Trung Quốc mở cảng cách biển hơn 2.500 km để làm gì?

Thứ Ba, 09 Tháng Giêng 20189:00 SA(Xem: 6552)
Trung Quốc mở cảng cách biển hơn 2.500 km để làm gì?

 Khoản đầu tư mới nhất của Trung Quốc cho một “cảng” ở Kazakhstan là động thái gây nhiều tò mò khi vùng biển gần nhất nó cũng ở cách hơn 1.600 dặm (2.574 km).

Trung Quốc mở cảng cách biển hơn 2.500 km để làm gì? - Ảnh 1.

"Cảng khô" The Khorgos Gateway tại Kazakhstan được Trung Quốc vừa đầu tư nhiều tỉ USD nhằm biến thành một trung tâm trung chuyển, vận tải hàng hóa lớn ở sâu trong đất liền - Ảnh: NYT

Theo báo New York Times, hãng vận tải biển lớn nhất của Trung Quốc COSCO đã đầu tư nhiều tỉ USD mua các cảng biển ở Hi Lạp và nhiều quốc gia khác, nhưng khoản đầu tư mới nhất của họ tại Kazakhstan được cho là một tham vọng bành trướng khác, không chỉ là "cảng biển" của Trung Quốc.

Theo đó tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước này đã sở hữu 49% cổ phần của một khu vực hoang vu, băng giá với các đường ray xe lửa và nhà kho nằm rất sâu trong đất liền của Kazakhstan.

Vùng đất hoang vu này nằm gần biên giới Trung Quốc và cũng gần Cực bất khả tiếp cận của đại lục Á - Âu, có nghĩa không có vùng đất nào ở châu Á và châu Âu xa biển hơn vùng này.

Thế nhưng tại đây, những chiếc cần cẩu khổng lồ của Trung Quốc sẽ bốc xếp các công-te-nơ hàng hóa lên những chuyến xe lửa thay vì lên các tàu, và cả Trung Quốc lẫn Kazakhstan đều đang tỏ ra phấn chấn trước tham vọng biến nơi này thành mặt trận mới của hoạt động thương mại toàn cầu.

Bất kể vị trí không thuận lợi, nơi này đang là một kết nối trung tâm của cái mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi là "dự án thế kỷ", tức chương trình phát triển hạ tầng "Vành đai, Con đường" trị giá một ngàn tỉ USD.

Đây là dự án khôi phục lại lộ trình Con đường tơ lụa thời cổ xưa và mở rộng thêm các lộ trình thương mại khác kết nối giữa châu Á và châu Âu để mở đường cho hàng hóa Trung Quốc xâm nhập vào các thị trường nước ngoài.

Nga luôn coi Kazakhstan là khu vực nằm trong "quỹ đạo" ảnh hưởng của họ, do đó những động thái hiện diện mạnh mẽ của Trung Quốc tại quốc gia này được giới quan sát nhận định không chỉ tạo ra những thay đổi lớn về các tuyến vận tải toàn cầu, mà còn là tác động đáng kể tới tình hình chính trị của Kazakhstan cũng như toàn thế giới nói chung.

Tuy nhiên, khoản đầu tư mới nhất của Trung Quốc tại Kazakhstan được xem là bài kiểm tra với tính lô-gich kinh tế trong khả năng tiến hành những tham vọng lớn nhất của Trung Quốc.

Việc tạo ra một trung tâm vận tải hàng hóa, một "cảng khô" Khorgos Gateway ở Kazakhstan, tại một trong những nơi xa xôi nhất thế giới hẳn sẽ là một bài thực hành tốn kém với Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn