Covid-19 và sự chuẩn bị cho các dịch bệnh tiếp theo

Thứ Ba, 18 Tháng Hai 20205:57 CH(Xem: 4318)
Covid-19 và sự chuẩn bị cho các dịch bệnh tiếp theo

Khó có thể dự đoán tiến triển hoặc số người chết vì virus khi không biết chính xác nó được lây lan như thế nào. Khi coronavirus được phát hiện ở Trung Quốc vào cuối tháng 12, rồi lây lan sang nhiều nước khác, các nhà khoa học phải vật lộn để trả lời nhiều câu hỏi quan trọng: Nó có dễ lây lan từ người sang người? Thời gian ủ bệnh – thời gian mà người nhiễm bệnh có thể truyền virut tuy chưa xuất hiện các triệu chứng – thực sự là bao lâu? Tỷ lệ tử vong thực sự là gì?

Mặc dù 99% trong số hơn 63 nghìn trường hợp nhiễm bệnh và gần như tất cả 1400 trường hợp tử vong được báo cáo cho đến nay đều xảy ra ở Trung Quốc, nhưng điều đó sẽ thay đổi. Không thể biết số người rời khỏi Vũ Hán, một thành phố có 11 triệu dân, trước khi chính quyền Trung Quốc đóng cửa thành phố. Chúng ta cũng không biết có bao nhiêu người lên máy bay mà không biết họ đang mang virus. Chúng ta sẽ chỉ biết họ đã đi đâu khi họ bắt đầu nhiễm bệnh. Virus này đe dọa sâu sắc đến nỗi vừa qua Tổ chức Y tế Thế giới đã cẩn thận đặt tên cho nó là covid-19, để tránh sử dụng tên của người, vị trí địa lý hoặc thậm chí các loài động vật, có thể dẫn đến các cuộc tấn công chủng tộc và giết động vật không cần thiết.

Mặc cho mức độ nghiêm trọng của nó, chúng ta gần như không có gì ngạc nhiên về dịch bệnh này. Nó đã được dự đoán trước: từ bản chất của sự xuất hiện, sự lây lan toàn cầu nhanh chóng, đến tiềm năng làm tổn thương con người và giết chết họ. Điều đáng ngạc nhiên là thực tế chúng ta đã không chuẩn bị được tốt hơn cho loại tấn công của dịch bệnh này. Như nhà sinh vật học phân tử từng đoạt giải Nobel Joshua Lederberg đã nói: “virus là mối đe dọa lớn nhất đối với con người, và sẽ tiếp tục thống trị trên hành tinh này”. Đây có lẽ là cảnh báo nổi tiếng nhất và bị bỏ qua nhất của ông. Thế giới đã chứng kiến vào năm 1918, khi dịch cúm giết chết ít nhất 50 triệu người, không có vũ khí nào gây chết người và cũng phổ biến như vậy.

Hơn nữa, các cuộc tấn công virus này thường di chuyển theo mô hình cụ thể, rõ ràng. Ai đã từng đọc qua sách giáo khoa hoặc tạp chí khoa học về các bệnh truyền nhiễm mới nổi, sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng dơi là vật chủ ban đầu của virus này, hoặc người bệnh gần như chắc chắn mắc phải nó từ một loài trung gian, trong trường hợp này, có lẽ là tê tê, được cho là động vật bị buôn bán nhiều nhất trên Trái đất. Tê tê được đánh giá cao về các đặc tính dược phẩm được cho là từ vảy của chúng, và chúng đã được bán tại chợ hải sản ở Vũ Hán, nơi dịch bệnh dường như đã bắt đầu.

Các bệnh truyền nhiễm nhảy từ động vật sang người được gọi là zoonoses. Việc này xảy ra thường xuyên. Hầu hết mọi người đều nhớ sự hoảng loạn trên toàn thế giới do Hội chứng hô hấp cấp tính sars gây ra vào năm 2002, dẫn đến đại dịch đầu tiên của thiên niên kỷ, mặc dù số người chết trên toàn cầu là 774 người, ít hơn số người người chết trong một tuần vào mùa cúm hàng năm ở Hoa Kỳ. Virus sars, cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc, được truyền sang người thông qua một loại protein ACE-2, hay enzyme chuyển đổi angiotensinin được tìm thấy trên các tế bào hô hấp, cũng đóng vai trò là điểm xâm nhập của virus covid-19. Cả hai đều là coronaviruses, được đặt tên cho quầng sáng mà ta nhìn thấy xung quanh chúng dưới kính hiển vi. Giống nhau về mặt di truyền và được phân lập ở loài dơi. Điều tương tự cũng đúng với mers, hay Hội chứng hô hấp Trung Đông, một loại coronavirus bắt đầu vào năm 2012 và lây lan qua Ả Rập Saudi. Mers được truyền sang người qua lạc đà, nhưng nó có nguồn gốc từ dơi, cũng như virus Ebola. Marburg, một loại virus xuất huyết chết người được mô tả lần đầu tiên vào năm 1967, có nguồn gốc từ loài dơi ăn quả.

Lý do mà dơi đóng vai trò quan trọng như vậy trong việc truyền các virus này là không khó hiểu. Dơi chiếm khoảng hai mươi phần trăm tất cả các loài động vật có vú và nhiều trong số chúng có hệ miễn dịch mạnh mẽ khác thường, dường như có thể dễ dàng bảo vệ chúng chống lại các virus mạnh khác. Điều đó làm cho dơi trở thành vật chủ virus hoàn hảo; các virus tự rèn luyện trên hệ thống miễn dịch của dơi, và trong quá trình đó, chúng ngày càng có khả năng tự vệ. Tuy nhiên, dơi hầu như không phải là vật chủ duy nhất gây bệnh cho người. Năm 2004, một dạng cúm gia cầm gây bệnh rất cao, H5N1, xuất hiện tự nhiên ở chim nước hoang dã nhưng có thể lây lan dễ dàng sang gia cầm, nhảy từ gà sang người, gây ra dịch bệnh đáng sợ. Năm 2009, chủng cúm mới là một dạng bệnh cúm, còn được gọi là cúm lợn, vì nó truyền sang người qua lợn; chúng phục vụ như một bình trộn chung cho virus, bởi vì các tế bào hô hấp của lợn tương tự như của chúng ta.

Khả năng lan truyền sẽ xảy ra nhiều hơn ở những nơi có sự tiếp xúc thường xuyên giữa động vật và con người, như các chợ động vật sống phổ biến ở Đông Á. Nếu một con lợn bị nhiễm bệnh trong một khu chợ đông đúc, thì theo lý thuyết, nó có thể lây nhiễm cho một người và gây ra dịch bệnh. 60% dân thế giới sống ở châu Á, riêng tỉnh Quảng Đông đã có 113 triệu người, nhiều hơn rất nhiều so với dân số của bất kỳ quốc gia Tây Âu nào.

Những virus này đều tạo ra các mối đe dọa đặc biệt bởi vì chúng là mới, có nghĩa là con người không có kháng thể để chống lại chúng. Dịch cúm H1N1 năm 2009 đã lây nhiễm ít nhất 1,4 tỷ người, hầu hết các lây nhiễm xảy ra trước khi có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị vi-rút. Và đó là một năm mà WHO hoạt động rất hiệu quả. Chủng cúm đó đã giết chết tới 200 ngàn người trên thế giới, nhưng nó có thể còn tồi tệ hơn nhiều lần. Ví dụ, vào năm 1957, đại dịch cúm châu Á đã giết chết hơn 1 triệu người. Năm 1968, đại dịch cúm Hồng Kông đã giết chết từ 1 đến 4 triệu người. Có lẽ chúng ta cũng sẽ may mắn trong năm nay. (Nên nhớ rằng, ngay cả bây giờ, cúm theo mùa gây ra mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với sức khỏe của người Mỹ.) Trừ khi covid-19 chứng tỏ có độc tính cao, nó sẽ có khả năng giảm trong vòng vài tháng, và mối nguy hiểm mà nó gây ra sẽ bị lãng quên, như bệnh sars, mers, cúm gia cầm và các bệnh động vật khác. Nhưng quả là quá sớm để biết được chắc chắn.

Các nhà khoa học đang làm việc tích cực để ngăn chặn đại dịch này. Họ đã giải trình tự gen virus trong vòng chưa đầy hai tuần. Một bước thiết yếu giúp cho việc chẩn đoán, chế tạo thuốc và vắc-xin, điều mà chỉ mấy năm trước đây phải mất vài tháng. Nhưng, ngay cả với việc tăng tốc phát triển và thử nghiệm thuốc, thì vẫn có thể phải mất một năm để tạo ra vắc-xin. Nếu trước lúc đó, virus này đã vượt khỏi tầm kiểm soát, thì tỷ lệ tử vong có thể tăng vọt. Ngoài số người chết, thiệt hại về kinh tế đối với Trung Quốc, và đối với phần còn lại của thế giới là rất lớn. Chuỗi cung ứng công nghiệp trên toàn thế giới hiện đã bị phá vỡ nghiêm trọng. Du lịch đến và đi từ Trung Quốc đã dừng lại và các cuộc tấn công bài ngoại chống lại người châu Á đang gia tăng. Mặc dù thành phố New York đã không báo cáo một trường hợp nào được xác nhận là nhiễm covid-19, nhưng hoạt động kinh doanh tại khu phố Tàu đã giảm hơn 50% kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.

Không phải tất cả những điều này đã phải xảy ra; chúng ta có thể làm tốt hơn nhiều để chuẩn bị cho những dịch bệnh này, giống như chúng ta không chờ để bị đột quỵ mà phải sử dụng kiến ​​thức của mình để hạn chế nguy cơ của chúng. Phòng ngừa, và nó có thể hữu ích với dịch bệnh virus. Bây giờ chúng ta có thể thận trọng hơn về cải thiện điều kiện vệ sinh và điều tiết việc buôn bán động vật trong các chợ, nơi dịch bệnh có khả năng phát sinh. Các xét nghiệm đầy đủ và đáng tin cậy cho những người có thể đã bị nhiễm bệnh phải sẵn sàng. Có rất nhiều loại virus tương tự được tìm thấy trong các vật chứa chủ, đáng chú ý nhất là dơi. Nhiều trong số các virut này có sự tương đồng về mặt di truyền với covid-19, và cả với sars và mers. Đã đến lúc cần sử dụng các công cụ hiện đại của sinh học phân tử và sinh học tổng hợp để chế tạo thuốc và vắc-xin để bảo vệ chúng ta đối với các loại virus này. Chúng ta có thể tạo ra vắc-xin DNA trong phòng thí nghiệm và lưu trữ chúng dưới dạng phụ tùng, giống như chúng ta làm với các bộ phận cho điện thoại hoặc máy tính xách tay. Tại sao không chế tạo ra các loại vắc-xin để chống lại toàn bộ nhóm vi-rút này thay vì chờ từng loại tấn công rồi sau đó cố gắng chống trả? Ngày nay, với bệnh cúm hàng năm, chúng ta nuôi hầu hết các loại vắc-xin ở dạng trứng, giống như chúng ta đã làm trong nhiều thập kỷ. Đã đến lúc chúng ta phải hành động.

Một thời điểm tương lai, không nhiều năm nữa, chúng ta sẽ có khả năng giải mã virus ngay lập tức, chế tạo dụng cụ và vận hành các xét nghiệm chẩn đoán ở bất cứ đâu chứ không chỉ trong phòng thí nghiệm. Sinh học đang trở thành thông tin kỹ thuật số, và nó không cần được lưu trữ chỉ ở Cambridge, Palo Alto, hoặc Paris. Có thể truyền và in một chuỗi DNA bằng cách sử dụng tương đương phân tử của các máy in 3 chiều, một quy trình có thể cho phép các nhà khoa học gần như ở bất cứ nơi nào chế tạo được vắc-xin. Làm cho kỹ thuật này thành hiện thực và có sẵn nên là một ưu tiên cấp quốc gia và trên thực tế là một ưu tiên cấp quốc tế. Có những giải pháp khả thi khác, chẳng hạn như chỉnh sửa gen của lợn (và dơi) để loại bỏ các virus có thể truyền sang người. Kiểu can thiệp sinh thái này sẽ khó khăn về mặt khoa học và vấn đề đạo đức. Nhưng chắc chắn nó sẽ được thảo luận, vì vậy hãy bắt tay để làm điều đó một cách hợp lý.

Ngay cả khi đại dịch này qua đi nhanh chóng, thì sẽ có một đại dịch khác, có thể là thảm khốc hơn nhiều, vào năm tới, hoặc trong 10 năm hay 20 năm tới. Tất cả những gì chúng ta có thể biết chắc chắn là để có hy vọng ngăn chặn nó, thì ngay bây giờ là lúc chúng ta phải chuẩn bị.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Tư, 19 Tháng Hai 20202:57 SA
Khách
Khửa khửa khặc khặc cho dù WHO có sợ hãi nịnh bợ tầu cộng đặt lại tên cho Corona-Vũ hán, thì cũng có một hai người rưỡi (1, 2.1/2) biết rõ nghĩa chính xác của chữ COVID19.
- Ý nghĩa của từ COVID-19 tên mới mà WHO đặt cho viruscorona
China
Originated
Virus - Vuhan
In
December19 ==>COVID-19
(con virus bắt nguồn từ Trung Quốc vào tháng 12/2019) khặc khặc khửa khửa.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn