Ý kiến chuyên gia: Tin tức giả thêm phần chia rẽ Hồng Kông

Thứ Ba, 19 Tháng Mười Một 20191:00 SA(Xem: 3064)
Ý kiến chuyên gia: Tin tức giả thêm phần chia rẽ Hồng Kông
Triệu Hằng | ĐKN

Các cuộc biểu tình vì dân chủ ở Hồng Kông đã sang tuần 24 liên tiếp, ở thành phố này tràn ngập những tin đồn trực tuyến, tin tức giả và những luồng thông tin từ cả hai phía trong một sự phân chia chính trị.

Trang tin Straits Times trích nhận định của Masato Kajimoto, trợ lý giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông tại Đại học Hồng Kông: “Thông tin sai lệch tự nó phân cực dư luận”. Vị chuyên gia đã dành bảy năm qua để nghiên cứu về tin tức giả cho hay: “Tôi lo rằng, thông tin sai lệch dẫn đến sự phân ly không còn có thể hòa giải”.

Ngay sau vụ việc Alex Chow Tsz Lok, 22 tuổi, một sinh viên Đại học Hồng Kông rơi từ tầng 3 xuống tầng 2 nhà để xe ở Hồng Kông, trên mạng xã hội và các nhóm trò chuyện đã bắt đầu lan truyền các cáo buộc rằng cảnh sát đã truy đuổi nam sinh viên, thậm chí còn cho rằng Chow bị đẩy xuống trong khi cảnh sát đang giải tán những người biểu tình bằng hơi cay gần đó. Những cáo buộc khác nói rằng cảnh sát đã chặn xe cứu thương tới chỗ Chow, trì hoãn khoảng thời gian cấp cứu có thể cứu sống anh.

Cảnh sát đã phủ nhận cáo buộc đuổi theo Chow, và các hãng tin tức đều mô tả vụ việc Chow bị rơi là không rõ ràng. Nhưng việc hàng trăm người biểu tình đã bị bắt giữ vào ngày Chow qua đời là 8/11, dẫn đến một cuộc đụng độ khác và cảnh sát đã bắn đạn thật vào một người biểu tình vào sáng thứ Hai (11/11).

Những luồng tin tức trái ngược đang dẫn đến sự ngờ vực và bạo lực, khiến việc giải quyết cuộc khủng hoảng thêm phần khó khăn, Hồng Kông rơi vào suy thoái dù rằng trước đó thành phố này được xem là trung tâm tài chính hàng đầu châu Á.

Chỉ trong 24 giờ qua, chính quyền địa phương đã bác tin đồn rằng họ đã lệnh cho cảnh sát bắn vào người biểu tình theo ý của họ và lên kế hoạch giới hạn rút tiền mặt từ ngân hàng, đồng thời sẽ sử dụng quyền khẩn cấp để đóng cửa thị trường tài chính và các trường học. Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam kêu gọi công dân “bình tĩnh và nhìn nhận sự thật”.

Theo Straits Times, các cuộc biểu tình của thành phố ban đầu là ôn hòa nhằm chống lại sự xâm lấn ngày càng gia tăng của chính phủ Trung Quốc đối với các quyền tự do ở Hồng Kông. Nhưng khi các phe phái trong phong trào này phát triển thành cực đoan, thì cũng có những câu chuyện được lan truyền bởi cả hai bên. Những người ủng hộ người biểu tình chỉ trích cảnh sát, còn phe ủng hộ chính quyền có xu hướng mô tả người biểu tình là bạo loạn, khủng bố và là “những con gián” nhằm gây bất ổn thành phố theo lệnh các đặc vụ nước ngoài.

Hồng Kông không có luật tin tức giả, nhưng Bộ trưởng An ninh John Lee trong tháng này đã phát biểu: “Hầu hết luật trong đời thực đều có thể áp dụng cho thế giới trực tuyến”, chẳng hạn như xuất bản thông tin gây đe dọa an toàn công cộng.

Vào tháng 10, tòa án cấp cao của Hồng Kông đã ban lệnh cấm người dân “phổ biến, lưu hành, xuất bản hoặc tái xuất bản” các bài đăng trên internet “kích động bạo lực” trên các nền tảng phố biến bao gồm Telegram và LIHKG.

Tuy nhiên, theo Viện nghiên cứu Ý kiến công chúng Hồng Kông, thì 3/4 dân số ngày nay nhận tin tức từ internet, tăng 48% vào năm 2016. Vào tháng Tám năm nay, 1/3 người dùng đánh giá internet là nguồn tin tức đáng tin cậy nhất của họ, vượt qua cả truyền hình kể từ khi Viện theo dõi vấn đề này vào năm 1993.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn