Khu rừng "tự sát": Địa điểm ám ảnh nhất Nhật Bản

Chủ Nhật, 21 Tháng Giêng 20185:00 SA(Xem: 6799)
Khu rừng "tự sát": Địa điểm ám ảnh nhất Nhật Bản

U ám và đầy bí ẩn, khu rừng Aokigahara là địa điểm ám ảnh nhất ở Nhật Bản. Vì nhiều lí do khác nhau, nhiều người dân xứ sở hoa anh đào đã chọn khu rừng này làm nơi kết thúc cuộc sống của mình.

Khu rừng “tự sát”

Aokigahara (Biển Cây) là một khu rừng nhỏ được hình thành từ hơn 1000 năm về trước và nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ. Cánh rừng mang vẻ đẹp huyền bí và u ám do cây cối mọc chi chít, che hết cả ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, nếu có ý định đến thăm Aokigahara, chắc chắn các du khách sẽ không khỏi rùng mình trước tấm biển được đặt ngay ở cổng:“Cuộc sống là món quà quý giá” từ cha mẹ. Hãy yên lặng nghĩ một lần về cha mẹ, anh chị em hay con mình. Đừng chịu đựng một mình mà đầu tiên hãy chia sẻ.”

Tấm biển có dòng chữ "Mạng sống là điều quý báu mà cha mẹ đã trao cho bạn" ở rừng Aokigahara. Ảnh: NYTimes.

Lí do có tấm biển này rất đơn giản nhưng cũng ghê rợn: nhiều người ghé thăm nơi đây không hề có ý định trở ra. Đã hàng chục năm nay, Aokigahara thường được mô tả là địa điểm tự tử trong các tiểu thuyết, chương trình truyền hình và phim ảnh.

Theo thống kê từ năm 1970, mỗi năm có ít nhất hàng chục vụ tự sát xảy ra trong khu rừng này. Sau 1 năm, con số đó cứ tiếp tục tăng lên 20 vụ và số lượng xác người tìm được tại đây kỷ lục từng được ghi nhận là 108 trong năm 2004. Chính quyền địa phương cho biết, chỉ từ năm 2013 tới 2015, đã có ít nhất 100 người không sống ở khu vực xung quanh Aokigahara tìm về đây để kết thúc cuộc sống.

Để ngăn chặn các cuộc tự tử xảy ra trong rừng, các nhà chức trách đã triển khai nhiều biện pháp như đặt biển quảng cáo đường dây nóng ngăn tự tử, lắp đặt các camera an ninh, đào tạo các tình nguyện viện sẵn sàng khuyên nhủ những du khách có biểu hiện muốn tự tử, tăng cường cảnh sát tuần tra lối vào khu rừng.

Lí do bí ẩn

Đồ vật do những người tự tử để lại

Có nhiều cách lí giải cho việc vì sao nhiều người chọn nơi đây làm nơi an giấc nghìn thu của mình. Ba mươi năm trước, Tiến sĩ Yoshitomo Takahashi – một nhà tâm thần học - đã phỏng vấn nhiều người tự tử không thành tại khu rừng này. Lí do mà họ đưa ra khiến người nghe không khỏi lạnh sống lưng: họ tin rằng họ có thể chết hoàn toàn mà không bị ai nhận thấy. Không chỉ có vậy, tiến sĩ Takahashi tin rằng, các tiểu thuyết, bộ phim và giới truyền thông cũng đang gián tiếp đẩy nhiều người đến Aokigahara để tự tử. Theo đó, nhờ các câu chuyện về Aokigahara, những người tự tử nghĩ rằng “mình sẽ không chết một mình”.

Vấn đề nghiêm trọng

Nhật Bản từ lâu đã phải vật lộn để chống lại tỷ lệ tự tử cao. Năm 2016, theo thống kê của Bộ Y tế và cơ quan cảnh sát quốc gia, gần 22.000 người đã tự vẫn (tương đương tỷ lệ 17,3/100.000 người), trong đó 60% các vụ là diễn ra tại nhà.

Nhiều người lao động Nhật Bản kiệt quệ dưới áp lực công việc quá lớn

Áp lực công việc và học tập từ lâu đã được cho là nguyên nhân gây ra suy nhược tinh thần nghiêm trọng dẫn đến tự sát. Các yếu tố khác có thể được kể đến là cô lập với xã hội và thiếu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần.

Ngoài ra, văn hóa coi tự tử là “hành vi vinh quang” – xuất phát từ tinh thần võ sĩ đạo của các samurai thời xưa – cũng bị nhiều chuyên gia coi là hành động “thi vị hóa” việc tử tự, khiến cho nhiều người Nhật chọn địa điểm đẹp để kết thúc cuộc sống như trường hợp của khu rừng Aokigahara.

180102110657-logan-paul-suicide-vlog-backlash-1-exlarge-169-1515658757-width780height438

Youtuber Logan Paul trong đoạn video gây tranh cãi

Câu chuyện về Aokigahara không hề xa lạ với những người dân Nhật Bản và các du khách từng đến khu rừng này. Thế nhưng, sau khi Logan Paul - 1 youtuber nổi tiếng - đăng tải đoạn video phát hiện thi thể của một người tự tử và có những hành động cợt nhả, thiếu tôn trọng dẫn đến việc bị cư dân mạn "ném đá" tơi bời, câu chuyện khu rừng "tự sát" nói riêng và vấn đề nạn tự tử ở Nhật Bản nói chung lại cháy bùng lên trong dự luận Nhật Bản.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn