‘Lỗ hổng’ đạo đức của người làm nghiên cứu tại Trung Quốc có thể là nguyên nhân gây đại dịch

Thứ Sáu, 08 Tháng Năm 20205:00 SA(Xem: 5157)
‘Lỗ hổng’ đạo đức của người làm nghiên cứu tại Trung Quốc có thể là nguyên nhân gây đại dịch

Các chuyên gia cho biết, đại dịch COVID-19 đã phơi bày những hành vi sai lầm trong khâu quản lý, sự tham nhũng và thiếu đạo đức tại các phòng thí nghiệm virus học của Trung Quốc. 

GettyImages-643961414-1200x800
Nhà virus học Trung Quốc Tiến sĩ Zhengli Shi bên trong phòng thí nghiệm P4, Viện Virus học Vũ Hán vào ngày 23 tháng 2 năm 2017. (Ảnh: Getty Images)

Đã có hàng loạt câu hỏi đặt ra về nguồn gốc của chủng virus SARS-CoV-2. Theo các số liệu thu thập từ trường Đại học John Hopkins, tính đến hôm nay, toàn thế giới đã có hơn 3 triệu ca nhiễm COVID-19 và hơn 200 nghìn ca tử vong vì dịch bệnh. 

Nhưng số liệu các ca lây nhiễm và tử vong trên thực tế vẫn chưa thể xác nhận được do sự thiếu hụt những số liệu báo cáo chính xác từ Trung Quốc. 

Một giả định được bàn tán rộng rãi là chủng virus gây căn bệnh COVID-19 thực chất được điều chế trong Viện Virus học Vũ Hán. Chính quyền Trung Quốc sau đó đã phủ nhận thông tin này.

Bất kể là giả thiết nào đi nữa, thì các chuyên gia đều cho rằng các cuộc điều tra nghiên cứu về chủng virus SARS-CoV-2 của Trung Quốc đã phơi bày sự thiếu đạo đức tại các phòng thí nghiệm virus của quốc gia này, mà nguyên nhân sâu xa đến từ sự kiểm soát tuyệt đối của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các viện nghiên cứu.

Steve Mosher, chủ tịch của Viện nghiên cứu dân số – một quỹ từ thiện nhân quyền bảo thủ, đã cho biết trong một bức email: “Trong nhiều năm, các nhà virus học làm việc tại các quốc gia phương Tây đều nghĩ rằng những cộng sự Trung Quốc của họ đang làm việc với những quy chuẩn đạo đức giống như họ”.

“Hẳn nhiên là giống nhau bởi đó là những quy chuẩn được sao chép từ các quốc gia phương Tây. Nhưng khi áp dụng vào thực tế thì hành vi sẽ có sự khác biệt. Tất cả mọi thứ tại Trung Quốc đều được tiến hành để phục vụ cho nhu cầu chính trị của ĐCSTQ”, bức thư viết.

84587567_768424993651066_346045562283360256_n-1
Bác sĩ Vũ Hán Trung Quốc tuyên thệ dưới cờ đảng, quyết chiến với đại dịch Virus Corona. (Ảnh: Tân Hoa Xã )

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu virus SARS-CoV-2 của Trung Quốc

Các giả thiết về việc chủng virus SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm được bắt nguồn từ việc bệnh nhân đầu tiên bị lây nhiễm với một chủng virus corona mới tại Vũ Hán. Bà Thạch Chính Lệ, nhà virus học chuyên nghiên cứu các chủng virus corona, đã thực hiện nghiên cứu về đột biến chức năng ở chủng virus SARS tại viện nghiên cứu. Nó bao gồm quá trình cố ý làm tăng khả năng lây truyền hoặc độc dược của mầm bệnh. 

Tại Mỹ, chính quyền đã tạm dừng tài trợ cho loại hình nghiên cứu như thế này vào năm 2014, và phải tới năm 2017 mới được tiến hành trở lại với điều kiện phải tuân thủ theo “quy trình đánh giá kỹ lưỡng” được Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đề ra. 

Bà Thạch là một nhà virus học khá nổi tiếng tại Trung Quốc với danh xưng “người dơi” nhờ vào những nghiên cứu về nhóm động vật có vú và có cánh. Bà đã lưu trữ các cá thể dơi mang trong mình virus corona tại phòng thí nghiêm Vũ Hán để nghiên cứu. 

Các rủi ro liên quan đến các nghiên cứu biến đổi chức năng được đưa ra tranh luận trong một bài báo xuất bản năm 2015 của tạp chí Nature. Bài báo nhắc đến một chủng virus hình thành ở động vật, có thể lây nhiễm cho con người sau khi được điều chế tại một phòng thí nghiệm, thông qua áp dụng kỹ thuật di truyền giữa loài dơi lá mũi ở Trung Quốc với chủng virus SARS,nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà virus học quốc tế, trong đó có bà Thạch. 

Simon Wain-Hobson, nhà virus học thuộc Viện Pasteur tại Pháp đã chia sẻ với tạp chí Nature vào thời điểm đó rằng: “Nếu chủng virus đó bị phát tán ra ngoài thì không ai có thể lường trước được quỹ đạo lây lan của nó”. 

Tuy chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy liệu chủng virus kể trên có được lưu trữ tại phòng thí nghiệm Vũ Hán của bà Thạch hay không, nhưng trường hợp kể trên đã bộc lộ rõ những rủi ro tiềm tàng đằng sau các nghiên cứu đột biến chức năng. Tạp chí Nature đã đăng một bài tuyên bố để khẳng định, không có bằng chứng nào cho thấy sự việc kể trên là nguyên nhân gây ra đại dịch COVID-19 hiện nay. 

Ngày 23/4, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết trên chương trình “Larry O’Connor Show” rằng, Mỹ hiện đang liên tục đánh giá các phòng thí nghiệm nghiên cứu về virus tiềm ẩn những rủi ro cao trên khắp thế giới để đảm bảo tất cả các biện pháp an toàn đều được thực thi đúng cách. 

Ông lo ngại: “Hiện đang có nhiều kiểu phòng thí nghiệm như vậy ở Trung Quốc, và chúng tôi e ngại rằng chúng không đáp ứng được về mặt kỹ thuật, năng lực, quy trình và giao thức đủ để bảo vệ thế giới khỏi những rủi ro rò rỉ”. 

GettyImages-1210149343-1200x675
Ảnh chụp phòng thí nghiệm P4 tại Viện Virus học Vũ Hán ở Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 17 tháng 4 năm 2020. (Ảnh: Getty Images)

Các cáo buộc về buôn bán động vật lấy từ phòng thí nghiệm 

Một giả thuyết nữa được đặt ra là bằng một cách nào đó, chủng virus SARS-CoV-2 đã phát tán tại khu chợ hải sản Huanan ở Vũ Hán, do mầm bệnh tiềm ẩn trong các cá thể động vật tại phòng thí nghiệm được đem đến đây giao bán và từ đó lây nhiễm cho con người. 

Các nhà nghiên cứu từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán bị cáo buộc đem bán những phần thịt dư thừa sau khi hoàn tất thí nghiệm trên động vật. 

Các chuyên gia được tờ Epoch Times phỏng vấn đều bày tỏ quan ngại về hành vi này, sau khi xuất hiện các cáo buộc tham nhũng bên trong phòng thí nghiệm ở Trung Quốc. Họ e rằng đây có thể là một con đường khiến cho virus phát tán. 

Một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng Mỹ đã bày tỏ mối lo ngại của họ trong một lá thư gửi Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, kêu gọi “đóng cửa toàn cầu các thị trường buôn bán động vật hoang dã tươi sống” sau khi xuất hiện các giả thuyết đại dịch bùng phát từ các khu chợ bán đồ tươi sống. 

Một trong những trường hợp điển hình về tham nhũng trong thời gian gần đây, được ấn bản Trung Quốc của tờ Epoch Times đưa tin phải kể đến là Ning Li, một giáo sư trường ĐH Nông nghiệp Trung Quốc, ông đã bị kết án 12 năm tù vào tháng Hai vừa qua vì tội buôn bán động vật từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán. 

Trong tổng số 3,7 triệu NDT (552 nghìn đô la) mà ông Li thu được trái phép, hơn 1 triệu NDT (141 nghìn đô la) đến từ việc buôn bán động vật hoặc sữa được lấy từ phòng thí nghiệm, trong đó có bao gồm các động vật như lợn và bò. 

Sean Li, người từng là một nhà nghiên cứu virus học của Quân đội Hoa Kỳ cho biết, tại Trung Quốc những hành vi phạm tội như thế này rất khó để đưa ra ánh sáng. Ông chia sẻ: “Ngay cả khi người ta muốn lật tẩy cán bộ hay các nhà lãnh đạo của một viện nghiên cứu vì buôn bán động vật thí nghiệm, thì tiếng nói của họ cũng sẽ dễ dàng bị dập tắt bởi ban lãnh đạo để nhằm bảo vệ danh tiếng cho viện”.

Wendy Rogers, một chuyên gia người Úc về đạo đức sinh học thực tế, được tạp chí Nature mệnh danh là một trong 10 người có vai trò quan trọng trong lĩnh vực khoa học năm 2019, bà chia sẻ qua email rằng, một nền văn hóa như Trung Quốc sẽ càng khiến cho nạn tham nhũng trở nên nghiêm trọng hơn bên trong những phòng thí nghiệm: “Có một sự nới lỏng trước những hành vi tham nhũng tại Trung Quốc. Điều này sẽ thúc đẩy người dân “lách luật”, thực hiện những hành vi phạm pháp, suy đồi, thiếu đạo đức nếu họ có thể làm được, nhất là khi họ còn có thể kiếm thêm thu nhập thông qua hành vi đó”.  

Một hệ thống ngày càng trở nên khép kín

Khi được hỏi rằng, liệu đại dịch Vũ Hán có thể khiến chính quyền Trung Quốc trở nên minh bạch hơn với cộng đồng quốc tế về những nghiên cứu virus được không, ông Mosher cho hay điều này khó có thể xảy ra. 

Ông nói: “Phản ứng của ĐCSTQ sẽ còn trở nên kém minh bạch, kém nhân văn hơn khi họ vẫn sẽ che giấu ngày một nhiều những gì mà họ đã thực hiện ở mảng khoa học, đặt ra một rào cản ngày càng to lớn trước việc báo cáo và hợp tác quốc tế”.  

“Hệ thống của họ sẽ trở nên ngày một khép kín hơn. Cuối cùng thì họ sẽ đạt tới ‘trạng thái tự nhiên’ của một nhà nước chuyên chế, quan liêu với kỹ thuật công nghệ cao, những người sẵn sàng tham gia vào mạng lưới dối trá của chính quyền Trung Quốc đều sẽ được vinh danh và thăng tiến, điều này cho thấy thêm một điểm của sự suy đồi đạo đức”, ông Mosher cho biết, bất cứ bác sĩ hay nhà nghiên cứu nào cố gắng minh bạch thông tin về chủng virus SARS-CoV-2 đều sẽ bị ‘bịt miệng’ và xử lý. 

Epoch Times Photo
Đài tưởng niệm Bác Sỹ Lý Văn Lượng đặt bên ngoài khuôn viên đại học UCLA, California, Mỹ vào 15/02. Ông là người đã cảnh báo dịch viêm phổi Vũ Hán trước khi chính quyền Trung Quốc hành động và sau đó đã chết vì Virus Corona, (Ảnh: Getty Images)

Nhà nghiên cứu Sean Lin chỉ ra rằng người dân tại Trung Quốc không có quyền tự do ngôn luận trong giai đoạn đại dịch bùng phát, thậm chí cả bác sĩ lẫn y tá đều không được phép xuất hiện để thông báo về tình hình dịch bệnh hay “thiếu hụt nguồn cung y tế cho các tạp chí khoa học và cánh truyền thông biết.Ông nói thêm: “Dù ĐCSTQ đã ký cam kết Công ước Vũ khí Sinh học vào năm 1985 nhưng thế giới vẫn cần phải điều tra xem liệu Viện Virus học Vũ Hán và Đơn vị Quân Y Trung Quốc có đang tiến hành dự án phát triển vũ khí sinh học hay không”.

Huy Hoàng ( Theo Epoch Times)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn