GIEC cảnh báo :« Cứu đại dương để cứu nhân loại »

Chủ Nhật, 06 Tháng Mười 201911:00 CH(Xem: 3609)
GIEC cảnh báo :« Cứu đại dương để cứu nhân loại »

GIEC cảnh báo :« Cứu đại dương để cứu nhân loại »

Trọng Thành

mediaNúi băng tại King George, Nam Cực tan vỡ thành các mảnh nhỏ do khí hậu trái đất ấm lên. Ảnh chụp ngày 01/02/2018.MATHILDE BELLENGER / AFP

Thượng đỉnh Khí hậu của Liên Hiệp Quốc được tổ chức thứ Hai 23/09/2019, với hy vọng quốc tế nỗ lực mạnh mẽ hơn nhằm kìm hãm đà tăng khí thải, rút cục chỉ được 66 nước hưởng ứng, các nước phát thải chính vắng mặt. Nhiều người cho đây là thất bại. Trong lúc đó, nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc - GIEC - ngày hôm qua, 24/09/2019, công bố một báo cáo mới, cho thấy nước biển dâng cao có thể gây tổn thất « hàng trăm nghìn tỉ đô la/năm ».

AFP cho hay bản tổng hợp báo cáo 900 trang của nhóm chuyên gia liên chính phủ của Liên Hiệp Quốc được thông qua hôm 23/09, tại Monaco, sau một đêm tranh luận căng thẳng, đặc biệt với nhiều chỉ trích từ phía Ả Rập Xê Út hay Nga. Theo báo cáo mới của GIEC, vào đầu thế kỉ XXI này nước biển dâng nhanh gấp 2,5 lần so với thế kỷ 20. Nguy cơ ngập lụt đối với các khu vực ven biển sẽ tăng từ 100 đến 1.000 lần, tổn hại sẽ là « hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn tỉ đô la/năm ».

Đồng tác giả bản báo cáo, ông Bruce Glavovic, Đại học Massey, New Zealand, nhận xét việc nhấn mạnh đến tốc độ nước biển tăng không đơn thuần là câu chuyện kỹ thuật hay môi trường, mà là vấn đề sống còn đối với những vùng rộng lớn ven biển, nơi sinh sống của rất đông dân cư. Theo bản báo cáo, tính đến giữa thế kỉ này, sẽ có hơn một tỉ dân sống tại các vùng ven biển, dễ bị nước biển dâng cao trực tiếp đe dọa, cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu và mức nước đại dương dâng cao.

Các vùng đồng bằng lớn và các đảo nhỏ là những nơi dễ chịu tổn thương nhất của tình trạng nước biển dâng cao và biến đổi khí hậu. Với kịch bản nhiệt độ tăng 2°, nhiều vùng đô thị lớn và đảo nhỏ sẽ phải gánh chịu ít nhất một năm một lần thiên tai ở mức độ rất nghiêm trọng (như bão, lũ hay khô hạn…) so với tần suất một lần / một thế kỉ trước đây.

Nội dung điều tra trong báo cáo này chỉ ra là chỉ tăng cường nỗ lực cắt giảm khí thải, để giới hạn mức tăng nhiệt độ không quá 1,5°C, mới tránh khỏi thảm họa, vượt quá khả năng đối phó của nhân loại. Tăng không quá 1,5°C là « kịch bản lý tưởng » được cộng đồng quốc tế nhất trí khuyến nghị với Thỏa thuận Paris 2015. Chính quyền Ryad đã phản đối cho đến cùng buộc GIEC không trực tiếp đưa vào báo cáo vấn đề hạn chế mức tăng nhiệt độ không quá 1,5°C này.

Trong thượng đỉnh Khí hậu 2018, tại Ba Lan (COP 24), Mỹ, Ả Rập Xê Út và Nga cũng đã từ chối đưa kịch bản 1,5°C vào bản tổng hợp báo cáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn