Chiến lược của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng hiện nay

Thứ Năm, 04 Tháng Sáu 20207:59 SA(Xem: 4159)
Chiến lược của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng hiện nay
Chủ tịch Tập Cận Bình đã chiến thắng COVID-19 và bây giờ Trung Quốc muốn chinh phục thế giới.
5Ti8Zq5HiyjVKbm09uhrr0cg1Cj7scuDvKAL4Lp0vOeNt6ooZORTiKR4bS8_74Gwx5qKUtGujsgIdztPT04nrBKgo-S_SiCSA8H1MmfrSREjyzzYryF2WtUYYzHVCkpUr_rL-K2WZkxHTkF5eQ
Chiến lược của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng hiện nay


Tự tin và sợ hãi là vũ khí. Tập Cận Bình đang có cả hai.

Giữa cơn khủng hoảng thế giới hiện nay, chưa bao giờ Bắc Kinh sử dụng sức mạnh của họ giống như hiện nay.

Tập Tận Bình đang triệt tiêu quyền tự do ở Hồng Kông, đang tạo áp lực đối với Đài Loan và Biển Đông, thậm chí còn đang gây chiến với Ấn Độ.

Tập Cận Bình đang cho thế giới thấy sức mạnh của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, xâm nhập vào hệ thống chính trị của các quốc gia trên toàn cầu, bao gồm Úc.

Cho đến nay, thế giới chưa thấy có quyết tâm để chống cự lại ông.

Tại sao có một trình trạng giống như hiện nay.

“Những gì đang xảy ra tại Hồng Kông? Những gì đang xảy ra tại biên giới giữa Trung Quốc với Ấn Độ? Tại sao lại xảy ra ngay trong lúc này?” Đó là câu hỏi của Tiến sĩ Michael Clarke, chuyên viên nghiên cứu về an ninh quốc gia tại đại học ANU.

“Có lẽ đối với Bắc Kinh, thời điểm hiện tại là đúng lúc, theo cái nhìn của những người am hiểu thời cơ, dĩ nhiên nó chứa đầy nguy hiễm, nhưng đối với một phần thưởng quá lớn thì đó là cuộc mạo hiểm đáng liều.

Tiến sĩ Zac Rogers đang làm việc tại viện nghiên cứu của đại học Flinder University (Adelaide) nói rằng nhiều thứ xảy ra cùng một lúc cho thấy tính chất mới của cuộc cạnh tranh quốc tế.

“Chiến lược của họ là tấn công hết công sức, vào bất cứ nơi nào mà họ nhấm tới – miễn là đừng gây ra một cuộc chiến toàn cầu. Chiến lược này rất hiệu quả. Nó làm cho tình hình thế giới mất ổn định. Thậm chí là sau nhiều thập niên, thế giới Tây Phương chưa biết phải đối phó ra sao.”

Giáo sư Bates Gill, chuyên nghiên cứu về Nền An Ninh Á Châu-Thái Bình Dương, cho rằng những động thái hiện nay thể hiện cá tính của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

“Tất cả những hành động của Tập Cận Bình cho thấy ông là một người dám mạo hiểm (risk-taker), dám nói dám làm. Mục đích của ông mà biến Trung Quốc trở thành một cường quốc vừa năng động vừa hiện đại. Cho nên ông ta sẽ tiếp tục là một người mạo hiểm, dám có những quyết định táo bạo để đạt đến mục đích.”

SỨ MỆNH CỦA TẬP CẬN BÌNH

Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo có sứ mệnh rõ ràng, được thể hiện cụ thể từ khi ông lên nắm quyền lãnh đạo đất nước Trung Quốc từ năm 2012.

Sứ mệnh đó không giống như những nhà lãnh đạo trước ông.

Tập Cận Bình là hoàng tử đỏ. Ông lớn lên trong giai cấp lãnh đạo đầy quyền lực. Cha của ông, Xi Zhongxun, thuộc thế hệ đầu tiên trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc cùng thời với Mao Trạch Đông.

Ông tự cho mình có trách nhiệm phải phục hồi lại di sản đó.

“Tôi nghĩ chúng ta đã biết quá nhiều về Tập Cận Bình để hiểu rằng ông tự cho mình như một nhân vật lịch sử có trách nhiệm cải cách đất nước Trung Quốc,” giáo sư Gill nói.

“Tham vọng, viễn kiến và niềm tin – không phải của chính ông ta mà còn của Đảng. Ông phải làm sao để chiếc tàu Trung Quốc liên tục chuyển bánh”.

Những người tiền nhiệm của Tập Cận Bình đã cải tổ chính trị và mở cửa Trung Quốc ra thế giới để phát triển kinh tế – đó là hai ưu tiên của họ.

“Dưới thời Tập Cận Bình, tôi nghĩ các thứ tự của ưu tiên đã được đảo ngược. Dưới thời Tập, ý thức hệ và chính trị trở lại là ưu tiên hàng đầu. Đó là những gì mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay,” Tiến sĩ Clarke cho biết như thế.

Đối với Tập, cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 là cơ hội cho tham vọng của ông.

“Thậm chí trước COVID-19 thế giới đã nhìn thấy Trung Quốc tranh thủ tạo ảnh hưởng trên mặt trận ngoại giao để đạt đến mục đích đó,” Tiến sĩ Rogers nói.

“Vấn đề là ai có thể sống sót dưới áp lực lớn nhất. Đại dịch CODID-19 đối với Bắc Kinh là cơ hội hiếm có để họ mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu.”

Nhưng chưa có gì chắc chắn.

Theo Giáo sư Gill: “2020 sẽ là một năm rất đặc biệt,”

“Kể từ khi lên nắm quyền, cuộc khủng hoảng hiện nay là thử thách lớn nhất mà Tập Cận Bình phải đối đầu. Tôi nghĩ là ông ta vẫn còn đang đi tìm câu trả lời.”

CÂN BẰNG QUYỀN LỰC

Chưa ai biết được kết quả chắc chắn, nhưng Tập đã chuẩn bị kỹ cho một cuộc khủng hoảng, dẫu không phải là đại dịch COVID-19.

Người dân Trung Quốc đang bất mãn. Vi khuẩn corona càng quét cả nước. Những câu hỏi cắc cớ vẫn chưa có câu trả lời.

Giữa lúc đó lại xuất hiện một anh hùng: Bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenlian). Ông là một trong những người đầu tiên cảnh báo về vi khuẩn corona, nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc không muốn nghe những lời như thế.

Ông bị giam giữ và chính quyền tìm mọi cách để bôi bác ông. Mặc dầu là người tiên đoán vi khuẩn sẽ bột phát, cuối cùng chính vi khuẩn này đã giết chết ông.

Bác sĩ Lượng sắp trở thành một thánh tử đạo đối với người dân Trung Quốc. Một điểm tập họp tất cả những bất mãn của công chúng đối với chính quyền.

Ngay sau đó, Tập Cận Bình một mặt dùng công an trấn áp những tiếng nói bất mãn có ảnh hưởng, một mặt quy động toàn bộ hệ thống truyền thông đánh bóng đảng, đánh bóng chính quyền và đáng bóng lãnh tụ.

“Tập đã viết lại lịch sử, ông tự vẻ mình như một vị cứu tinh của dân tộc Trung Quốc. Thậm chí ông còn được tô vẻ như một lãnh tụ nhân ái của thế giới. Cách tuyên truyền này đã thành công bên trong Trung Quốc,” Tiến sĩ Roger nói.

Theo Giáo sư Gill, tất cả những thủ thuật tuyên truyền này chỉ nhằm mục đích tạo sự ủng hộ và niềm tin của người dân đối với Đảng.

Dân số của Trung Quốc là 1.4 tỉ, trong số đó có 90 triệu là đảng viên Cộng Sản, đa số đảng viên thuộc gốc người Hán.

“Đây là thành phần quan trọng nhất. Họ cai trị đất nước. Nhưng họ phản ứng như thế nào đối với các cuộc khủng hoảng tùy thuộc vào người mà bạn đang nói chuyện,” Giáo sư Gill nói.

UỐN NẮN CÁCH SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI DÂN

Trung Quốc sử dụng mọi phương tiện từ con người đến kỹ thuật để tẩy não người dân.

Bạn suy nghĩ những gì mà họ muốn bạn suy nghĩ. Bạn làm những gì mà họ muốn bạn làm. Và nếu họ khám phá bạn không làm như thế, bạn sẽ bị trừng phạt.

Đó một chế độ toàn trị, họ có nhu cầu phải kiểm soát chặt chẽ như thế.

Cấu trúc dân số của Trung Quốc cũng đang tạo ra một vấn đề trầm trọng. Chính sách một con lúc đầu là điều cần thiết nhưng ngày nay dân số bị lão hóa nhanh chóng, không lâu nữa Trung Quốc sẽ thiếu lực lượng lao động và người già trở thành một gánh nặng quá lớn, chưa nói đến Trung Quốc hiện tại đang thiếu phụ nữ trầm trọng. Nhiều vùng nông thôn đang bị phá vỡ để biến thành các trung tâm tâm kỹ nghệ và bị đô thị hóa.

Sự bất mãn của quần chúng luôn luôn là mối đe dọa đối với chính quyền.

Ngoài ra các thành phần không phải đảng viên, các sắc dân không phải người Hán… không được đối xử bình đẳng.

Những người đang biểu tình ở Hồng Kông hay những nhà tranh đấu ở Tân Cương và những người theo Phật giáo truyền thống Tibet… tất cả họ mang quốc tịch Trung Quốc.

“Nhưng họ không phải là thành phần chủ lực của Đảng. Cho nên tôi không nghĩ là ông Tập quan tâm nhiều đến những những thành phần này, ít ra là trong lúc này. Đối với ông Tập, điều quan trọng nhất đối với ông trong lúc này là sự ủng hộ bên trong đảng,” ông Gill nói.

NGOẠI GIAO ‘CHIẾN BINH SÓI‘
 
iới. Họ không phải là những nhà ngoại giao bình thường theo cách suy nghĩ của người Tây Phương.

Thái độ hiếu chiến, sẵn sàng đối đầu của họ là những gì mà Bắc Kinh muốn. Nó phục vụ đúng mục đích của ông Tập.

Vào tuần này, đại sứ mới của Trung Quốc tại Brazil viết cho tất cả các thành viên của quốc hội Brazil yêu cầu họ phới lờ (ignore) Đài Loan. Ngay lập tức dư luận phản ứng dữ dội.

“Tôi không nghĩ là ông ấy ngu dốt,” giáo sư Gill nói. “Tôi nghĩ ông ấy cố lấy điểm với ông chủ ở Bắc Kinh. Dĩ nhiên không phải tất cả các thành viên ở quốc hội Brazil đã nhận thông điệp giống nhau. Một số có thể sẽ trả lời riêng rằng: ‘Lần tới nên thận trọng hơn…’.”

Những câu nói đang đầy tinh thần quốc gia như thế vượt ra ngoài nguyên tắc trong bang giao quốc tế.

“Có lẽ điều này này làm tôi nhớ lại thời Cách Mạng Văn Hóa,” Tiến sĩ Clarke nói. “Vào thời điểm lúc này nhiều nhà ngoại giao Trung Quốc trên toàn thế giới cố chứng tỏ sự trung thành bằng những thái độ quá khích của các Vệ Binh Đỏ. Cho nên câu hỏi trở thành: khán giả nào là quan trọng nhất? Theo tôi đó chính là thành phần ở Bắc Kinh.”

Theo Giáo sư Gill, điều đó cho thấy rõ ràng là những nhà ngoại giao Trung Quốc đang muốn gây chú ý với ông chủ ở Bắc Kinh.

NIỀM TIN ĐANG DÂNG CAO

Ngôn ngữ hiếu chiến. Thách thức sử dụng quân sự. Hăm dọa trừng phạt kinh tế… là chiến thuật của Trung Quốc trong lúc này.

Giáo sư Gill nói tiếp: “Đó là phương cách là Trung Quốc đã từng sử dụng trong quá khứ: ‘Tiến về phía trước. Thăm dò phản ứng. Tiến thêm bước nữa. Cuối cùng khi gặp phản ứng, chỉ lùi một bước’. Đó là những gì mà chúng ta nhìn thấy từ Bắc Kinh trong nhiều năm qua.”

Tất cả thuộc về vấn đề của thái độ, Tiến sĩ Rogers nói. “Đối với Bắc Kinh, mặt trận chính trị phải kiên trì, liên tục và không giới hạn. Đó là kinh tế. Là bóp méo thông tin. Là phô trương sức mạnh quân sự. Cho nên họ luôn luôn tính toán và thay đổi mức độ hiếu chiến trong lãnh vực ngoại giao. Đó là tận dụng tất cả cơ hội trong mọi thời điểm để mang lại lợi ích lớn nhất.

“Ý nghĩa quan trọng nhất trong tình hình hiện tại của Hồng Kông là thông điệp cho Đài Loan. Tiến sĩ Rogers nói. “Làm thế nào để niềm tin của Đài Loan đối với Hoa Kỳ bị lung lay.”

Và có vẻ như Bắc Kinh tỏ ra rằng họ có thể đương đầu với mọi tình thế chính trị.

“Một lần nữa, đó là phương phát chuẩn bị chấp nhận một giá nào đó – cho dù đó là ngoại giao hay kinh tế – để đạt đến một mục đích cuối cùng”, Tiến sĩ Clarke nói.

Theo Giáo sư Gill, đang có những dấu hiệu khắp nơi cho thấy là Bắc Kinh sẽ tiếp tục gây áp lực. “Tôi không loại trừ những khả năng có thể xảy ra những tình thế tương tự như những gì chúng ta nhìn thấy ở Hồng Kông, hay Trung Quốc tự cho quyền sở hữu ở Biển Đông.

“Đó là chiến thuận ‘bên miệng hố chiến tranh’ được Trung Quốc sử dụng liên tục trong suốt chiều dài lịch sử trong chính trị và ngoại giao – rất khó cho đối thủ đối phó. Trung Quốc đang cầm trên tay nhiều lá bài. Cho nên rất có thể chúng ta sẽ còn nhìn thấy nhiều cái tương tự trong tương lai”.

Một người Trung Quốc tại một quán ăn dưới màn hình đang trực tiếp Chủ Tịch Tập Cận Bình phát biểu tại Đại Hội Đảng Cộng Sản XIX. Picture: Vincent Yu/APSource:AP

MỘT THẾ GIỚI THAY ĐỔI

Trước COVID-19 tình hình thế giới đã căng thẳng, đại dịch này càng làm cho tình hình thế giới căng thẳng hơn. Cả về địa chính trị lẫn kinh tế.

Trung Quốc có tiền. Có tài nguyên. Có đông dân số. Có kỹ thuật.

“Trong lúc này Hoa Kỳ kiên quyết cắt đứt nối quan hệ về kinh tế với Trung Quốc, không chỉ về tài chánh mà còn kỹ thuật. Sự cắt đứt như thế có hại hơn cho Hoa Kỳ? hay hại hơn cho Trung Quốc?”, Tiến sĩ Rogers nói.

“Khó có câu trả lời trong lúc này. Chúng ta phải khen ngợi Trung Quốc có những kế hoạch chuẩn bị lâu dài, nhưng những chuyện bất ngờ đã xảy ra ngoài dự đoán của họ, và chúng tôi chờ đợi họ sẽ phản ứng như thế nào.”

Prof Gill tin tưởng vì tích cách cấp bách của sự sống còn không cho phép Bắc Kinh lùi bước. “Họ không có nhiều chọn lựa. Lùi bước, bỏ cuộc, đầu hàng – không bao giờ xảy ra. Vì những quyết định của họ không phải thông qua ở những thùng phiếu, cho nên họ sẽ theo đuổi đến cùng.”

Nếu không, họ phải nhìn nhận rằng mình sai lầm – điều đó sẽ làm mất niềm tin của dân vào đảng.

“Có thể chúng ta sẽ nhìn thấy vài sự nhượng bộ từ phía Trung Quốc vì sự suy thoái kinh tế, vì áp lực quốc tế và có thể vì một số bất mãn trong đảng,” Giáo sư Gill nói.

“Nhưng nó vẫn nằm trong chiến lược ‘lùi một bước để tiến hai bước’. Di sản của ông Tập tùy thuộc vào những bước tiến của ông trong những ngày tới.”

Nguồn: Xi Jinping: Chinese President turns focus back to Beijing following coronavirus

https://vietluan.com.au/
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn