Mỹ quay lưng với thế giới giữa đại dịch

Chủ Nhật, 22 Tháng Ba 20204:00 SA(Xem: 5318)
Mỹ quay lưng với thế giới giữa đại dịch

Năm 2003, tổng thống George W. Bush lập chương trình giúp cứu hàng nghìn bệnh nhân AIDS châu Phi, nhưng sự hào hiệp đó giờ đây không còn dưới thời Trump.

Kế hoạch khẩn cấp của tổng thống Bush khi đó cung cấp tới 90 tỷ USD nhằm cứu trợ bệnh nhân AIDS, được coi là nỗ lực lớn nhất của một quốc gia trong việc chống lại dịch bệnh thế kỷ. Trong khủng hoảng kinh tế năm 2008 và dịch Ebola năm 2014, Mỹ tiếp tục đảm nhiệm vai trò điều phối phản ứng toàn cầu. Dù chưa hoàn hảo, những động thái khi đó của Mỹ vẫn được cả đồng minh và đối thủ biết ơn.

Tuy nhiên, với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống Donald Trump sau đó rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nghi ngờ vai trò của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời thể hiện sự khó chịu với những tổ chức đa phương mà Mỹ đã xây dựng và lãnh đạo từ sau Thế chiến II.

"Sự ích kỷ của nước Mỹ dưới thời Trump là điều chưa từng thấy. Họ thường luôn chú trọng lợi ích cá nhân, nhưng cũng rất hào phóng", Jan Techau, chuyên gia cấp cao tại Quỹ German Marshall ở Berlin, Đức, nhận xét. Theo ông, việc Trump cố đổ lỗi cho Trung Quốc và châu Âu về Covid-19 "đồng nghĩa nước Mỹ không còn phụng sự hành tinh này", nói thêm rằng đây là tin xấu cho thế giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp với các y tá về Covid-19 tại Nhà Trắng hôm 18/3. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp với các y tá về Covid-19 tại Nhà Trắng hôm 18/3. Ảnh: Reuters.

Trong giai đoạn đầu của Covid-19, Mỹ cung cấp viện trợ cho Trung Quốc cùng một số quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng. Nhưng nhìn chung, Washington đã "quay lưng", thậm chí với cả những đồng minh thân cận nhất để tự bảo vệ mình, theo bình luận viên Steven Erlanger của NY Times.

Hôm 11/3, Trump ban lệnh cấm nhập cảnh từ 26 nước châu Âu đến Mỹ, sau đó mở rộng thêm cả Anh và Ireland, nhưng không trao đổi hay thông báo trước cho họ. Mỹ là chủ tịch nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) năm nay, nhưng người đề xuất hội nghị thượng đỉnh về nCoV thông qua video là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Trump đồng ý, nhưng người chịu trách nhiệm tổ chức vẫn là Macron.

Châu Âu nói chung và người Đức nói riêng còn vô cùng tức giận sau khi giới chức Đức cáo buộc Trump đề nghị trả một tỷ USD cho tập đoàn dược phẩm Cure-Vac của nước này, nhằm đảm bảo nghiên cứu vaccine phòng chống nCoV của họ "chỉ dành cho Mỹ". "Nước Đức không phải để bán", Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier tuyên bố.

Nhà Trắng đã phủ nhận các cáo buộc và Cure-Vac cũng từ chối bình luận về những đồn đoán liên quan đến họ. Tuy nhiên, Claudia Major, nhà phân tích tại Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế ở Berlin, cho rằng "mọi người đều nghĩ Trump có khả năng làm như vậy" bất kể sự thật ra sao. "Mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương bây giờ là thế", bà nói thêm.

"Hầu hết chúng ta đều quan tâm cuộc khủng hoảng ảnh hưởng gì đến gia đình, sinh kế và tương lai đất nước mình. Nhưng rõ ràng mọi người cũng đang xem xét cách những nước khác đối phó đại dịch", Peter Westmacott, cựu đại sứ Anh tại Mỹ, nhận định.

Westmacott cho rằng màn thể hiện của Trump gần như trùng khớp với những quan điểm vốn có của mọi người về ông. "Đó là cách cư xử chỉ vì bản thân, đồng thời không chịu nhận trách nhiệm cho những sai lầm ban đầu", cựu đại sứ đánh giá, nói thêm rằng tin đồn Trump cố mua độc quyền vaccine từ Đức càng tô đậm khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", thay vì hình ảnh cường quốc hào hiệp như trước đây.

Những điều trên được cho là trái ngược với Trung Quốc, đất nước mắc sai lầm lớn khi Covid-19 mới bùng phát, nhưng dường như đã kiểm soát đại dịch hiệu quả nhờ loạt biện pháp quyết liệt. Bắc Kinh giờ đây còn gửi viện trợ, bao gồm khẩu trang, máy thở và nhân viên y tế, tới Italy và Serbia.

"Sự đoàn kết của châu Âu không tồn tại. Nó chỉ có trong truyện cổ tích. Tôi tin vào người anh em và bạn bè của mình là ông Tập Cận Bình. Tôi tin vào sự giúp đỡ của Trung Quốc", Tổng thống Serbia Alexanderar Vucic phát biểu khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp ngày 16/3.

Hôm 18/3, Trung Quốc cung cấp cho Liên minh châu Âu (EU) 2 triệu khẩu trang y tế, 200.000 khẩu trang N95 và 50.000 kit xét nghiệm. Họ tiếp tục gửi vài triệu khẩu trang đến Bỉ vào ngày 20/3. Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma thậm chí đề nghị hỗ trợ Mỹ, cam kết chuyển 500.000 kit xét nghiệm và một triệu khẩu trang.

"Đó là màn đối đầu nghiêm túc về xây dựng hình ảnh. Trung Quốc đã sử dụng hiệu quả quyền lực mềm, thứ từng là công cụ của Mỹ. Họ cố gắng khiến mọi người quên rằng rất nhiều việc chúng ta đang gánh chịu xuất phát từ sai lầm trong nước của họ", nhà phân tích Major nêu ý kiến.

Bà nói thêm rằng những hành động của Trung Quốc để lại ấn tượng rằng họ đang dẫn dắt và phối hợp với các nước khác. "Trong khi đó, Mỹ dường như không muốn hoặc không thể lãnh đạo", Major nói.

Với nhiều người châu Âu, phản ứng trong nước của Mỹ cũng gây cảm giác hụt hẫng. "Mỹ phần nào đó mong manh hơn EU do thiếu các cấu trúc xã hội như ở châu Âu", cựu nghị sĩ Nghị viện châu Âu Marietje Schaake nhận xét, đồng thời bày tỏ lo ngại về nguy cơ sụp đổ những "chất keo" gắn kết xã hội ở Mỹ.

"Tôi ước gì sự phối hợp mang tính xây dựng xuất hiện nhiều hơn, thay vì những phát ngôn công kích và hoa mỹ của Trump. Họ phủ nhận các vấn đề, trong khi một quốc gia như Đức lại tuyên bố cung cấp vaccine cho tất cả nếu thành công", Schaake nói.

Theo bình luận viên Erlanger, cuộc khủng hoảng do Covid-19 có thể đánh dấu bước ngoặt cơ bản trên toàn cầu. "10 năm sau, chúng ta có thể sẽ nhìn lại và nói rằng đây là thời khắc Trung Quốc trỗi dậy, Mỹ xuống dốc", Schaake cho hay.

Tuy nhiên, cựu đại sứ Westmacott nhận thấy Trump vài ngày qua bắt đầu bộc lộ sự nghiêm túc khác lạ. "Giọng điệu của ông ấy dường như đã thay đổi, bất chấp một số tuyên bố không thực tế về việc xét nghiệm. Ông ấy bớt hung hăng và thể hiện vai trò lãnh đạo nhiều hơn", Westmacott đánh giá.

Niềm hy vọng còn đặt vào khả năng nghiên cứu y học phát triển nhất thế giới của Mỹ. Quy mô gói hỗ trợ khẩn cấp trị giá 104 tỷ USD cho Covid-19 mà quốc hội Mỹ nhanh chóng chuẩn bị cũng gây ấn tượng.

"Với một quốc gia từng chật vật vì chính sách Obamacare, số tiền đó rất lớn. Điều này thể hiện một phần sự vĩ đại thực sự của người Mỹ. Đó là khả năng hành động táo bạo trước thử thách", Stefano Stefanini, nhà cựu ngoại giao Italy, cho hay.

Ánh Ngọc (Theo NY Times)

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 24 Tháng Ba 20201:39 SA
Khách
Chang co gi phai am i neu khong muon noi la Duc tuc anh ach vi cu nay.Thuan mua vua ban.Ban co hang va toi muon mua ,gia ca thuan loi.My khong o ep,khong chan hong va con rat rong luong nua la khac.Day nha ! khi Duc kham pha ra thuoc tri corona,Duc co thong bao va chia xe tin mung cho moi nuoc ? Hay la lang lang san xuat va ban cho ban hang trong luc khan cap nay ? My co y dinh mua,san xuat cho minh va sau do cuu giup cac nuoc dang can thuoc de diet mam mong tau phu.Lich su the gioi da chung minh long bao dung va rong rai cua nguoi dan My khi tro giup nhung tai uong cho moi nuoc tren toan the gioi,ve phuong dien kinh te,nuoc Duc nhap khau xe My voi thue xuat cao,con My nhap xe Duc voi thue nhe nhang hon rat nhieu, Do la long bao dung va rong rai trong thay va so mo thay ro rang. Duc+Phap+Italy la 03 anh chang luon lau ca,lem linh va san sang bat tay voi ke thu de dam cho chang cowboy vai cu. Nhung thien bat dung gian ai bao cho tau no trung thau,manh dan cong tau sang lam viec de roi hau qua ngay truoc mat.
Chủ Nhật, 22 Tháng Ba 20205:38 CH
Khách
Lúc đáng hào phóng thì hào phóng, khi đáng "quay lưng" thì "quay lưng" ! "Ăn theo thuở, ở theo thì " ! Giúp cho nó thằng giặc Virus China, mà nó phản , ngay cả maskes mà nó không bán ! Nói "quay lưng" là còn lịch sự chán , đúng nghĩa là "quay đít" địt vào mặt nó chớ thế giới nào ? Tự lo mà còn rối ren, lo cho ai nữa đây ?!
Chủ Nhật, 22 Tháng Ba 20204:57 CH
Khách
Cái thằng nào mà viết bái này, thực sự là đại ngu chưa từng thấy trên thế giới. Nhà tôi cháy, nhà thằng hàng xóm cháy, tôi phải chạy qua cứu cái thằng hàng xóm trước cái đã. Đúng là Hero, tôi cho rằng cái thằng viết bài này nó ăn c c của mấy thằng Mọi nào đó thì phải, thằng Vc thì đúng, chứ không lẽ thằng NY. Times nào mà lại ngu vĩ đại như vậy.
Chủ Nhật, 22 Tháng Ba 20203:58 CH
Khách
" Sự ích kỷ của nước Mỹ dưới thời Trump là điều chưa từng thấy. Họ thường luôn chú trọng lợi ích cá nhân, nhưng cũng rất hào phóng "Jan Techau, chuyên gia cấp cao tại Quỹ German Marshall ở Berlin, Đức,
" Mỹ phần nào đó mỏng manh hơn EU đó thiếu các cấu trúc xã hội như ở châu Âu", cựu nghị sĩ Nghị viện châu Âu Marietje Schaake nhận xét,
"Peter Westmacott, cựu đại sứ Anh tại Mỹ, nhận định."
" Giới chức Đức cáo buộc Trump đề nghị trả một tỷ USD cho tập đoàn dược phẩm... '
FAKE NEWS:
"Hôm 18/3, Trung Quốc cung cấp cho Liên mình châu Âu (EU) 2 triệu khẩu trang y tế, 200.000 khẩu trang N95 và 50.000 kit xét nghiệm. Họ tiếp tục gửi vài triệu khẩu trang đến Bỉ vào ngày 20/3. Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma thậm chí đề nghị hỗ trợ Mỹ, cam kết chuyển 500.000 kit xét nghiệm và một triệu khẩu trang"
' Washington đã "quay lưng", thậm chí với cả những đồng mình thân cận nhất để tự bảo vệ mình, theo bình luận viên Steven Erlanger của NY Times.'
1) ĐÂY LÀ MỘT BÀI VIẾT HỔ LỐN, BAO GỒM BÌNH LUẬN TỪ GIUOI CHỨC ÂU CHÂU ( HỀ CÓ CHUYỆN THÌ CHÚNG VAN NÀI MỸ , SAU KHI XONG VIỆC THÌ QUAY LƯNG CHỬI MỸ , CÓ NÊN TIẾP TỤC CƯU MANG VAI TRÒ BẢO HỘ THẾ GIỚI VỚI ĐỒNG TIỀN CỦA NGƯỜI ĐÓNG THUẾ Ở MỸ KHÔNG ?
2) Cộng thêm fake news về việc Tàu đề nghị giúp do Mỹ !!! ỐC CÒN KHÔNG LO NỔI THÂN ỐC , lo được cho ai ? đặc biệt là từ Jack Ma chủ tịch của Alibaba VÀ BỐN MƯƠI TÊN CƯỚP
3) Đã vậy còn cộng thêm bình luận từ một anh " công nhân viên chức " của tờ báo ( hết thời ) NYT
Bây giờ mới nghiệm ra thâm ý của HNPD : post những bài viết như thế này để thiên hạ có mục tiêu mà chửi
Chủ Nhật, 22 Tháng Ba 202012:51 CH
Khách
@@@

"Nước Mỹ trên hết"
Đúng, hoàn toàn đúng.

Không lẽ:
Bỏ chuyện nhà, đi lo chuyện người ta ?

@@@
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn