Bị tập kích căn cứ Khmeimim: Vì sao phòng không Nga "trơ mắt nhìn"?

Chủ Nhật, 14 Tháng Giêng 20188:00 CH(Xem: 8876)
Bị tập kích căn cứ Khmeimim: Vì sao phòng không Nga "trơ mắt nhìn"?

Mặc dù BQP Nga bác bỏ các thông tin cho đến nay cho thấy phía Nga bị bắn hỏng từ 6 đến 7 máy bay các loại mà chỉ thừa nhận 2 quân nhân thiệt mạng, nhưng rõ ràng phiến quân được cho là đã dùng súng cối tấn công bất ngờ và dồn dập vào căn cứ khiến hệ thống phòng thủ Nga không kịp trở tay.

Thực tế hiện nay Nga đang dùng hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 để bảo vệ căn cứ trên chống lại các cuộc tấn công. Trước đây, phiến quân đã nhiều lần dùng rocket tấn công vào căn cứ. Nhưng hệ thống Pantsir-S1 đã chặn đánh thành công các loại mục tiêu này.

Lần này họ dùng súng cối và đã thành công. Hệ thống Pantsir-S1 đã không thể đánh chặn thành công loại mục tiêu bay nhỏ có bộc lộ điện từ thấp này.

Bị tập kích căn cứ Khmeimim: Vì sao phòng không Nga trơ mắt nhìn? - Ảnh 1.

Hệ thống phòng không tầm gần Pantsir-S1 tại căn cứ Khmeimim, Syria.

Hệ thống Pantsir-S1 là hệ thống tên lửa – pháo phòng không dùng 2 khẩu pháo 30ly 2A38M để đánh chặn các mục tiêu tầm cực gần khi đã xuyên qua tầm đánh chặn của tên lửa. Các khẩu pháo này có tốc độ bắn 2.500 viên đạn nổ mảnh chạm nổ mỗi phút cho từng khẩu. Nó mang tổng cộng chỉ 700 viên đạn mỗi khẩu pháo.

Như vậy các khẩu pháo chỉ bắn 17 giây là hết đạn. Đây là hệ thống được thiết kế để đánh chặn các tên lửa hành trình, máy bay không người lái vũ trang (UCAV) nhằm bảo vệ các hệ thống phòng không lớn hơn trước máy bay phóng tên lửa hành trình vào trận địa phòng không bằng miếng đánh phi tiếp xúc ngoài tầm phòng không.

Nó không hề được thiết kế cho việc đánh chặn hoả lực bộ binh. Việc Pantsir-S1 đánh chặn thành công các rocket đơn lẻ vốn được phóng ở tầm xa và bay cao hơn nhiều với kích thước đạn lớn, bộc lộ điện từ lớn hơn đạn cối gấp rất nhiều lần đã được xem là thành công ngoài mong đợi.

Như vậy, phiến quân đã biết cách khoét vào điểm yếu nhất của phòng không Nga. Họ đã thiếu đi một hệ thống có thể đánh chặn đạn cối vốn bay thấp và có thể phóng từ nhiều hướng khác nhau cùng lúc.

Vậy trên thế giới có còn hệ thống phòng không nào có thể ngăn chặn được các cuộc tấn công kiểu như vừa rồi không?

Chúng ta đang đặt vấn đề từ góc nhìn khả năng đánh chặn đạn cối nên chỉ tham khảo các hệ thống được thiết kế có năng lực này đã biên chế trong quân đội các nước trên thế giới.

Thực tế tại chiến trường Trung Đông, Quân đội Mỹ và Israel luôn đứng trước nguy cơ bị tấn công bởi các vũ khí gọn nhẹ như súng cối, rocket. do vậy họ tỏ ra kinh nghiệm hơn người Nga trong việc đối phó với loại mục tiêu này.

Cũng chính vì thế, họ chính là bên khai sinh ra khái niệm C-RAM (Counter Rocket, Artillery, and Mortar), như cái tên của nó, là hệ thống đánh chặn rocket, đạn pháo và đạn cối.

Yêu cầu của một hệ thống như thế bao gồm 1 radar và hệ thống quang điện tử cực chính xác cùng một bệ pháo cơ động bắn nhanh có khả năng tạo ra 1 làn mưa đạn cùng tên lửa, nếu cần, để đánh chặn các mục tiêu tầm xa hơn như rocket, đạn pháo.

Hệ thống Centurion C-RAM của Mỹ

Đây thực ra là hệ thống phòng không hải quân tầm cực gần Phalanx phiên bản trên cạn được phát triển gấp cho Quân đội Mỹ đối phó với các cuộc tấn công bằng đạn rocket và đạn cối.

Nó sử dụng một radar sóng siêu ngắn kết hợp một đài quang điện tử để xác định mục tiêu, đường đạn và điều khiển khẩu pháo 20ly M60A1/A2 với tốc độ bắn trên 6000viên/phút đánh đón bằng 1 làn mưa đạn. Ngoài ra, để tăng khả năng cảnh báo, nó còn kết nối nhiều khẩu đội với 1 radar định vị pháo cối khác.

Bị tập kích căn cứ Khmeimim: Vì sao phòng không Nga trơ mắt nhìn? - Ảnh 2.
Bị tập kích căn cứ Khmeimim: Vì sao phòng không Nga trơ mắt nhìn? - Ảnh 3.

Radar cảnh báo tấn công bằng đạn cối AN/TPQ-50 làm việc cùng C-RAM

Khi phát hiện bị tấn công bởi đạn cối, pháo thì radar AN/TPQ-50 sẽ phân tích đường đạn trong thời gian cực ngắn để phân loại và ra lệnh cho C-RAM chỉ đánh chặn các quả đạn rơi vào căn cứ. C-RAM sẽ nhận chuyển giao mục tiêu và theo dõi để đánh đón bằng pháo.

Nhược điểm của hệ thống này là phải tốn quá nhiều đạn cho một mục tiêu và hệ thống cũng nhanh chóng hết đạn. Tuy nhiên nó là hệ thống đã được hiệu chỉnh cho ngăn chặn đạn pháo, cối và đã thực chiến thành công.

Hệ thống Porcupine của Ý

Bị tập kích căn cứ Khmeimim: Vì sao phòng không Nga trơ mắt nhìn? - Ảnh 4.

Đây là một hệ thống tương tự như Centurion C-RAM là dùng khẩu pháo M61A1 cỡ nòng 20ly với tốc độ bắn cao để đánh chặn mục tiêu dưới sự hướng dẫn của 1 radar băng Ku và một đài cảnh báo tấn công kết hợp. Điểm yếu của Porcupine cũng như C-RAM là nó tốn quá nhiều đạn để đánh chặn mục tiêu.

Hệ thống MANTI của RHEINMETALL, Đức

Đây có thể xem là hệ thống xứng đáng với mệnh danh "cung vàng thước ngọc" gợi mở ý tưởng cho việc thiết kế các hệ thống C-RAM hiên đại về sau này cũng như các hệ thống phòng không di động lục quân kết hợp hoả lực phòng thủ tầm xa.

Hệ thống Mantis (Modular, Automatic and Network capable Targeting and Interception System) hay NBS C-RAM được Rheinmetall phát triển lên từ hệ thống Skyshield sau khi họ mua lại công ty Oerlikon Contraves.

Một hệ thống Mantis bao gồm 1 đài radar cảnh báo kết hợp quang điện tử và bệ pháo 35x228ly điều khiển từ xa bắn đạn chùm định tầm điện tử AHEAD. Có thể tuỳ chọn thêm 1 bệ phóng tên lửa hoặc không.

Hệ thống chuyên chở được bằng xe tải và đặt cố định trên mặt đất. Phiên bản hải quân đặt trên tàu chiến hiện đã phát triển hoàn thiện gọi là Millennium và phiên bản lục quân trên xe bọc thép gọi là Skyranger hiện trong giai đoạn phát triển.

Mỗi khẩu pháo Revolver Mk2 có một đài quang điện tử để nhắm mục tiêu. Đến phiên bản mk2 thì dùng thêm 1 đài radar riêng. Nó có tốc độ bắn 1000viên/phút với thiết bị định tầm điện tử cắt ngòi cho đạn AHEAD (Advanced Hit Efficiency And Destruction) ở đầu nòng.

Bị tập kích căn cứ Khmeimim: Vì sao phòng không Nga trơ mắt nhìn? - Ảnh 5.
Bị tập kích căn cứ Khmeimim: Vì sao phòng không Nga trơ mắt nhìn? - Ảnh 6.

Nguyên lý ghi phần tử và cấu tạo đạn chùm định tầm AHEAD hay còn gọi là KETF/P-ABM

Nguyên lý hoạt động của hệ thống là khi radar cảnh báo phát hiện mục tiêu tấn công sẽ chuyển giao cho khẩu đội pháo. Đài quang điện tử và radar trên pháo sẽ hướng theo mục tiêu để đo khoảng cách tức thời từ pháo đến mục tiêu.

Căn cứ vào khoảng cách đó và sơ tốc đầu nòng của từng viên đạn (không giống nhau) để máy tính ghi thời gian phát nổ trên không sao cho chùm đạn con gồm các viên kim loại siêu cứng bằng volfram sẽ vung ra 1 đám mây đạn con cực mạnh tạo thành 1 vùng đạn đón mục tiêu chỉ với vài viên đạn bắn ra.

Hiện nay đạn (KETF/P-ABM Kinetic Energy Time Fuze/Programed-Air Burst Munition) của Rheinmetall có các loại sau đã biên chế:

Stt

Loại đạn

Cở đạn

(mm)

Số đạn con

Trọng lượng

đạn con (g)

1

PMD062

35x228

152

3.3

2

PMD330

"

407

1.24

3

PMD375

"

860

0.64

4

PMC308

30x173

162

1.24

- Đạn PMD062 chứa 152 viên đạn con có động lượng tương đương một viên đạn AK-74 cho nhiệm vụ đánh các mục tiêu lớn như trực thăng hay các UAV, tên lửa hành trình;

- Đạn diệt bộ binh PMD330 với 407 đạn con 1,24g được phát triển cho khẩu Bush Master III trên các xe chiến đấu CV9035 cũng như đạn 30x173ly PMC308 cho các xe chiến đấu bộ binh Puma dùng pháo Mauser MK30-2;

- Đạn PMD375 chứa đến 860 viên đạn con 0.64g chính là đạn dành cho mục tiêu rocket và đạn cối. Như vậy chỉ cần 7 phát bắn của Mantis với đạn PMD375 thì nó vung ra đến 6.020 viên đạn xác suất trúng mục tiêu tương đương 6.000 viên đạn 20ly bắn trong 1 phút của Centurion hay Porcupine. Quả là một giải pháp rất ưu việt.

Bị tập kích căn cứ Khmeimim: Vì sao phòng không Nga trơ mắt nhìn? - Ảnh 7.

Đánh chặn đạn cối thành công thử nghiệm tại Todendorf tháng 12 năm 2004

Ngoài ra, các hệ thống khác dựa trên nền tảng tư duy của hệ thống Skyshield/Mantis và có thể bắn chung loại đạn với nó bao gồm Hydra của Ba Lan; Gói nâng cấp Skyguard cho hệ thống Oerlikon GDF; Hệ thống phòng không lục quân ACV-30 của Aselsan, Thổ Nhĩ Kỳ; Hệ thống phòng không AF-902A của Tập đoàn Công nghiệp Phương Bắc, Trung Quốc,...

Như vậy, chỉ cần Nga bắt kịp nhịp độ phát triển các hệ thống phòng thủ tầm cực gần trên cạn của thế giới thì đã có thể tránh được các thiệt hại rất lớn hàng trăm triệu USD không đáng có như vừa xảy ra tại Khmeimim vừa qua.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn