NYT: Ông Tập Cận Bình đứng trước 2 cánh cửa, 1 trong đó là đẩy TQ vào "thời kỳ ô nhục"

Chủ Nhật, 12 Tháng Năm 201910:00 SA(Xem: 4988)
NYT: Ông Tập Cận Bình đứng trước 2 cánh cửa, 1 trong đó là đẩy TQ vào "thời kỳ ô nhục"

NYT: Ông Tập Cận Bình đứng trước 2 cánh cửa, 1 trong đó là đẩy TQ vào 'thời kỳ ô nhục'

VCCorp.vn

Tiến thoái lưỡng nan

Trong bối cảnh các quan chức Trung Quốc và Mỹ đang cố gắng đạt được thỏa thuận thương mại, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn, có thể gây tổn hại: Nên đối đầu hay nhượng bộ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump cáo buộc Trung Quốc "lật kèo" và đe dọa tăng thuế - Mỹ đã chính thức tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, The New York Times (NYT) nhận định.

Vào thứ Sáu vừa qua, sau khi đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cáo buộc Trung Quốc hủy cam kết, thì nguy cơ mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt tăng mạnh. Mấu chốt của vấn đề dường như nằm ở việc ông Tập Cận Bình đã đưa ra quyết định vào phút chót, từ chối yêu cầu của Mỹ về thay đổi điều luật ràng buộc các công ty Mỹ trong luật pháp Trung Quốc.

Tổng thống Trump đã thể hiện tức giận trên twitter và điều này vô hình trung đẩy ông Tập vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

NYT: Ông Tập Cận Bình đứng trước 2 cánh cửa, 1 trong đó là đẩy TQ vào thời kỳ ô nhục - Ảnh 1.

Hải nhà lãnh đạo Trung Mỹ gặp gỡ tại Bắc Kinh vào năm 2017. Ảnh: NYT

"Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Ông duy trì hình ảnh như một chính trị gia có tầm nhìn xa và đưa đất nước tiến tới sự vĩ đại. Tuy nhiên, quan hệ Trung-Mỹ là mối quan hệ quan trọng nhất [trong kế hoạch của Bắc Kinh]. Nếu không được xử lý tốt, nó có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Quốc và làm suy yếu quyền lực của ông Tập", NYT bình luận.

Trước thời điểm diễn ra, vòng đàm phán thương mại lần thứ 11 bất ngờ trở thành một điểm sáng trong một mối quan hệ song phương bấp bênh. Dư luận dấy lên những nghi vấn như "ông Tập liệu có hiểu nhầm quyết tâm của ông Trump, và nếu Mỹ buộc Trung Quốc phải nhượng bộ, hoặc nếu các cuộc đàm phán thất bại, sự bất mãn trong nước sẽ gia tăng".

"Ông Tập đang đi thăng bằng trên dây thép", Cựu cố vấn chính phủ Mỹ và Giám đốc Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa Paul Haenle cho biết: "Ông ấy sẽ là người phải nhượng bộ lớn nhất, điều này sẽ gây khó khăn cho ông ấy."

Nhưng địa chính trị có thể giúp Trung Quốc nhận ra hai bên vẫn cần nhau theo nhiều cách.

Hôm thứ Năm, ngay trước khi các cuộc đàm phán thương mại được khởi động lại, Triều Tiên đã phóng các tên lửa tầm ngắn. Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc giúp đỡ trong việc kiềm chế hành động của Triều Tiên.

Ngay cả khi thời điểm phóng tên lửa hoàn toàn là ngẫu nhiên, nó cũng sẽ nhắc nhở Mỹ rằng nước này cần sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc tiếp tục gây áp lực với Triều Tiên và kiểm soát chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

"Tôi đến với sự chân thành và hy vọng trao đổi quan điểm với Mỹ một cách hợp lý và thẳng thắn trong bối cảnh đặc biệt hiện nay", trưởng đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc Lưu Hạc, phát biểu khi đến Washington. "Phía Trung Quốc tin rằng việc bổ sung thuế quan không phải là một giải pháp cho vấn đề hiện nay. Nó không có lợi cho Trung Quốc và Mỹ cũng như toàn cầu".

Nhưng vòng đàm phán thương mại thứ 11 đã thất bại khi hai bên chưa tìm được tiếng nói chung. Phái đoàn Trung Quốc đã về nước ngay sau khi cuộc họp kết thúc, trong khi Tổng thống Trump đe dọa sẽ tăng thuế đối với 300 tỷ USD hàng còn lại của Trung Quốc.

NYT: Ông Tập Cận Bình đứng trước 2 cánh cửa, 1 trong đó là đẩy TQ vào thời kỳ ô nhục - Ảnh 2.

Một xưởng sản xuất ở Quảng Đông. Ảnh: NYT

Trung Quốc luôn nhất trí với quan điểm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ nhưng chính quyền Trump muốn làm rõ trong thỏa thuận rằng một số thay đổi sẽ được ghi vào luật Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, bất kỳ thay đổi lập pháp hoặc đảo ngược chính sách nào cũng có thể tương đương với việc rất công khai - và có thể là sỉ nhục - cho thấy rằng họ đã phải nhượng bộ dưới áp lực.

"Điều này sẽ gợi lên những ký ức đau đớn về thời kỳ ô nhục trong lịch sử", Wang Yong, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, nói. "Trung Quốc đã đưa ra quá nhiều nhượng bộ."

"Đối với ông Tập Cận Bình, việc Tổng thống Trump công khai gây áp lực là rất, rất khó coi", Xie Shuli, Giáo sư tại Đại học California Susan L. Shirk nói: "Điều này khiến ông ấy khó đưa ra những nhượng bộ cần thiết."

Nhưng nếu ông Tập Cận Bình khăng khăng giữ lập trường cứng rắn, ông Trump có thể đưa đe dọa của mình vào thực tế, ban đầu chính thức tăng mức thuế đối với 200 tỷ USD, sau đó là 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc.

Động thái này có thể làm lung lay niềm tin rằng, Trung Quốc và nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng, Tu Xinquan, Giáo sư tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế Bắc Kinh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

"Mọi người có thể nảy sinh nghi ngờ và không chắc chắn về nền kinh tế Trung Quốc, quan hệ Trung-Mỹ hoặc nền kinh tế thế giới trong tương lai", Giáo sư Tu Xinquan nói, "Sự không chắc chắn này nhất định sẽ có tác động tiêu cực đến sản xuất, đầu tư và tiêu dùng."

TQ luôn gặp khó trong đàm phán với Mỹ

Tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên hai năm trước, ông Tập Cận Bình đã nói với ông Trump rằng: "Chúng ta có hàng nghìn lý do để đưa quan hệ Trung-Mỹ đi đúng hướng". Tuy nhiên, tiến trình đàm phán chậm chạp có thể phá hoại hình ảnh của chiến lược gia của ông Tập ở Trung Quốc.

NYT cho rằng, Tổng thống Trump đã nhậm chức được hơn hai năm nhưng các quan chức Trung Quốc dường như vẫn không hiểu rõ tổng thống này, về tính cách và phong cách đàm phán của ông. Các chính trị gia và chuyên gia Mỹ chỉ ra, Trung Quốc dường như không ý thức được rằng, sự cảnh giác đối với Bắc Kinh đã nhanh chóng trở thành sự thù địch ở phạm vi nhất định.

NYT: Ông Tập Cận Bình đứng trước 2 cánh cửa, 1 trong đó là đẩy TQ vào thời kỳ ô nhục - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp khó khăn khi đối mặt với TT Bill Cliton vào năm 1999. Ảnh: NYT

"Tại Washington, có nhiều người chỉ trích kịch liệt, gay gắt đối với các hành vi thương mại, bành trướng quân sự v.v...của Trung Quốc", Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Coons nói.

Vừa qua khi đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và các quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump chỉ trích Trung Quốc "nuốt lời", bầu không khí lạc quan từ vòng đàm phán thứ 10 đã biến mất.

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này và cho biết, trong quá trình đàm phán xuất hiện sự bất đồng quan điểm giữa hai bên là điều hoàn toàn bình thường.

"Trung Quốc cam kết giữ lời hứa", phát ngôn viên Bộ thương mại Trung Quốc Cao Phong khẳng định, "Điều này chưa bao giờ thay đổi".

Sau vòng đàm phán thứ 11, Phó Thủ tướng Lưu Hạc cũng cho biết, những điểm bất đồng trên bàn đàm phát xuất phát từ nguyên tắc quốc gia của mỗi bên và đối với ông, đây không phải là vòng đàm phán thất bại.

NYT cho hay, người Trung Quốc thường phàn nàn rằng, họ đang đối mặt với một Tổng thống khó lường bởi ông dễ dàng đưa những bất đồng riêng tư thành cuộc tranh cãi công khai.

"Tính cách của ông Trump rất khác nhau. Tất cả chúng ta đều biết điều này", Tu Xinquan chỉ trích, "Ông ấy thường công khai những sự việc chưa chắc chắn trong cuộc đàm phán thành cái gọi là sự rút lui của phía Trung Quốc."

Đối với các quan chức Trung Quốc, các cuộc đàm phán với Mỹ luôn đầy rẫy khó khăn.

Năm 1999, Phó Thủ tướng Trung Quốc bấy giờ là Chu Dung Cơ tới Washington, với hy vọng đạt được thỏa thuận đột phá để mở đường cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO nhưng đã bị Tổng thống Bill Clinton chặn lại.

Khi ông Chu trở về Bắc Kinh, danh tiếng của ông đã bị ảnh hưởng. Một tháng sau, trong cuộc chiến NATO ở Kosovo, Mỹ đã ném bom nhầm vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade và làm dấy lên các cuộc biểu tình chống Mỹ quyết liệt trên khắp Trung Quốc. Phải mất thêm ba năm để Trung Quốc gia nhập WTO.

Bây giờ, ông Tập Cận Bình phải tìm cách "thỏa mãn" chính quyền Tổng thống Trump, và dường như Bắc Kinh không có nhiều thỏa hiệp. Điều này có thể còn khó khăn hơn nữa nếu ông Trump tiếp tục đưa ra nhiều yêu cầu hơn đối với ông Tập trên Twitter, NYT nhận định.

"Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang ở trong hoàn cảnh rất khó chịu vì họ thụ động thay vì kiểm soát tình hình như trước đây", cựu Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Trung Quốc James McGregor cho biết.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu đàm phán thương mại đổ vỡ hoàn toàn, cả hai bên đều phải đối mặt với rủi ro nghiêm trọng.

Một số học giả và giám đốc điều hành doanh nghiệp Trung Quốc tin rằng, ông Tập Cận Bình đã tính toán nhầm về khả năng tác động của ông đến Tổng thống Trump và nhầm tưởng rằng ông có thể biến Trung Quốc thành đối thủ cạnh tranh tiềm năng vị trí chủ đạo của Mỹ.

"Tổng thống Trump sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả vào phút chót. Các cuộc đàm phán đổ vỡ có thể làm giảm giá cổ phiếu Mỹ và ông Trump sử dụng giá cổ phiếu Mỹ làm chỉ số cho sự thành công trong chính sách của mình", NYT viết.

Vòng đàm phán thứ 11 thất bại bộc lộ sự thiếu tin tưởng giữa hai nước.

"Điều quan trọng hơn, không phải là có thỏa thuận," Giáo sư Đại học Bắc Kinh Zhang Jian nói, "Mà là giới chính trị Mỹ cho rằng Trung Quốc là một mối đe dọa."
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn