Virus Vũ Hán: Phép thử về trách nhiệm và các giá trị dân chủ phương Tây

Thứ Hai, 16 Tháng Ba 20201:00 SA(Xem: 5014)
Virus Vũ Hán: Phép thử về trách nhiệm và các giá trị dân chủ phương Tây
Ý kêu gọi viện trợ như EU chưa đoái hoài
Sự lây lan nhanh chóng của coronavirus chủng mới đang là một phép thử quan trọng đối với các nền dân chủ phương Tây khi họ đứng trươc sự lựa chọn đoàn kết hay dân tuý; dân chủ hay quyết đoán. Steven Erlanger có bài phân tích trên tờ New York Times.

Trong khi Ý kêu gọi viện trợ, Liên minh châu Âu dường như trì hoãn hành động và dò dẫm đường đi nước bước. Còn các quốc gia thành viên phớt lờ lời kêu gọi đoàn kết. Về phần mình, Mỹ đã chọn giải pháp cách ly hoàn toàn khỏi châu Âu bằng tuyên bố đóng cửa qua lại.

Tổng thống Trump đã quyết định cấm cửa du lịch với các nước châu Âu và đổ lỗi cho họ không hành động, thay vì đóng vai trò lãnh đạo trong hợp tác và phối hợp. Điều đó khiến nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng đã gây tổn hại chia rẽ quan hệ 2 bờ Đại Tây Dương, đặc biệt là khi phía châu Âu nói rằng lệnh cấm là đơn phương áp đặt, mà không thèm hỏi ý kiến ​​họ.

Nhưng việc tìm kiếm vật tế thần - đầu tiên là Trung Quốc, sau đó là châu Âu - được coi là một phần của chính trị hóa không thể tránh khỏi của một cuộc khủng hoảng mà một số người còn đang so sánh với thời kỳ chiến tranh.

"Sau thảm hoạ ngày 11 tháng 9 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đây là thử thách lớn thứ ba về khả năng hợp tác và khả năng đoàn kết giữa chúng ta, vì dịch vi-rút không bị ngăn cách bởi biên giới", bà Constanze Stelzenmüller, một phụ nữ Đức và là thành viên cao cấp của Viện Brookings cho biết. "Chúng ta cần hợp tác trong cùng hội đồng quản trị về cả vấn đề y tế và tài chính để vượt qua khủng hoảng".

"Đây là một phép thử lớn đối với Liên minh châu Âu, khi bệnh dịch vi-rút như gánh nặng chồng chất lên trên các khủng hoảng hiện có về di cư và luật pháp", Paul Adamson, người sáng lập Encompass, một tạp chí ở châu Âu cho biết. "Các giá trị của châu Âu, sự đoàn kết, gắn bó với nhau nghe có vẻ như những cụm từ rỗng tuếch và thứ mà chúng ta nhận được được là vi-rút lây lan mạnh mẽ. vi-rút không biết dùng các ngôn từ bóng gió chính trị nên nó đang phởi bày tất cả những việc như không hành động, thiếu phối hợp hoặc bịt các lỗ hổng".

"Ngay lúc này, thấy rất rõ ràng về sự chậm chạp trong hợp tác giữa các quốc gia thành viên và các chính phủ, đặc biệt trong việc hỗ trợ thị trường như thế nào", bà Rosa Balfour đến từ Quỹ Marshall của Đức tại Brussels cho biết. "Liên minh châu Âu đã chọn cách ngồi một chỗ để chờ xem chuyện gì xảy ra. vi-rút có thể đột biến trong một khoảnh khắc và tôi không chắc là rằng EU sẽ kịp phản ứng tương xứng".

Đoàn kết đã bị sứt mẻ. Đức và Pháp đã hạn chế xuất khẩu vật tư y tế, vi phạm thị trường chung châu Âu, còn Áo và Cộng hòa Séc đã cấm du khách đến từ Ý, vi phạm nguyên tắc di chuyển tự do.

Ngay cả Thủ tướng của Đức, bà Angela Merkel, người được ca ngợi vì dám gióng chuông cảnh báo vào thứ Tư tuần trước về nguy cơ 70% người Đức có thể nhiễm vi-rút, cũng đã bị chỉ trích vì không công bố các biện pháp mạnh tương xứng với dự đoán đó.

Bà Stelzenmüller nói mọi người cũng muốn thấy Thủ tướng Đức nói rằng ’chúng ta cùng nhau làm điều này và người Ý sẽ nhận được hỗ trợ thêm từ chúng tôi'. Nhưng thay vào đó, điều ấy đã được phần cho người Trung Quốc, quốc gia đã ngay lập tức cử các chuyên gia y tế tới Ý và hứa sẽ cung cấp 2 triệu khẩu trang giá rẻ, 20.000 bộ quần áo bảo hộ và 1.000 mặt nạ phòng độc.

"Chuyện đó chỉ càng cổ suý cho Salvini", ông Charles Grant, giám đốc của Trung tâm cải cách châu Âu, đề cập đến Matteo Salvini, nhà dân túy cực hữu người Ý, một nhà phê bình mạnh mẽ về làn sóng nhập cư, toàn cầu hóa và chính sự tồn tại của khối Liên minh châu Âu.

"Các vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn với tác động kinh tế từ cuộc khủng hoảng", ông Grant nói. "Khủng hoảng đồng euro có thể quay trở lại, bởi vì có quá nhiều khoản nợ xấu trong các ngân hàng, đặc biệt là ở Ý. Những người theo chủ nghĩa dân túy sẽ lợi dụng tình thế đó".

"Nếu vi-rút tiếp tục lây lan nhanh và các chính phủ phản ứng kém hiệu quả hơn người Hàn Quốc hoặc Singapore, những lời chỉ trích sẽ bao phủ bầu không khí chính trị đang gặp bế tắc, với sự thất vọng và phẫn nộ chung của người dân với các chính phủ ở châu Âu", ông Simon Tilford, giám đốc Diễn đàn Kinh tế Mới - một tổ chức nghiên cứu tại Berlin, đánh giá.

"Rồi những thất vọng đó sẽ còn trở nên tồi tệ hơn bởi ảnh hưởng tiếp từ cú sốc kinh tế nghiêm trọng mà vi-rút tác động với một châu Âu chậm chạp", ông Tilford nói.

"Nếu các chính phủ tính sai trong chính sách phản ứng trước suy thoái kinh tế, sẽ có phản ứng dây chuyền đến nền chính trị các nước, thậm chí đến cả Liên minh châu Âu", ông Tilford nói. Lúc này, Ý đang có dấu hiệu mất kiểm soát.

"Tại Ý, đã có một phản ứng dữ dội chống lại toàn cầu hóa và hoà nhập, một cảm giác mạnh mẽ rằng phần đông người dân trong nước đã nghiêng về phe phản đối toàn cầu hóa và thị trường đồng euro, họ cho rằng giới tinh hoa đã không bảo vệ lợi ích quốc gia và Ý đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi gánh nặng người nhập cư theo phân bổ của EU", ông Tilford nói. Theo ông Tilford, vi-rút này rõ ràng là một món quà cho chủ nghĩa dân túy ở châu Âu.

Yascha Mounk, một chuyên gia về dân chủ và chủ nghĩa dân túy tại Đại học Johns Hopkins, lưu ý rằng trong khi vi-rút có thể cổ suý những người đối lập theo chủ nghĩa dân túy, thì mặt khác nó cũng có thể làm suy yếu những người theo chủ nghĩa dân túy đang nắm quyền lực.

Mặc dù nhiều nhà lãnh đạo truyền thống như bà Merkel dũng cảm nói theo cách trung thực và nghiêm túc hơn, các chính quyền cũng thất bại nặng nề trong các phản ứng của họ, ông Mounk nói. "Bà Merkel thẳng thắn nói về thực tế nhưng lại không đưa ra giải pháp rõ ràng, trong lúc các trường học Đức vẫn mở, các sự kiện thể thao lớn vẫn tiếp tục và mọi người không được khuyến khích làm việc tại nhà".

Ông Mounk nói, những người theo chủ nghĩa dân túy sẽ phản ứng trước bằng cách phủ nhận sự thật và chối bỏ trách nhiệm, không thừa nhận tình hình tồi tệ như thế nào. Sau đó, họ có thể thừa nhận tình hình là xấu, nhưng lại lái sang hướng tất cả đều là lỗi chung của mọi người và mô tả họ đã thực hiện một cuộc đấu tranh dũng cảm chống lại vi-rút.

Một người được cho là hiện thân của chủ nghĩa dân tuý đang nắm quyền là Tổng thống Mỹ. Ông Trump quyết định cố gắng cách ly Mỹ không phải là không hợp lý vì đó là một nỗ lực để làm chậm tốc độ lây lan dịch bệnh, ông François Heisbourg, một nhà phân tích người Pháp, đồng thời lưu ý rằng Israel đã có hành động cứng rắn hơn mà không bị chỉ trích.

Vấn đề là cách mà ông Trump đã sử dụng khi ban hành lệnh cấm đối với Liên minh châu Âu, trong khi vẫn cho phép các chuyến bay tiếp tục từ các nước như Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đó nhấn mạnh ý nghĩa trong Liên minh châu Âu rằng họ đang bị Mỹ bỏ rơi.

Đây là một thời điểm rất hệ trọng, đòi hỏi phải có hành động kịp thời hơn của các quốc gia để phong toả người dân, bởi vì sự chậm trễ càng lâu thì hậu quả càng tồi tệ, ông Heisbourg nói. Một đại dịch có tính chất nào đó tương tự như một cuộc chiến với hậu quả tang thương chẳng khác chiến tranh. Do vậy, Nhà nước cần nắm vai trò chuyên chế chứ không phải lúc mà việc tranh luận dân chủ bình thường có thể dùng để xử lý khủng hoảng.

Tỷ lệ lây nhiễm đang theo mô hình của Ý và nếu Brussels và các quốc gia không phản ứng mạnh mẽ và nhanh chóng hơn bằng hành động quyết đoán, ông Heisbourg nói, họ đang gây ra rắc rối lớn hơn.

Anh Tú (theo New York Tímes
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn