chế độ đỏ” đã giới thiệu ba lần “giơ kiếm” của ĐCSTQ chống lại Mỹ trong nửa đầu năm nay. Mối đe dọa hạt nhân chống lại Mỹ đã châm ngòi cho Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung. Bài viết ngày 27/7 “Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung bắt đầu leo ​​thang nhanh chóng?” đã thảo luận về 4 lĩnh vực chính của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung, theo thứ tự quan trọng, đó là đối đầu quân sự, đối đầu gián điệp, đối đầu kinh tế và đối đầu chính trị.

Ngược lại, bài phát biểu thông minh của Tổng thống Pháp Macron tại Liên Hiệp Quốc thậm chí còn hiện thực hơn. Ông nói rằng thế giới ngày nay không thể được định nghĩa hoàn toàn bởi sự đối đầu Mỹ – Trung. Đây là lập trường phiên bản châu Âu, ngụ ý là cuộc đối đầu Mỹ – Trung diễn ra ở phía tây Thái Bình Dương chứ không phải ở châu Âu, vì vậy các nước châu Âu sẽ vẫn đóng vai trò trung gian mà họ muốn. Sự giải thích này có tính chân thực của nó. Thật vậy, Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung khác với Chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô. Chiến trường tiềm năng của Chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô là ở châu Âu. Các nước châu Âu phải dựa vào Mỹ để bảo vệ an ninh quốc gia của mình. Các đồng minh châu Âu của Mỹ trong Chiến tranh lạnh trước đây, hiện nay đã không lo lắng về quốc gia của họ trong Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung, vì vậy họ có thể không nhất thiết kiên định lập trường về phía Mỹ.

2. Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung không phải là Chiến tranh lạnh phiên bản 2.0

Cho đến nay, trong lịch sử nhân loại chỉ có hai cuộc Chiến tranh lạnh là Chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô và Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung. Kể từ khi bắt đầu Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung, đã có nhiều cái tên khác nhau trên các phương tiện truyền thông liên quan đến cuộc Chiến tranh lạnh này. Nó được gọi là Chiến tranh lạnh Mới hoặc Chiến tranh lạnh thứ hai, có nghĩa là Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung là một cuộc Chiến tranh lạnh mới so với Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Một số người gọi Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung là Chiến tranh lạnh mới Mỹ – Trung, đây là cách gọi sai lầm. Bởi vì giữa Mỹ và Trung Quốc chưa xảy ra Chiến tranh lạnh cũ, nên không có Chiến tranh lạnh mới giữa Trung Quốc và Mỹ. Có người cho rằng Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung là phiên bản 2.0 của Chiến tranh lạnh, nhưng quan niệm này đã bị Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bác bỏ.

Ông Pompeo nói trong một cuộc họp báo ở Praha ngày 12/8 rằng, “Những gì đang diễn ra bây giờ không phải là Chiến tranh lạnh 2.0. Thách thức chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc ở một số phương diện càng trở lên khó khăn hơn. Đó là bởi vì ĐCSTQ đã dùng phương thức chưa bao giờ có ở Liên Xô để đan xen với nền kinh tế, chính trị và xã hội của chúng ta.”

Tại sao Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung không phải Chiến tranh lạnh 2.0? Ông Pompeo không giải thích cụ thể, nhưng xét từ bối cảnh của bài phát biểu trên, chúng ta có thể lý giải như thế này: Thuật ngữ Chiến tranh lạnh 2.0 sẽ làm mờ nhạt khó khăn đối đầu trong nhiều lĩnh vực của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung. Trong thời đại máy tính, Chiến tranh lạnh 2.0 rất dễ dàng được hiểu như là phiên bản nâng cấp của phần mềm, chỉ có thêm một chút tính năng mới so với phiên bản gốc. Tuy nhiên, sau khi phân tích sâu hơn về nguồn gốc và sự phát triển của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung, tác giả bài viết này cảm thấy Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung thực sự rất khác so với Chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô. Nó không chỉ là một mô hình nâng cấp của Chiến tranh lạnh phiên bản 1.0.

Nói về Mỹ, Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung có ý nghĩa gì? Trong bài phát biểu trên, ông Pompeo nhấn mạnh: “Ngày nay, một mối đe dọa lớn hơn là mối đe dọa của ĐCSTQ gây ra cùng các hoạt động đàn áp và kiểm soát của họ.” Còn Tổng thống Trump hôm 21/9 khi trả lời phỏng vấn của Fox News đã nhắc đến, ĐCSTQ gây ra một mối đe dọa cho Mỹ còn lớn hơn với Liên Xô gây ra. Cách nói của của ông Trump thể hiện sự hiểu biết mới nhất của tầng quyết sách của Mỹ đối với Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung: Cùng là Chiến tranh lạnh, nhưng so với Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, ĐCSTQ gây ra mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với Mỹ trong Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung; đối phó với ĐCSTQ trong Chiến tranh lạnh phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với đối phó với Liên Xô trong Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

Đây là lý do tại sao Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung mới chỉ bắt đầu được ba tháng. Cùng với việc Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Quốc phòng và Giám đốc FBI liên tiếp có các bài phát biểu về các chính sách đối với Trung Quốc, thì Chính phủ Mỹ cũng đã bắt đầu đẩy nhanh hành động đối phó với ĐCSTQ một cách toàn diện trong các lĩnh vực đối đầu quân sự, đối đầu gián điệp, đối đầu kinh tế và đối đầu chính trị.

3. Vì sao mối đe dọa của ĐCSTQ lại lớn hơn so với Liên Xô?

Đối kháng trong lĩnh vực quân sự và gián điệp của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung tất nhiên sẽ khác với Chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô. Bởi dù sao thì Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung diễn ra trong thế kỷ 21, thiết bị quân sự và công nghệ quân sự của hai bên đã có những tiến bộ vượt bậc so với Chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô. Sự phổ biến của hoạt động gián điệp cũng đã làm thay đổi các chiến thuật và phương thức liên lạc của các hoạt động gián điệp.

Trong lĩnh vực quân sự, nhiều chuyên gia hay các nhân sĩ đều đã phân tích sự so sánh sức mạnh quân sự giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ, trong đó, lục quân không phải đóng vai trò chính mà tập trung vào hải quân. Tuy nhiên hải quân ĐCSTQ mới bắt đầu phát triển hạm đội viễn dương và chưa hình thành sức mạnh thực chiến. Do đó, phân tích sức mạnh quân sự này không đụng chạm đến nội dung thực chất của cuộc đối đầu quân sự giữa hai nước. Tại sao ba hành động đe dọa quân sự của ĐCSTQ nhắm vào Mỹ trong nửa đầu năm nay đều xoay quanh các mối đe dọa hạt nhân? Lý do là cuộc đối đầu quân sự giữa hai nước thực sự chủ yếu thể hiện ở các mối đe dọa hạt nhân.

Ở điểm này, mối đe dọa hạt nhân của ĐCSTQ lớn hơn nhiều so với Liên Xô. Nguyên do không phải vì ĐCSTQ có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn Liên Xô, mà bởi vì ĐCSTQ vừa coi thường luật lệ quốc tế, lại không nói năng gì. ĐCSTQ là một chế độ hoàn toàn không thể tin được, và điểm này trái ngược hẳn với Liên Xô.

Chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô kéo dài 40 năm, nhưng chưa bao giờ thực sự gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Có hai lý do chính dẫn đến điều này. Thứ nhất, Đảng Cộng sản Liên Xô và Mỹ cũng như các nước phương Tây khác cũng chấp nhận một giới hạn thấp nhất của các giá trị phổ quát, đó là phải tránh chiến tranh hạt nhân và không để nhân dân chịu những thương vong không đáng có. Còn lịch sử của ĐCSTQ, Mao Trạch Đông từng phát biểu tại Moscow (Nga) rằng, người Trung Quốc nhiều, đánh chiến tranh hạt nhân thì dù có chết một nửa cũng không sợ thua.

Thứ hai, Mỹ và Liên Xô có sự đồng thuận và tin tưởng lẫn nhau là không sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng ĐCSTQ kiên quyết từ chối thực hiện cam kết đó. Hành động trước nay của ĐCSTQ cũng chứng minh, họ không những không chú trọng thành tín quốc tế, không tuân thủ quy tắc quốc tế, hơn nữa lại coi hành vi vô lại này thành lá bài của mình. Vì thế, đối với Mỹ mà nói, mối đe dọa hạt nhân của ĐCSTQ không thể được kiềm chế một cách hiệu quả trong Chiến tranh lạnh, do đó mối đe dọa của ĐCSTQ lớn hơn nhiều so với mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô.

Trong lĩnh vực đối đầu gián điệp tình báo, vì Mỹ và Liên Xô có rất ít trao đổi nhân sự trong Chiến tranh lạnh và các hoạt động gián điệp của KGB chủ yếu dựa vào các nhân viên gián điệp chuyên nghiệp. Do đó, quy mô hoạt động gián điệp của Liên Xô nhỏ hơn nhiều và Mỹ dễ dàng theo dõi các hoạt động gián điệp của Liên Xô hơn. Tuy nhiên, trong 40 năm qua, trước Chiến tranh lạnh giữa Trung Quốc và Mỹ, hai bên đã có rất nhiều hoạt động giao lưu, một lượng lớn người Trung Quốc đã định cư tại Mỹ trong nhiều năm, một số lượng lớn sinh viên Trung Quốc đến Mỹ học tập. ĐCSTQ đã áp dụng mô hình gián điệp kết hợp hoạt động gián điệp chuyên nghiệp và hoạt động gián điệp quần chúng. Vì vậy, Mỹ khó có thể đề phòng hết. 

Kể từ khi Mỹ phát động cuộc đối đầu gián điệp với ĐCSTQ, họ đã phát hiện các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ hầu như có ở khắp mọi nơi. Kết quả là FBI – cơ quan chuyên về các nhiệm vụ phản gián cho biết, hiện nay bình quân cứ mỗi 10 tiếng đồng hồ lại khởi động 1 vụ chống gián điệp ĐCSTQ mới.

4. Về kinh tế, Mỹ dễ đối phó với Liên Xô hơn

Có một sự khác biệt lớn nhất giữa Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung và Chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô, bối cảnh kinh tế của Chiến tranh lạnh với Liên Xô là phía Liên Xô có mô hình kinh tế khép kín, trong khi bối cảnh kinh tế của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung là toàn kinh tế cầu hóa. Sự thâm nhập và kìm hãm toàn diện của ĐCSTQ đối với Mỹ đã làm tăng thêm khó khăn của cuộc đối đầu kinh tế Mỹ – Trung.

Dù là Chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô hay Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung, hệ thống kinh tế cơ bản của Mỹ không thay đổi, tuy nhiên, hệ thống kinh tế cơ bản của hai đối thủ Liên Xô và ĐCSTQ hoàn toàn khác nhau. Liên Xô tin tưởng vững chắc vào học thuyết của chủ nghĩa Mác, kiên định vào doanh nghiệp nhà nước và kinh tế kế hoạch. Do đó họ không thể tiến hành thương mại tự do và trao đổi công nghệ hoàn toàn với các nước phương Tây, chỉ có thể dựa tiến hành giao lưu thương mại và kỹ thuật giữa các nước Cộng sản Liên Xô và Đông Âu. “Ủy ban hỗ trợ và hợp tác kinh tế” (Hiệp hội tương trợ kinh tế) do Liên Xô tổ chức vào năm 1949 lại chủ đạo các cuộc trao đổi kinh tế, thương mại và kỹ thuật nội bộ này. Các quốc gia thành viên nước Cộng sản của ủy ban này hình thành tập đoàn đỏ để thực hiện hợp tác xuyên quốc gia về sản xuất và công nghệ. Hình thức đa quốc hóa kinh tế này rõ ràng là tiên tiến hơn nhiều so với chính sách bế quan tỏa cảng của ĐCSTQ thời Mao Trạch Đông, và hiệu quả kinh tế của nó cũng cao hơn so với Trung Quốc. Đây là lý do tại sao kinh tế Trung Quốc thời Mao lạc hậu so với các nước trao đổi kinh tế.

Tuy nhiên, quá trình đa quốc hóa về kinh tế của Hiệp hội tương trợ kinh tế còn thua xa quá trình toàn cầu hóa kinh tế giữa các nước có nền kinh tế thị trường đã bắt đầu cùng thời đại. Kinh tế đa quốc gia của Hiệp hội tương trợ kinh tế thực chất dựa vào hệ thống kinh tế kế hoạch xuyên quốc gia, không có sức sống tự nhiên của hệ thống kinh tế của các nước kinh tế thị trường. Hiệp hội Tương trợ Kinh tế đã thành lập nhiều ủy ban khác nhau để chỉ đạo sản xuất công nghiệp và phân công lao động xuyên quốc gia; chịu trách nhiệm phân công lao động quốc tế trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Trong hệ thống chỉ huy và lập kế hoạch sản xuất đa quốc gia này, quyết sách do các cơ quan chính phủ đưa ra, giá cả sản phẩm và nguyên liệu do chính phủ quyết định, đối tượng bán hàng và giá bán do chính phủ quy định và người sử dụng sản phẩm là tất cả các doanh nghiệp nhà nước. Đây là một phiên bản mở rộng xuyên quốc gia của nền kinh tế kế hoạch cộng thêm các doanh nghiệp nhà nước của Liên Xô, và do đó nó có tất cả những mặt hạn chế của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ví dụ, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp có mối quan hệ cấp trên – cấp dưới. Giám đốc nhà máy phục tùng lãnh đạo, quản lý theo chiều dọc một cách cứng nhắc, quan liêu kinh tế không có động lực để theo đuổi tiến bộ công nghệ. Giám đốc không có quyền quyết định độc lập, nhân viên không sẵn sàng sáng tạo đổi mới và doanh nghiệp không có sức sống.

Điều quan trọng nhất là nó hoàn toàn tách rời khỏi hệ thống kinh tế phương Tây, không có giao lưu kỹ thuật với các công ty nước ngoài, không hiểu được sự thay đổi của thị trường nước ngoài bất cứ lúc nào. Do không có đủ các hoạt động kinh tế và thương mại đối ngoại nên các nước đều thiếu ngoại tệ mạnh và không thể nhập khẩu nguyên liệu và công nghệ từ thị trường quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, việc trao đổi công nghệ giữa các quốc gia dựa trên các giao dịch cấp phép bằng sáng chế. Tuy nhiên, “nồi cơm lớn” giữa các quốc gia thành viên của Hiệp hội tương trợ kinh tế dẫn đến trao đổi công nghệ tự do không hoàn lại giữa các quốc gia. Kết quả là các công ty ở các quốc gia khác nhau không muốn tự chủ nghiên cứu sáng tạo do không có được lợi ích gì; nghiên cứu khoa học đã hoàn toàn trở thành tài trợ của chính phủ, chính phủ phê duyệt dự án và nghiên cứu cho chính phủ, đầu tư khổng lồ nhưng hiệu quả lại cực kỳ kém.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, Mỹ đối mặt với một hệ thống quản lý kinh tế cứng nhắc và kém hiệu quả, điều này tất nhiên rất dễ đối phó. Thứ nhất, sự kém hiệu quả của hệ thống này đương nhiên đã làm suy yếu sức sống kinh tế và tiềm lực kinh tế của Liên Xô; thứ hai, Mỹ không phải lo lắng về việc các công ty nước ngoài hợp tác kinh tế với các nước Hiệp hội tương trợ kinh tế, từ đó Liên Xô có được công nghệ tiên tiến của phương Tây; thứ ba, Mỹ không phải lo lắng về các công ty đa quốc gia của mình sẽ phụ thuộc quá mức vào các quốc gia thành viên của Hiệp hội tương trợ kinh tế, không cần phải lo lắng về việc kiểm soát xuất khẩu công nghệ và thiết bị tiên tiến sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các công ty Mỹ.

5. Mối đe dọa lớn nhất của ĐCSTQ đối với Mỹ là lĩnh vực kinh tế

Liên Xô thiếu tiềm lực kinh tế trong Chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô, không có công nghệ tiên tiến của phương Tây, và các công ty Mỹ sẽ không phụ thuộc vào Liên Xô. Tuy nhiên 3 điều này lại hoàn toàn trái ngược trong trong Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung.

ĐCSTQ đã thực hiện tư nhân hóa hoàn toàn các doanh nghiệp nhà nước vào năm 1997, và sau đó xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch. Từ đây, về cơ bản hệ thống kinh tế của ĐCSTQ đã đi ngược lại với giáo điều của chủ nghĩa Mác, bắt đầu tiếp cận với các nước phương Tây. Với tiền đề này, kinh tế của ĐCSTQ đã tham gia vào kinh tế toàn cầu hóa, cuối cùng trở thành “công xưởng thế giới” được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​quá trình toàn cầu hóa kinh tế phiên bản 1.0. Một số lượng lớn các công ty nước ngoài đã vào Trung Quốc, tổ chức sản xuất hàng hóa phù hợp với các quy luật của thị trường quốc tế, sau đó bán chúng ra thị trường toàn cầu. Doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Trung Quốc có sự hợp tác công nghệ và giao lưu kỹ thuật rất nhiều. 

Thứ nhất, hiệu quả kinh tế và sức sống kinh tế của Trung Quốc sau cải cách cao hơn nhiều so với Liên Xô cũ, do đó tiềm lực kinh tế của quốc gia này đã phát triển nhanh chóng, từ đó đặt nền tảng cho việc mở rộng trang bị vũ khí chuẩn bị cho chiến tranh chống lại Mỹ; thứ hai, công nghệ từ khắp nơi trên thế giới liên tục đổ về Trung Quốc, và cùng với chiến dịch gián điệp công nghệ quy mô lớn của ĐCSTQ, tích lũy các lợi thế công nghệ của Mỹ đang bị ĐCSTQ móc sạch một cách có kế hoạch và từng bước. Hiệu ứng yếu Mỹ mạnh Trung rất rõ ràng; thứ ba, nhiều công ty Mỹ chạy theo xu hướng di dời sản xuất ra nước ngoài, đã giúp đỡ ĐCSTQ thành lập “công xưởng thế giới”, sau đó là sự phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất không chỉ khiến dự trữ ngoại hối của ĐCSTQ tiếp tục mở rộng, mà còn khiến nền kinh tế Mỹ bị rỗng và suy yếu.

Vì vậy, sau khi bắt đầu Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung, Mỹ phải tốn nhiều công sức để “dọn dẹp hậu phương”, không chỉ để giảm thiểu dòng chảy công nghệ tiên tiến tiếp tục chảy sang Trung Quốc, mà còn giảm bớt sự phụ thuộc của các công ty Mỹ vào ĐCSTQ. 

Tuy nhiên, Mỹ không phải là một chế độ độc tài và các doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong hoạt động của mình. Các cơ quan quản lý hành chính chỉ có thể xuất phát từ cân nhắc đến an ninh quốc gia, để từng bước hướng dẫn cộng đồng doanh nghiệp thoát khỏi toàn cầu hóa kinh tế phiên bản 1.0 với trọng tâm là Trung Quốc trong một phạm vi hạn chế, để xây dựng toàn cầu hóa phiên bản mới không có nhân tố đỏ của Trung Quốc. Đây là một quá trình từ từ và không thể hoàn thành trong một sớm một chiều.

Trong quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của Mỹ này, các biện pháp đối phó kinh tế khác nhau hoặc những thủ đoạn cám dỗ kinh tế của ĐCSTQ có thể gây trở ngại cho Mỹ trong việc triển khai đối đầu kinh tế với ĐCSTQ trong Chiến tranh lạnh. Tất nhiên, ĐCSTQ cũng có thể đóng một số vai trò nhất định trong việc hỗ trợ Mỹ đối đầu với ĐCSTQ về mặt kinh tế. Ví dụ, để chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty của ĐCSTQ, gần đây, ĐCSTQ đã đề xuất áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty của Mỹ. Điều này đã trở thành “trợ lực” cho chính quyền Mỹ tấn công ĐCSTQ. 

Nhìn chung, Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung sẽ leo thang tương đối nhanh về đối đầu quân sự, gián điệp và chính trị, còn đối đầu kinh tế chỉ có thể từ từ. Toàn cầu hóa kinh tế vẫn sẽ tồn tại trong tương lai, nhưng nó có thể dần đi vòng qua Trung Quốc. Sự mở cửa chiến lược của chính quyền chuyên chế có thể khiến nó trở thành kẻ hưởng lợi từ toàn cầu hóa kinh tế; nhưng sau khi chính quyền chuyên chế khích động Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung, nó chắc chắn sẽ trở thành đứa con bị ruồng bỏ bởi toàn cầu hóa kinh tế.

Trình Hiểu Nông / Epoch Times

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn