Top 10 câu chuyện nổi bật năm 2017

Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 20173:00 SA(Xem: 7630)
Top 10 câu chuyện nổi bật năm 2017

Chỉ còn vài ngày nữa năm 2017 sẽ kết thúc, nhưng những câu chuyện đã diễn ra trong năm sẽ còn ghi dấu, nhiều câu chuyện dự báo sẽ tiếp tục là chủ đề nóng trong năm tới. Đại Kỷ Nguyên xin điểm lại 10 câu chuyện nổi bật diễn ra trên thế giới trong năm qua.

  1. Tổng thống Donald Trump nhậm chức, thay đổi nước Mỹ

Ngày 20/1/2017, tỷ phú Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Là người dám nghĩ dám làm, cùng với lập trường “nước Mỹ trước tiên”, ông đã đưa nước Mỹ vào kỷ nguyên mới với nhiều quyết định táo bạo như siết lại luật nhập cư; rút khỏi Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thỏa thuận khí hậu Paris; ký sắc lệnh công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel… Những chính sách này gây nhiều tranh cãi, nhưng một điều không ai có thể phủ nhận là kinh tế Mỹ đã tăng trưởng vượt bậc dưới sự lãnh đạo của ông Trump. Trong 2 quý gần đây nhất, tăng trưởng GDP của Mỹ vượt mức 3%, tốc độ cao nhất kể từ năm 2014.

maxresdefault-22
Tổng thống Donald Trump đặt tay lên 2 cuốn Kinh thánh khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2017 (Ảnh: Chip Somodevilla / Getty)

Ông cũng cứng rắn hơn nhiều so với người tiền nhiệm Obama về vấn đề Triều Tiên và Biển Đông. Trước sự ngang ngược của Triều Tiên trong chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa, ông Trump đã cảnh báo việc Mỹ sẽ “đặt lựa chọn quân sự lên bàn”. Ông cũng gia tăng sức ép lên Bình Nhưỡng bằng cách thúc đẩy Liên Hợp Quốc gia tăng trừng phạt với Triều Tiên. Ông sử dụng chuyến công du đầu tiên sang châu Á để kêu gọi các đồng minh trong khu vực và Trung Quốc gia tăng sức ép lên Triều Tiên. Ngoài ra, ông cũng cho chuyển đến khu vực Triều Tiên những khí tài quân sự quan trọng như các tàu sân bay, máy bay ném bom hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân… để tham gia tập trận.

Với Trung Quốc, Tổng thống Trump đã thể hiện một lập trường cương quyết: Hợp tác nhưng không nhân nhượng. Về Biển Đông, hồi tháng 5 ông cho tàu chiến Mỹ “thao diễn” cách hòn đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa chỉ 12 hải lý, thách thức trực tiếp đến hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại khu vực. Đến tháng 7, ông phê duyệt kế hoạch 1 năm cho phép hải quân Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, trong khi dưới thời Obama mỗi hoạt động như vậy phải xin phép từng lượt. Về nhân quyền, ông được mong đợi sẽ buộc chính quyền Trung Quốc nhận tội diệt chủng vì hành vi mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc trong hơn 10 năm qua.

  1. Bán đảo Triều Tiên liên tục tăng nhiệt

Triều Tiên đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới trong năm 2017, khi phóng 23 quả tên lửa trong 16 lần thử kể từ đầu năm, trong đó lần thử gần nhất là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng bắn tới Mỹ. Triều Tiên cũng thử một quả bom nhiệt hạch (bom H) vào ngày 3/9.

Triều Tiên phóng thành công tên lửa Hwasong-15 hôm 29/11 vừa qua (ảnh: KCNA)
Triều Tiên đã thử 23 quả tên lửa và 1 quả bom nhiệt hạch trong năm 2017, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh. (Ảnh: KCNA)

Sự ngang ngược của Triều Tiên đã đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh thế giới thứ 3 khi lãnh đạo Bình Nhưỡng và Washington liên tục đưa ra những phát ngôn gay gắt về đối phương. Trong khi đó, việc Triều Tiên liên tục thử bom hạt nhân được cho đã khiến phóng xạ bị rò rỉ. Có những báo cáo về việc người dân Triều Tiên bị nhiễm xạ. Việc Bình Nhưỡng dồn hết tài lực cho các chương trình tên lửa và hạt nhân đã khiến người dân nước này thêm bần cùng, nhiều con tàu chứa xác người Triều Tiên đã trôi đến Nhật Bản; trong khi những người lính phải đi cướp lương thực. Một người lính Triều Tiên đã trở thành tâm điểm chú ý khi vượt qua khu vực phi quân sự giữa 2 nước để đào tẩu sang Hàn Quốc.

Nhà nước cô lập Bình Nhưỡng cũng gây chú ý khi bị cáo buộc là thế lực đứng sau vụ ám sát người được cho là Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

  1. Thảm họa thiên nhiên và con người

 Năm 2017 cũng được biết đến như một năm của nhiều thảm họa thiên nhiên và con người. Mở đầu là thảm họa động đất tại Mexico ngày 19/9  với cường độ 7,1 richter. Vụ động đất xảy ra ở khu vực cách thành phố Puebla 55km về phía Nam. Nó gây ra thiệt hại ở các bang Puebla, Morelos và khu vực Vùng đô thị México, bao gồm sự sụp đổ của hơn 40 tòa nhà, gây ra cái chết của 370 người và làm bị thương hơn 6.000 người.

lulut-1
Hình ảnh về đường phố Hội An chìm ngập trong nước lũ. (Ảnh: Reuters)

Kế đó là các siêu bão Harvey, Irma và Maria ở Đại Tây Dương. Bão Harvey gây thiệt hại ước tính 200 tỷ USD và giết chết 63 người. Bão Irma gây thiệt hại 66,77 tỷ USD và giết chết 134 người. Bão Maria gây thiệt hại 103,45 tỷ USD và làm chết 547 người. Tại Việt Nam, 2017 tiếp tục là một năm thiên tai khốc liệt đối với hầu khắp các vùng miền trên cả nước Việt Nam, với gần 400 người chết và mất tích, “cuốn trôi” 60.000 tỷ đồng.

2017 cũng đánh dấu bằng vụ cháy dữ dội tại tòa nhà chung cư Grenfell ở London, làm chết 71 người vào ngày 14/6.

  1. Những vụ tấn công khủng bố

Những vụ tấn công khủng bố liên tiếp xảy ra trên thế giới năm 2017, trong đó có nhiều vụ nổi bật như: Vụ xả súng tại Lasvegas vào ngày 1/10 làm chết 58 người và bị thương 546 người; vụ tấn công khủng bố ở Westminster, London ngày 22/3 làm 6 người chết và 49 người bị thương; vụ đánh bom tại Manchester Arena ngày 22/5 làm 23 người chết và 512 người khác bị thương; vụ tấn công bằng xe ở Barcelona ngày 17/8 khiến 16 người chết và 152 người bị thương; vụ đánh bom xe ở Somalia ngày 14/10 khiến 512 người chết, 316 người bị thương…

skynews-las-vegas-attack-mandalay-bay-resort_4117284
Hiện trường vụ xả súng Las Vegas (Ảnh: Sky News)

Thậm chí, tại Philippines khủng bố đã tấn công và chiếm nguyên thành phố Marawi vào ngày 23/5, khiến chính quyền Philippines phải mở một cuộc chiến kéo dài 5 tháng để giành lại thành phố. Cuộc chiến đã khiến 1.139 người chết và bị thương hơn 1.400 người.

  1. Pháp Luân Công kỷ niệm 25 năm ngày Đại Pháp hồng truyền

Ngày 12/5, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp từ 57 quốc gia và vùng lãnh thổ đã diễu hành tại Manhattan (New York, Mỹ) để chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Pháp Luân Đại Pháp, hay Pháp Luân Công, là môn khí công cổ truyền tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn, lần đầu tiên được giới thiệu rộng rãi ra công chúng vào năm 1992.

Các học viên Pháp Luân Công ngồi thiền gần Tòa nhà Quốc hội Áo ở thủ đô Viên ngày 19/9/2015 (Ảnh: Minh Huệ)
Các học viên Pháp Luân Công ngồi thiền gần Tòa nhà Quốc hội Áo ở thủ đô Viên ngày 19/9/2015 (Ảnh: Minh Huệ)

“Những lợi ích về thể chất và tinh thần của Pháp Luân Đại Pháp khiến môn này phổ biến tới 114 quốc gia với hơn 100 triệu người theo tập”, theo bản Tuyên bố của thành phố North Bay, Canada nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017.

Video: Người dân thế giới chia sẻ về lợi ích của Pháp Luân Công

  1. Đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc

Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 18-24/10. Đại hội đánh dấu sự tập trung quyền lực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với việc ông tiếp tục được bầu làm Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư ĐCSTQ, đồng thời thu xếp cho những người trung thành với ông vào các vị trí quan trọng.

xi-jiang-getty
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân (Ảnh: Getty)

Đại hội 19 là kết quả một cuộc chiến âm thầm giữa các phe phái trong chính trường Trung Quốc. Trong đó, ông Tập đã lần lượt loại bỏ những tay chân của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, nhiều người trong số đó theo lệnh ông Giang tham gia vào cuộc đàn áp những người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Khi chứng kiến sự ưa chuộng của người dân với Pháp Luân Công (số người tập vượt quá số lượng Đảng viên vào năm 1999), ông Giang cảm thấy đố kỵ và phát động chiến dịch bức hại môn khí công này trên toàn quốc, khiến hàng triệu người dân vô tội trở thành đối tượng bị bắt bớ, tra tấn, bôi nhọ, cưỡng bức lao động và thậm chí bị giết hại để lấy nội tạng phục vụ ngành công nghiệp ghép tạng siêu lợi nhuận.

Video: Vì sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công dù bị thế giới lên án?

  1. IS bị đánh bật khỏi Iraq và Syria

Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi ngày 9/12 tuyên bố các lực lượng của nước này đã đánh bật hoàn toàn tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng ra khỏi đất nước. IS đã chiếm giữ các khu vực rộng lớn ở phía Bắc và phía Tây Iraq trong cuộc tấn công chớp nhoáng hồi năm 2014. Với sự yểm trợ của các cuộc không kích được liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu thực hiện, các lực lượng Iraq đã tiến hành các chiến dịch tấn công nhằm đánh bật IS ra khỏi đất nước. Cuộc chiến chống IS tại Iraq đã khiến 90.006–127.273 người chết.

5a2ded140bbec_1118_images2081566_1012_Iraq
Binh sĩ Iraq ăn mừng chiến thắng. (Ảnh: Reuters)

Trước đó 2 ngày, quân đội Nga cũng khẳng định hiện không còn vùng lãnh thổ nào ở Syria nằm dưới sự kiểm soát của tổ chức IS.

  1. Khủng hoảng nhân đạo Rohingya

Theo Tổ chức Bác sĩ Không biên giới (MSF), hơn 6.700 người Hồi giáo Rohingya, trong đó có ít nhất 730 trẻ em dưới 5 tuổi, đã bị giết chết trong tháng đầu tiên của cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 8 ở bang Rakhine miền Bắc Myanmar. Đa số người bị giết (69%) là do bị bắn, trong khi những người khác bị đốt cháy và đánh đến chết.

Người Rohingya tuyệt vọng cầu xin sự giúp đỡ (Ảnh: Youtube)
Người Rohingya tuyệt vọng cầu xin sự giúp đỡ (Ảnh: Youtube)

Hơn 640.000 người Rohingya đã bỏ chạy khỏi Rakhine kể từ tháng 8. Binh lính, cảnh sát và các dân quân địa phương đã thiêu rụi hàng trăm ngôi làng Rohingya thành tro bụi. Nhiều báo cáo cũng nói rằng binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và trẻ em như một cách để khủng bố, cũng như tàn sát dân thường bừa bãi. Các quốc gia phương Tây đã lên án bạo lực tại Rakhine như một cuộc thanh trừng sắc tộc, một cáo buộc Myanmar cực lực phản đối. Các quan chức trong nước đã đổ lỗi cho “những kẻ khủng bố cực đoan” thuộc một nhóm chiến binh người Rohingya mới.

  1. Đảo chính Zimbabwe

Vào tối ngày 14/11, quân đội Zimbabwe đã tiến vào Harare, thủ đô Zimbabwe, và nắm quyền kiểm soát Hãng truyền hình Zimbabwe cùng các khu vực khác của thành phố. Sau đó, Tổng thống Robert Mugabe đã bị quản thúc tại gia và tước quyền lãnh đạo, chấm dứt 37 năm trị vì độc đoán của ông đối với đất nước từng là nền kinh tế nổi bật của châu Phi. Người dân Zimbabwe đã vỡ òa vui sướng vì thoát khỏi sự cai trị tồi tệ của ông. Bằng tư duy thiển cận và độc đoán, ông Mugabe đã đưa đất nước từng là niềm mơ ước của các nước láng giềng ở châu Phi, trở thành một đất nước nghèo đói và lạc hậu vào hàng bậc nhất.

5867
Người dân và các quân sĩ Zimbabwe vui mừng sau tuyên bố từ chức của ông Mugabe. (Ảnh: Reuters)

Sau đó, cựu Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa đã làm Tổng thống lâm thời thay ông Mugabe và tuyên thệ nhậm chức tổng thống ngày 24/11.

  1. Catalonia tuyên bố độc lập

Sau một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi nảy lửa, khu vực tự trị Catalonia tuyên bố độc lập với Tây Ban Nha, tuy nhiên chính quyền Madrid đã phủ quyết tuyên bố đó. Dù vậy, Nghị viện Catalonia vẫn thông qua nghị quyết tuyên bố độc lập với 70 phiếu thuận, 10 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Đáp lại, Nghị viện Tây Ban Nha đã thông qua đạo luật trực tiếp về khu vực với nỗ lực mang lại “luật pháp, dân chủ và ổn định” cho Catalonia và sa thải các quan chức của Catalonia, trong đó có cựu Thủ hiến Carles Puigdemont, người bị buộc phải lưu vong ở Brussels để tránh một phiên tòa kéo dài.

1555_wire-1847244-1512432074-626_634x415
Nhiều người cầm cờ Catalonia tập trung tại thủ phủ Barcelona đêm ngày 4/12. (Ảnh: AP)

Những hình ảnh lan rộng trong cuộc trưng cầu dân ý đã cho thấy cảnh sát đánh đàn ông và kéo tóc phụ nữ ra khỏi các phòng bỏ phiếu. Hàng trăm người đã bị thương trong các cuộc đụng độ bạo lực.

Ưu Đàm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn