Vì sao giới trẻ Hồng Kông mạo hiểm tính mạng để đấu tranh vì tự do?

Thứ Ba, 05 Tháng Mười Một 20195:00 SA(Xem: 3540)
Vì sao giới trẻ Hồng Kông mạo hiểm tính mạng để đấu tranh vì tự do?

Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông đã kéo dài được gần 5 tháng, ngày 23/10, Cục trưởng Cục An ninh Hồng Kông Lý Gia Siêu đã chính thức hủy bỏ dự thảo “Pháp lệnh Tội phạm bỏ trốn” sửa đổi trước Hội đồng lập pháp Hồng Kông. Tuy nhiên, bước đi này của chính phủ Hồng Kông quá muộn, Connie, một người biểu tình Hồng Kông 27 tuổi chia sẻ với Reuters rằng, “[Bước đi này của chính phủ Hồng Kông là] quá nhỏ và quá muộn”, “còn những yêu cầu khác cần chính phủ phải đáp ứng, đặc biệt là vấn đề bạo lực.”

Biểu tình ở Hồng Kông
Cảnh sát Hồng Kông ném lựu đạn hơi cay trên đường Nathan Hôm 27/10. (Ảnh: Epoch Times)

Mấy tháng qua, cuộc đấu tranh dân chủ của người Hồng Kông chưa hề dừng lại. Tối hôm 26/10, giới y tế Hồng Kông tập trung tại Công viên Chater để tổ chức mít tinh chống bạo lực. Ngày 27/10, họ tiếp tục diễu hành “Truy cứu cảnh sát sử dụng bạo lực, Bảo vệ người dân, đồng hành cùng phóng viên” và “Hội tưởng niệm hạc giấy tự do”.

Khủng bố mà cảnh sát Hồng Kông gây ra liên tiếp leo thang, một người biểu tình 22 tuổi lấy biệt danh là “Vô danh tiểu tốt” từng nói với tờ New York Times rằng, khi anh tận mắt nhìn thấy cảnh sát nằm vùng bắn súng đạn thật vào đám đông, kể từ giờ phút đó, anh biết rằng “sinh mệnh mình đã nằm trong nguy hiểm”. Mặc dù vậy, thanh niên Hồng Kông vẫn không khuất phục, không sợ hãi, cận kề cái chết cũng không chùn chân. Họ cùng mang theo di thư đã viết sẵn, tinh thần đấu tranh hy sinh vì nghĩa bất cứ lúc nào từ lâu đã khiến cho thế giới cảm động.

ADVERTISEMENT

Rất nhiều người cảm phục giới trẻ Hồng Kông đã và đang hỏi: Rốt cuộc là điều gì đã thúc đẩy họ đấu tranh mà không sợ chết, thậm chí là người Trung Quốc Đại Lục tại Hồng Kông cũng muốn tham dự?

người biểu tình Hồng Kông
Người biểu tình Hồng Kông bị cảnh sát khống chế trên đường Nathan hồi tháng 8/2019. (Ảnh: Rumbo a lo desconocido / Shutterstock)

Trước khi nói vào chủ đề này, chúng ta hãy xem 2 nữ sinh Hồng Kông chia sẻ:

Lần đầu tiên trong đời tham gia biểu tình

Tháng 6 năm nay, nữ sinh 15 tuổi Tử Tháp cùng bạn học tham gia cuộc diễu hành đầu tiên trong đời mình. Tử Tháp cho hay, việc cô tham gia diễu hành chính là muốn nói với chính phủ rằng, mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng cô cũng quan tâm đến xã hội như bao người khác. Ngày 2/9, Tử Tháp cũng tham gia hoạt động bãi khóa. Cô chia sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), cô nhận định thân phận mình là “người Hồng Kông”. “Sinh ra tại Hồng Kông, yêu Hồng Kông. Nhìn thấy sự không tốt và phiền phức của chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ), so sánh hai bên, thì Hồng Kông vẫn tốt hơn nhiều.”

Yêu văn hóa Trung Hoa, không chấp nhận chế độ ĐCSTQ

Năm 2017 là tròn 20 năm chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, để truyền thụ “chấp nhận dân tộc” cho thế hệ trẻ Hồng Kông, chính phủ Hồng Kông đã đưa 15 thanh niên Hồng Kông đến Đại Lục học tập. Kathy, một người rất yêu thích văn hóa truyền thống Trung Quốc, đã thực tập 6 tuần tại Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh, tất cả chi phí đều do chính phủ Hồng Kông chi trả.

2 năm sau, sinh viên khoa nghệ thuật đã tốt nghiệp này đã tham gia vào phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ. Chia sẻ với Đài Á châu Tự do (RFA), Kathy cho biết, lập trường của bản thân hiện nay cùng với sự yêu mến văn hóa lịch sử Trung Quốc “không hề có xung đột”. Cô nói: “Sự yêu mến của tôi đối với văn hóa Trung Quốc không hề khiến cho tôi tin tưởng hơn hoặc yêu thích pháp luật và chế độ chính trị của Trung Quốc (ĐCSTQ).”

Nhận định về thân phận

Trong lời chia sẻ của 2 cô gái này, đều trực tiếp hoặc gián tiếp nhắc đến “nhận định thân phận”.

Thời kỳ Hồng Kông thuộc Anh, người ta có thể tự do nhận định mình là người Hồng Kông, người Trung Quốc hoặc công dân thế giới. So sánh với thế hệ trước, mối quan hệ giữa thanh niên Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục cũng không phải là mật thiết, họ càng có khả năng cho rằng bản thân có thân phận người Hồng Kông.

Đại học Hồng Kông đã từng làm cuộc khảo sát hồi tháng 6, trong những người được hỏi ở độ tuổi 18 – 29 tuổi, có 69,7% người cho rằng bản thân là “người Hồng Kông”, 0,3% người tự nhận là “người Trung Quốc”. Hai con số này đã lần lượt đạt mức cao và thấp kỷ lục kể từ khi chuyển giao chủ quyền Hồng Kông vào năm 1997.

Những người được hỏi ở độ tuổi 30 trở lên có tỷ lệ đồng tình với Trung Quốc cao hơn, nhưng vẫn có 49% người cho rằng bản thân là “người Hồng Kông”. Cần phải chỉ ra, những cư dân tuổi tác tương đối cao này, rất nhiều người được sinh ra tại Trung Quốc Đại Lục, hoặc cha mẹ họ vẫn ở Đại Lục. Tuy nhiên, con cái của họ lại không đồng tình với thể chế của ĐCSTQ. Đặc biệt là có rất nhiều người có cha mẹ ở Đại Lục bị ĐCSTQ bức hại đến mức không thể tiếp tục sống được và phải vượt biên đến Hồng Kông.

Nhà nghiên cứu Alan Yau thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông cho biết, gần đây, rất nhiều người chuyển hướng sang thân phận khép kín và gò bó hơn.

Sau khi chủ quyền được chuyển giao, kinh tế Hồng Kông đang dần dần suy thoái. Cộng thêm mỗi năm có khoảng 50.000 người Trung Quốc di dân đến Hồng Kông, khiến cho thân phận truyền thống của người Hồng Kông chịu áp lực to lớn hơn. Đầu tư bất động sản của di dân Đại Lục, chiếm đoạt tài nguyên, điều trị y tế, v.v khiến thân phận “người Hồng Kông” và “người Trung Quốc” đột nhiên trở nên vô cùng nhạy cảm.

Nhà chính trị học Brian C.H. Fong thuộc Đại học Giáo dục Hồng Kông hình dung, tình huống này chính là “một quốc gia, hai chủ nghĩa dân tộc”. New York Times cho biết, điều này thực tế là ám chỉ địa vị “một quốc gia, hai chế độ” tại Hồng Kông cần phải được bảo hộ.

Nhưng sự thực thì không phải như vậy. Người Hồng Kông đã ngày càng nhìn thấy rõ sự bất đồng giữa Đại Lục và Hồng Kông, nhưng sau khi chủ quyền được chuyển giao, sự bất đồng này đang thu hẹp dần. Thanh niên Hồng Kông yêu mến tự do dân chủ ngày càng không thích ĐCSTQ, nhất là sự tàn bạo của ĐCSTQ đối với người Đại Lục, khiến họ ngày càng cảm thấy sợ hãi.

Tổng Thư ký Đảng Demosistō Hoàng Chi Phong, một thanh niên mới 23 tuổi nhưng bị ĐCSTQ gọi là “phần tử đòi ly khai Hồng Kông” chia sẻ với VOA rằng, rất nhiều người trẻ Hồng Kông không đồng tình với ĐCSTQ, là bởi “sự đàn áp nhân quyền” của ĐCSTQ. Nhìn thấy người Tân Cương bị giam giữ, nhìn thấy Nghị viên Hội đồng lập pháp bị xua đuổi, nhìn thấy nhà bán sách Hồng Kông bị công an Đại Lục bắt giữ, phóng viên nước ngoài bị đuổi, tất cả đều đang thúc đẩy mọi người “tiếp tục đấu tranh”.

‘Một quốc gia, hai chế độ’ chỉ còn là cái vỏ 

Trước khi chủ quyền được chuyển giao, hai nước Trung Quốc và Anh Quốc đã có nhiều vòng đàm phán để ký kết “Tuyên bố chung Trung – Anh”. Bản tuyên bố có viết rất rõ ràng, ĐCSTQ cam kết trong 10 năm (trước năm 2007), Hồng Kông sẽ thực thi chế độ bầu cử phổ thông kép để chọn ra Nghị viên Hội đồng lập pháp và Trưởng Đặc khu. Thời điểm đó, điều này đã khiến cho người Hồng Kông tràn đầy sự mong đợi.

Nhưng 10 năm trôi qua, ĐCSTQ không hề tuân thủ theo “Tuyên bố chung Trung – Anh”, không hề thực hiện cam kết bầu cử phổ thông kép. Năm 2007, đương nhiệm lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là ông Hồ Cẩm Đào còn nói, năm 2017, Hồng Kông có thể trực tiếp bầu chọn Trưởng Đặc khu hành chính, sau đó là toàn bộ cơ cấu lập pháp. Điều này lại tiếp tục khiến cho người Hồng Kông như được thắp thêm ngọn lửa hy vọng.

Tuy nhiên, sự giải thích về luật pháp của ĐCSTQ vào ngày 31/8/2014, đã sớm làm vỡ tan hy vọng của người Hồng Kông. Sau đó, bùng nổ “Phong trào Ô dù” kéo dài 79 ngày, người Hồng Kông hy vọng có thể buộc Bắc Kinh thực hiện cam kết. Nhưng cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng vũ lực và hơi cay, khiến cho hy vọng cuối cùng của thế hệ trẻ Hồng Kông cũng tan thành mây khói.

Biểu tình ở Hồng Kông
Cuộc diễu hành phản đối Dự luật Dẫn độ lần đầu tiên bùng nổ tại Hồng Kông vào ngày 9/6 với hơn 1 triệu người tham gia. (Ảnh: Epoch Times)

Hơn nữa, người Hồng Kông ngày càng phát hiện, sự thâm nhập và kiểm soát Hồng Kông của ĐCSTQ ngày càng gia tăng, ngày càng nghiêm trọng. Thân phận đảng viên ngầm của Trưởng Đặc khu Hồng Kông, khiến họ hoàn toàn trở thành con rối của Bắc Kinh. Họ chỉ biết vâng vâng dạ dạ tuân lệnh của Bắc Kinh, còn đối với dân ý và tiếng nói của người Hồng Kông lại coi như không nhìn thấy gì, coi như không nghe thấy gì, thậm chí một mực đàn áp những nhân sĩ bất đồng chính kiến tại Hồng Kông.

Đặc biệt là cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp năm 2016, thanh niên Hồng Kông bầu chọn ra nghị viên mà mình vừa lòng. Nhưng những người này sau đó lại bị đuổi ra khỏi Hội đồng Lập pháp, tư cách nghị viên cũng bị tước đoạt một cách vô lý.

Nhà bình luận thời sự Hồng Kông Lewis Loud chỉ ra, việc đuổi nghị viên trẻ ra khỏi Hội đồng Lập pháp là hành động “giết người hàng loạt đối với thế hệ thanh niên”, là ĐCSTQ tiến hành “thanh trừng cả một thế hệ” Hồng Kông một cách hiệu quả.

Thực ra, phần lớn thanh niên Hồng Kông không hề muốn để Hồng Kông chia tách khỏi Đại Lục, họ chỉ là hy vọng bảo lưu thân phận đặc thù của họ mà “một quốc gia, hai chế độ” trao cho. Nhưng sự việc lại không giống như mọi người chờ đợi. New York Times chỉ ra, hầu như mỗi ngày đều có chứng cứ mới cho thấy tự do của Hồng Kông “đang dần dần mất đi, nơi này đang bị che phủ bởi cái bóng của Bắc Kinh”.

“Một quốc gia, hai chế độ” chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, Hồng Kông đã suy thoái và mang màu sắc cùng với ĐCSTQ – màu đỏ.

Biểu tình ở Hồng Kông
Cuộc diễu hành phản đối Dự luật Dẫn độ lần đầu tiên tại Hồng Kông vào ngày 9/6 với hơn 1 triệu người tham gia. (Ảnh: Epoch Times)

Hồng Kông màu máu

20 năm chờ đợi, người Hồng Kông từ thất vọng trở thành tuyệt vọng, thanh niên không nhìn thấy tương lai của bản thân. Mà trong đúng thời điểm này, con rối Lâm Trịnh Nguyệt Nga và các nghị viên thân ĐCSTQ bắt đầu thúc đẩy sửa đổi “Pháp lệnh Tội phạm bỏ trốn” (còn gọi là Luật Dẫn độ). Các đảng viên ĐCSTQ của Hồng Kông có ý đồ cho phép dẫn độ người nghi là phạm tội đến Đại Lục xét xử.

Người Hồng Kông ý thức được ĐCSTQ có ý đồ đánh thông “bức tường lửa pháp trị” giữa Đại Lục và Hồng Kông, muốn kiểm soát hoàn toàn Hồng Kông, triệt để biến “một quốc gia, hai chế độ” thành “một quốc gia, một chế độ”. Đây không chỉ là tấn công vào quyền lợi tự do dân chủ của người Hồng Kông mà liên quan đến tương lai của người Hồng Kông, liên quan đến hạnh phúc và lợi ích của Hồng Kông.

Cảm thấy lo lắng cho tương lai, thanh niên Hồng Kông đã đứng lên gánh vác trọng trách. Bằng nhiều hoạt động như diễu hành của 1 triệu người, 2 triệu người, 1,7 triệu người mít tinh, thanh niên Hồng Kông đã dùng phương thức hòa bình, lý tính, phi bạo lực để biểu đạt yêu cầu với chính phủ Hồng Kông.

Tuy nhiên, chính phủ Hồng Kông vẫn luôn lạnh nhạt, phớt lờ dân ý, dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh, cảnh sát Hồng Kông bắt đầu dùng vũ lực trấn áp đối với “hòa bình, lý tính, phi bạo lực”.

Mấy tháng qua, công an Đại Lục trà trộn vào cảnh sát Hồng Kông, dùng các phương thức khác nhau nhắm vào thanh niên Hồng Kông: Sử dụng lựu đạn hơi cay hết hạn, đạn túi vải, đạn cao su, đạn bọt biển, bạo lực tình dục, thay nhau cưỡng gian, bắn đạn thật ở cự ly gần, thậm chí giết người diệt khẩu, ném thi thể từ trên cao xuống, ném thi thể xuống biển, v.v…

Biểu tình ở Hồng Kông
Người biểu tình đặt hoa tưởng niệm những người tử vong trong sự kiện khủng bố trắng tối ngày 31/8 tại nhà ga Prince Edward. (Ảnh: Epoch Times)

Ông X phải đeo khẩu trang để che mặt

Hôm 26/10, tại Công viên Hòa Bình 228 ở Đài Bắc, Đài Loan đã có một cuộc họp báo về sự kiện “Xây dựng lại bia tưởng tưởng niệm sự kiện tại ga Prince Edward”. Ông X, một người đến từ Hồng Kông chia sẻ ông từng tham gia hoạt động chiếm lĩnh tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông hôm 12/6. Sau đó vài tháng, lúc nào ông cũng lo lắng đang bị người khác theo dõi, cái bóng của sự sợ hãi vẫn luôn theo sát ông. Lo lắng khủng bố trắng tại Hồng Kông, ông mong mọi người lượng thứ cho việc mình phải đeo khẩu trang để che mặt.

Ông kể một câu chuyện: Một nữ sinh Trung Quốc tham gia kháng nghị, sau khi bị bắt đến San Uk Ling, đã bị ít nhất 4 cảnh sát thay nhau cưỡng gian. Sau đó, nữ sinh này đã 4 lần tự sát bất thành, hiện giờ chỉ có thể dựa vào thuốc an thần mới có thể ngủ được.

Ngô Ngạo Tuyết – dũng khí siêu phàm

Hôm 10/10, nữ sinh Ngô Ngạo Tuyết thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông và Hiệu trưởng Đoàn Sùng Trí đã có một cuộc đối thoại. Nữ sinh viên dũng cảm này đã dùng dũng khí siêu phàm để gỡ bỏ mặt nạ. Cô vừa khóc vừa kể về việc bị cảnh sát đánh bị thương, bị bắt, thậm chí bị cảnh sát bạo lực tình dục trong thời gian bị tạm giam.

Đoạn video sau khi được lan truyền trên mạng, cô đã nhận được nhiều thư và tin nhắn đe dọa. Đe dọa cô nếu tiếp tục ra mặt lên tiếng, sẽ bị bắt cóc, cưỡng gian, thậm chí những người đe dọa còn viết rõ “kế hoạch thi hành bạo lực”. Trong thư đe dọa có sử dụng chữ chính thể và chữ giản thể (người Đại Lục sử dụng chữ giản thể). Điều đó cho thấy, cả hai khu vực Đại Lục và Hồng Kông đều có người đe dọa cô.

nguoi-bieu-tinh-hong-kong-1
Nữ sinh Ngô Ngạo Tuyết thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông đeo khẩu trang kể về việc bị xâm hại, sau khi bị bắt giam tại trại tam giam San Uk Lang. (Ảnh từ Facebook)

Trong đó, một bức thư đe doạ, họ nói sẽ đem theo dịch máu có HIV, sau khi thay nhau cưỡng gian sẽ tiêm loại virus này vào người cô, còn nói sẽ tiêm lượng thuốc độc thích hợp, đồng thời đe dọa sẽ tung ảnh và video lõa thể của cô lên mạng.

Theo Ngô Ngạo Tuyết nói, số điện thoại của cô chỉ có bạn bè thân thích mới có. Nhưng sau khi bị bắt hồi tháng 9, cảnh sát đã uy hiếp cô phải giao điện thoại của cô ra. Cho nên chúng tôi tin rằng bạn bè thân thích của cô không có quá nhiều khả năng lan truyền số điện thoại của cô, nghi ngờ lớn nhất chính là cảnh sát, họ đã phát tán và tạo khủng bố.

Ngô Ngạo Tuyết gặp phải những đe dọa khủng bố này đều là dưới hình thức thư và tin nhắn. Còn người nhà của những người “bị tự sát”, họ gặp phải đe dọa do hắc cảnh đến nhà mặt đối mặt đe dọa. Điều này rất có khả năng là nguyên nhân khiến rất nhiều người nhà của người bị hại không dám đứng ra nói sự thật.

Vì sao người nhà nạn nhân không lên tiếng?

Người nhà của nạn nhân không dám đứng ra nói sự thật có thể do 2 nguyên nhân. Một là sau khi phát hiện thi thể người bị hại, thi thể sẽ rất nhanh bị hỏa táng, ngay cả lễ tưởng nhớ thông thường cũng không có. Thứ hai, hắc cảnh nhiều lần “ghé thăm” người nhà của người bị hại, đe dọa người nhà họ nếu dám nói sự việc ra thì những người nhà khác và con cái đều sẽ bị đối xử như vậy.

Cảnh sát Hồng Kông có cả công an Đại Lục trà trộn vào, không thể tưởng tượng được họ dám làm ra những hành động gì. Bởi vì những hành vi của họ từ lâu đã vượt quá giới hạn làm người thấp nhất, từ lâu đã không phải là hành vi của con người. Điều này khiến người ta không khỏi sợ hãi.

Cảnh sát, công an đã làm gì?

Trên bức tường truy điệu được dựng lại mới có ít nhất mấy chục người đã mất mạng trong thời gian diễn ra đấu tranh, trong đó có cả Trần Ngạn Lâm – một kiện tướng bơi lội 15 tuổi. Cô gái có thể nhảy từ bệ nhảy cao 5m xuống hồ sâu 5m, nhưng thi thể lõa thể bị phát hiện trôi trên biển một cách kỳ lạ.

Cảnh sát kiểm tra camera giám sát gần đó và cho biết chắc chắn Trần Ngạn Lâm đã tự nhảy xuống biển. Nhưng khi Hoàng Chi Phong yêu cầu cảnh sát công khai đoạn ghi hình đó, cảnh sát đã mặc kệ lời yêu cầu này. Phía cảnh sát rốt cuộc đã che giấu điều gì? Vì sao không dám công khai băng ghi hình?

Tháng trước, một học giả tự do đã công bố trong thời gian xảy ra phản đối Dự luật Dẫn độ có 109 vụ “tự sát” khả nghi. Đặc biệt là sau sự kiện cảnh sát khủng bố tại ga tàu cao tốc Prince Edward hôm 31/8, trong 10 ngày kể từ ngày 1/9, các vụ án mà cảnh sát Hồng Kông nhận định là “tự sát” đã tăng mạnh lên 49 vụ.

Tuy nhiên, những vụ án được gọi là “tự sát” này rất đáng nghi ngờ. Điểm nghi ngờ là nơi phát hiện thi thể rơi từ trên lầu xuống mà cảnh sát công bố lại không có vết máu, trên thi thể còn có vết thương cũ. Thi thể nổi trên mặt biển có hai tay bị trói. Còn có một cô gái mà cảnh sát chắc chắn cô bị “tử vong do đuối nước” nhưng từ trước đó đã là một trạng thái của “thi thể khô”.

Những thi thể được phát hiện này đều có trạng thái tử vong rất đáng sợ! Cảnh sát và công an rốt cuộc đã làm những gì?

>> Cộng đồng mạng chỉ ra 6 điểm đáng ngờ trong vụ tự sát ở Hồng Kông

Cuộc chiến sống còn, không thể rút lui

Tuy nhiên, điều mà cảnh sát Hồng Kông và công an Đại Lục không ngờ tới, chính phủ Hồng Kông mà đứng đầu là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không ngờ tới, Trung Nam Hải cũng không ngờ tới, đó là thủ đoạn tàn ác của họ đã gặp phải cuộc đấu tranh “giống như nước” của người Hồng Kông.

Người Hồng Kông mà đứng đầu là thanh niên đã ý thức được rằng cần phải gánh vác sứ mệnh “khôi phục Hồng Kông”, cứu vớt Hồng Kông đang nguy vong. Họ dùng phương thức dũng cảm, kiên định để đánh úp chính phủ Hồng Kông, Bắc Kinh và ĐCSTQ, dùng cuộc “cách mạng thời đại” để tuyên cáo với thế giới, thanh niên Hồng Kông “có thể đối kháng với chính quyền độc tài bạo chính”, có thể khiến cho Hồng Kông tỏa sáng trở lại.

Biểu tình ở Hồng Kông
Cảnh sát khống chế người biểu tình ở khu vực nhà ga Tai Koo hồi tháng 8/2019. (Ảnh:  Rumbo a lo desconocido / Shutterstock)

Hoàng Chi Phong chia sẻ trên Twitter: “Thế giới chỉ cần biết một điểm. Sự kiện tại Hồng Kông đã vượt khỏi phạm vi phản đối Dự luật Dẫn độ, vượt khỏi phạm vi của Lâm Trịnh Nguyệt Nga, thậm chí là vượt khỏi phạm vi dân chủ. Những điều này đều rất quan trọng. Nó liên quan đến tương lai của Hồng Kông sau năm 2047, liên quan đến tương lai của thế hệ chúng ta.”

Hội trưởng Hội Sinh viên Đại học Giáo dục Hồng Kông Lương Huy Đình cho biết cuộc chiến chống lại Luật Dẫn độ là vấn đề liên quan đến tồn vong. Mặc dù tất cả mọi người đều “cảm thấy sợ hãi”, nhưng vì tự do dân chủ nên cần phải đứng ra.

Trong một buổi tập trung của phái nữ, luật sư Linda Wong chỉ ra: “Thanh niên đấu tranh không phải là vì tư lợi bản thân, mà là vì hạnh phúc và lợi ích của Hồng Kông.”

Cô Mã (hóa danh), từng tham gia cuộc diễu hành với 1 triệu người tham gia hồi tháng 8 cho biết dù chỉ còn một tia hy vọng cũng cần phải đòi lại. “Bởi vì chúng ta cần gánh vác trách nhiệm cho thế hệ sau, sự tự do này đáng quý và khó có được, chúng tôi không muốn mất.”

Cô gái 16 tuổi Tô Hiểu Thanh thường tự hỏi: “Phải chăng là làm chưa đủ, nếu vậy thì còn có thể làm gì hơn?” Sau khi tham gia một hoạt động hồi tháng 6, cô đã trở về nhà và khóc một trận. Nhưng sau khi khóc xong, cô lại nói với bản thân mình: “Cần phải đứng ra, cố gắng đoàn kết nhiều người hơn nữa.”

Nhân viên kế toán Trương Thiệu Nhân có bài viết đăng trên tờ Apple Daily nói rằng 30 năm tới, Hồng Kông sẽ từng bước bị khóa chặt vào Trung Quốc, trở thành một thành phố nội địa Trung Quốc. Hồng Kông vốn tràn đầy tự do phồn vinh, tràn đầy sức sống, đa nguyên văn hóa sẽ đi lùi mấy chục năm. Từ bầu trời trong xanh bị khóa vào trong màn đêm u tối, thế hệ người Hồng Kông này không đấu tranh, há chẳng phải trở thành tội nhân của thời đại sao?

Bài viết nói ngày 1/10, ĐCSTQ tổ chức duyệt binh diễu võ dương oai, người Hồng Kông về cơ bản đều vô cảm trước hoạt động này. Một chính quyền đến ngay cả sự tôn trọng cũng không biết, một quốc gia mà ngay cả người dân đi vào nhà vệ sinh cũng cần nhận diện khuôn mặt chắc chắn không phải là thứ mà người Hồng Kông muốn, Hồng Kông là thành phố văn minh tiến bộ. Còn về những vũ khí đầu đạn hạt nhân và tên lửa tầm xa trong cuộc diễu binh vừa rồi, năm 1989 khi Liên Xô giải thể, có dùng đến những đầu đạn trong các cuộc diễu binh hàng năm? Văn minh của nhân loại là cần tôn trọng lẫn nhau, cùng trợ giúp nhau cùng tồn tại, chứ không phải là dựa vào báng súng trấn áp người dân đẫm máu, cướp đoạt lợi ích của người khác.

Trương Thiệu Nhân chỉ thẳng: Đây chính là nguyên nhân thanh niên Hồng Kông đối mặt với đàn áp đẫm máu nhưng lại tràn đầy sự phẫn nộ, không có chút sợ hãi mà rút lui nào.

Người Đại Lục tại Hồng Kông ủng hộ Hồng Kông

Sự nuốt chửng tự do dân chủ của Hồng Kông của ĐCSTQ không chỉ khiến thanh niên Hồng Kông không thể nhẫn nhịn được, mà nhiều người Đại Lục đang ở Hồng Kông cũng không chấp nhận được. Họ liên tiếp dùng các phương thức khác nhau của bản thân mình để biểu đạt sự ủng hộ đối với người dân Hồng Kông, thậm chí tham gia vào đội ngũ đấu tranh.

Trong bóng dáng của những người ủng hộ thanh niên Hồng Kông này có một nữ sĩ giấu tên tại Đại Lục đã đặc biệt đến Hồng Kông bỏ ra 10.000 Đô la Hồng Kông để mua nước cho người dân tham gia kháng nghị; thanh niên Đại Lục tham gia vào cuộc đại diễu hành ngày 7/7 và biểu đạt sự cảm tạ đối với người Hồng Kông. Còn có bà mẹ từ Đại Lục đối mặt với những cảnh sát chuẩn bị xông trận đã trực tiếp mắng cảnh sát rằng sớm muộn gì cũng sẽ bị ĐCSTQ “dùng xong rồi ruồng bỏ”.

Những nghĩa cử này của người Đại Lục từng cảm động biết bao nhiêu người. Nhưng cần chú ý rằng đây chỉ là những đóa hoa được mọi người phát hiện trong làn sóng người Đại Lục tại Hồng Kông ủng hộ người Hồng Kông.

Tại đây chúng tôi đưa ra 2 câu chuyện của 2 cô gái học tập tại Hồng Kông.

Trở thành “thủ túc” của người kháng nghị

Trần Nhân, một sinh viên Đại Lục sinh sau năm 1990, cách đây 5 năm cô đã đến Hồng Kông học Thạc sĩ. Ở Đại Lục, cô chụp một bức ảnh đạp xe trong trang phục đội mũ bảo hiểm và đeo mặt nạ. Cô chia sẻ với BBC, “cũng coi như đã gián tiếp biểu đạt thái độ rồi”.

Ngày 12/6, nhiều đoàn thể tại Hồng Kông phát động hoạt động bãi công, bãi khóa, bãi thị. Trần Nhân và các bạn người Hồng Kông cùng đi đến Hội đồng Lập pháp. Trong lúc cô muốn đi xuống dưới cây cầu vượt, người bạn đồng hành nhắc nhở cô: “Nếu quyết định đi xuống, bạn phải chuẩn bị cho việc bị bắt.” Trần Nhân lưỡng lự một hồi nhưng cô vẫn quyết định tham gia vào đội ngũ kháng nghị. Đây là lần đầu tiên cô tham gia vào hoạt động kháng nghị dân chủ quy mô lớn, và trở thành “thủ túc” với những người đấu tranh khác. Trong phong trào này, những người biểu tình đều dùng từ “thủ túc” (anh em như tay với chân) để xưng hô với nhau, để biểu thị sự thân mật như anh em thân thiết.

Con đường Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ,
Tối ngày 23/8, khoảng 210.000 người tại Hồng Kông đã tham gia hoạt động nắm tay nhau tạo thành ‘Con đường Hồng Kông’ để phản đối Dự luật Dẫn độ. (Ảnh từ Facebook)

Cô còn dùng ví dụ mà tận mắt mình chứng kiến hình ảnh những người cha người mẹ đang đẩy xe trẻ em, người tàn tật ngồi xe lăn, v.v… để giải thích cho người Đại Lục trên WeChat, phản bác cách nói “kích động” của ĐCSTQ. Cô nói: “Người Hồng Kông biết làm chủ bản thân họ, không phải vì người khác đưa tiền hoặc là bị kích động nên mới ra đường diễu hành.”

Trần Nhân còn đặc biệt nhấn mạnh thông qua việc hòa cùng người Hồng Kông cùng tiến cùng lui, “càng cảm nhận được sự mỹ lệ và đáng quý của xã hội Hồng Kông, càng cảm thấy sự mỹ lệ này có thể là được xây dựng trên sự tưởng tượng đối lập với sự xấu xí của ĐCSTQ”.

“Mong muốn bản thân là người Hồng Kông”

A Y, 19 tuổi, cách đây 2 năm cô đã đến Hồng Kông, cô đã bỏ công sức khổ luyện nói tiếng Quảng Đông, tích cực kết giao với bạn bè bản địa. Sau khi bắt đầu phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, cô đã tham gia diễu hành, còn tham gia vào điểm tiếp tế vật tư để tiếp tế nước và đồ ăn, cũng từng tình nguyện tham gia phiên dịch tiếng Anh để quảng bá sự kiện này ra quốc tế.

Ấn tượng sâu sắc nhất của cô là cuộc đại diễu hành với 2 triệu người tham gia ngày 16/6. Khoảng 10 giờ tối cùng ngày, đội ngũ diễu hành đi đến trụ sở chính của chính phủ Hồng Kông và tiếp tục dừng lại. Đột nhiên có người ở trên cầu vượt bật đèn chiếu sáng, giơ điện thoại và hô lớn “người Hồng Kông cố lên”. Sau đó hàng loạt đèn chiếu sáng cũng được bật, giống như bầu trời đầy sao trong đêm tối. Cảnh tượng này khiến cho tất cả mọi người đều cảm thấy chấn động, sau đó mọi người cùng nhau hô vang khẩu hiệu.

A Y nói, trong thời khắc đó, bản thân cô cảm xúc lẫn lộn, cảm thấy “rất kích động” bởi sự đoàn kết một lòng của người Hồng Kông vì đấu tranh cho tự do dân chủ, lại cảm thấy “rất buồn” vì sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với Hồng Kông. Trải nghiệm trong cuộc diễu hành hôm đó đã khiến cô “không còn tiếp tục kiên định cho rằng bản thân cô là người Trung Quốc nữa”. Cô nói, “thời khắc đó, tôi rất muốn bỏ khẩu trang ra, rất hy vọng tôi là một người Hồng Kông”.

Trí Đạt (Theo Epoch Times)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 09 Tháng Mười Hai 20193:00 SA