BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ 2020 - HOÀNG ĐÔNG XUYÊN

Thứ Năm, 02 Tháng Năm 20195:22 SA(Xem: 3642)
BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ 2020 - HOÀNG ĐÔNG XUYÊN

trump_bau_cu
BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ 2020 - HOÀNG ĐÔNG XUYÊN

                          Mặc dầu còn gần 18 tháng nữa mới tới ngày bầu cử TT thứ 46 của Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 2020-2024 nhưng 2 đảng DC & CH đã có những dấu hiệu sửa soạn cho ngày trọng đại trên. Phía DC đã có 20 nhân vật tuyên bố ra tranh cử TT vào năm 2020, gồm dân biểu, nghị sĩ, thống đốc, thị trưởng, cựu phó TT……Trong đó những nhân vật được nhiều người biết đến qua sự xuất hiện trên truyền hình gồm nghi sĩ (NS) Bernie Senders (77 tuổi), NS. Kamala Harris, NS. Elizabeth Warren, NS. Kirsten Gillibrand, Thống Đốc NY. Andrew Cuomo, cựu phó TT. Joe Biden, cựu dân biểu Texas Beto O’Rourke, thị trưởng thành phố South Bend, Indian, Pete Buttigieg (37 tuổi). Người ta tiên đoán số ứng cử viên thuộc đảng DC còn gia tăng, có thể đạt tới con số 25 hay cũng có thể nhiều hơn chưa chừng ??? Cho tới giờ phút này, Bernie Senders (BS) & Joe Biden (JB) là 2 ứng viên tạm coi là sáng giá nhất, tiến xa hơn nữa thì chưa biết ngựa nào  thắng cuộc ? Phía CH mới có một ứng cử viên tuyên bố (ngày 16/4/19) ra tranh cử TT Hoa kỳ đối đầu với đương kim TT. DT, đó là Bill Weld, cựu thống đốc tiểu bang Massachusetts (73 tuổi),  không biết trong tương lai có còn ai ra để đấu võ đài với DT nữa không ???. Hai anh em ông Bush (G.W. Bush & Jeff Bush) cũng gợi ý nên có nhiều người (phía CH) ra tranh cử để cử tri có sự lựa chọn, sự gợi ý này hàm ý không hài lòng về tư cách, đạo đức & cách điều hành QG của đương kim TT. DT và đã làm DT giận tím mặt vì ông chỉ muốn độc diễn để khỏi phải chạy ngược chạy xuôi, vung chân múa tay đấu võ mồm với đối thủ ở vòng sơ bộ.

                      Hiện tại DT đang điên đầu với nhiều vấn đề như “hồ sơ thuế 6 năm”, “báo cáo của R. Mueller”, v/đ Di dân tại biên giới Mỹ-Mễ,………..

                      Hồ sơ thuế 6 năm của DT:  Năm 2014 khi được giới truyền thông hỏi “ông có sẵn sàng minh bạch hồ sơ thuế khi ra tranh cử TT không” ? DT trả lời “sẵn sàng và vui vẻ làm điều đó”. Đến năm 2015 khi quyết định ra tranh cử ông vẫn khẳng định sẵn sàng minh bạch hồ sơ thuế của ông, nhưng đến năm 2016 trong lúc đang tranh cử thì ông lại không minh bạch hồ sơ thuế viện lý do hồ sơ thuế đang bị sở thuế (IRS) kiểm tra (audit) nhưng ông hứa nếu đắc cử TT ông sẽ cho mọi người đọc hồ sơ thuế của ông. Cho đến nay khi hạ viện yêu cầu sở thuế (thông qua bộ tài chánh) nạp hồ sơ thuế 6 năm của DT và Trump Organizations (T.O) (từ 2013-2018) thì DT lại quyết liệt phản đối và nhất quyết không chịu bạch hóa hồ sơ thuế của ông và T.O cũng vẫn luận điệu phi lý là hồ sơ thuế đang bị sở thuế “kiểm tra” mặc dù sở thuế đã khẳng định rằng công việc “kiểm tra” không ảnh hưởng tới việc “tiết lộ hồ sơ thuế”, hai công việc độc lập nhau. Qua những viện cớ quanh co phi lý, những hứa lèo, hứa cuội, chẳng cần phải đọc ai cũng biết được nội dung hồ sơ khai thuế của DT chứa đựng những gì :  gian lận thuế, man khai thuế, lừa đảo ngân hàng, làm ăn hoặc liên lạc bất chính với các công ty nước ngoài,……vv.….có điều là chúng ta không biết chính xác các con số gian lận, khai man,…vv…trong hồ sơ thuế nếu chúng ta không được đọc nó. Không biết rồi đây bộ trưởng tài chánh Steven Mnuchin có ra lệnh cho giám đốc sở thuế Charles Rettig giao nạp hồ sơ thuế của tập đoàn DT cho hạ viện hay không hay Mnuchin cũng lại làm công việc của một tay “gia nô” thứ hai cho gia đình DT như William Barr đã làm ? Cho tới ngày hôm nay (29-4-2019) tòa bạch ốc và bộ tài chính đã không chịu gửi toàn bộ hồ sơ thuế 6 năm của DT & T.O cho hạ viện. Hai gia nô Mnuchin & Mulvaney quyết tâm bảo vệ gia chủ DT đến cùng.

                           Báo cáo của Robert Mueller: William Barr đã làm tròn bổn phận “bờ đờ” của một “gia nô” cho gia đình DT sau khi đã biến bản báo cáo (bôi đen, xóa bỏ nhiều chỗ) của R.M thành bản báo cáo của “ông bộ trưởng tư pháp”, việc làm của kẻ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đúng vậy, DT đã ban cho W.B ơn mưa móc bằng “tiền tài và danh vọng” (chức vụ bộ trưởng Tư Pháp) sau khi rất hài lòng với “LÁ ĐƠN” xin việc (danh từ của báo chí) của W.B dài 16 trang giấy gửi tới tòa bạch ốc cho DT, trong đó W.B kịch liệt phản đối cuộc điều tra của ủy ban điều tra đặc biệt do R.M cằm đầu, WB cho rằng đó là một việc làm hồ đồ, bới lá tìm sâu, bới lông tìm vết, phải chấm dứt ngay.  Việc bóp méo sự thật này đã được DT rất hài lòng & hoan hỉ đón nhận. Rồi DT tuyên bố “Game is over”.  Chưa, game chưa over, đâu có over dễ dàng như vậy được. Trận chiến “bản báo cáo của R.M” sẽ không dừng chân tại đây, phía DC phải tìm cho ra sự thật, quyết không để DT và tập đoàn “gia nô” lừa gạt dân chúng Hoa Kỳ một cách trắng trợn như vậy. Vải thưa đâu có che được mắt THÁNH. William Barr & DT đang âm mưu vượt qua “hàng rào cản luật pháp” mà hiến pháp đã quy định. Sáng nay (1-5-2019) WB đã hoan hỉ (vì sẽ không phải trả lời những câu hỏi móc họng) ra điều trần trước thượng viện do CH chiếm đa số, Linsey Graham (LG) gân cổ lên bênh vực cho bản báo cáo của WB là trung thực, không khác gì bản gốc dài 448 trang mà ông đã được đọc ??? Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu ngày mai (2-5-2019) WB từ chối không chịu ra điều trần trước hạ viện ? Tới giờ phút này các tay gia nô vẫn một lòng chung thủy với gia chủ bằng mọi cách mà họ có thể làm được .

                           Di dân & bức tường ngăn cách Mỹ-Mễ : Di dân đến biên giới ngày càng đông làm chính quyền DT khó xử & làm DT giận điên người không tìm ra được phương cách hợp lý và hữu hiệu nào để đối phó với vấn nạn này. Giải pháp bãi nhiệm bà bộ trưởng an ninh nội địa Kirsjten Nielson có bảo đảm giải quyết được vấn đề không hay hành động này có thể làm vấn đề phức tạp thêm, dầu sao thì ít nhất DT cũng đặt nhiều kỳ vọng vào sự “vâng lời” của ông tân quyền bộ trưởng mới Kevin McAleenan. Bức tường biên giới ngăn cách Mỹ-Mễ chưa hoàn tất nhưng bức tường “ngăn cách” tòa Bạch Ốc với Quốc Hội thì DT đã xây xong.

                        Hồ sơ thuế và bản báo cáo của R.M là hai cái nhọt ung thư mà DT & các gia nô đang phải chống chọi, nó gắn liền với đạo đức, uy tín và luật pháp. Mất uy tín chỉ có thể dẫn tới mất quyền lực để trở về đời sống của một thường dân nhưng vi phạm luật pháp có thể dẫn tới tù đầy, điều mà DT rất sợ hãi.

                        Hai thành phần cốt cán được coi là vũ khí sắc bén bảo vệ ngôi vị TT của DT là “gia nô” & “cuồng Trump”.

                       Thành phần “Gia Nô” :  Đó là những nhân vật sẵn sàng sả thân để bảo vệ DT bằng những biện minh phi lý vượt ra ngoài luật pháp Hoa Kỳ để được hưởng chút ơn mưa móc từ gia đình DT. Họ sẵn sàng bóp méo sự thật để lèo lái sự việc có lợi hoặc chạy tội cho DT, tiêu biểu là William Barr và Sarah Sanders (SS). WB đã bôi đen nhiều chỗ trong bản báo cáo của RM để chạy tội cho DT, SS đã nhận tội nói láo để bào chữa cho DT lý do chính đáng sa thải James  Comey . Thành phần này có rải rác từ tòa bạch ốc đến các ngành hành pháp, tư pháp và lập pháp, chẳng hạn Sarah Sanders, William Barr, Rudy Giuliani, Linsey Graham, Mitch McConnell, Mick Mulvaney, Steven Mnuchin……..vv……

                      Thành phần mà báo giới gọi là “Cuồng Trump” :  Chính những lá phiếu của thành phần này đã dệt thành tấm “thảm đỏ” để  mời một người không xứng đáng với tước vị của một nguyên thủ quốc gia bước vào tòa bạch ốc. Họ gồm đại đa số là những tay “da trắng thượng tôn”, da trắng kỳ thị da mầu, số còn lại là những người ăn nhầm chiếc bánh vẽ của DT, một số đã biết ăn năn hối cải, một số khác vì tự ái, tự tôn……nên vẫn chưa chịu ăn năn hối cải, vẫn một lòng trung thành với DT, họ đã trở thành những “tín đồ” của một tôn giáo mà người đời gọi là “Trump Giáo”, họ tôn vinh DT như là một vị giáo chủ tối thượng đầy quyền lực, có muôn vàn phép nhiệm mầu, có khả năng biến Trắng thành Đen, Gian dối thành Thật thà, Lưu manh thành Chân thật, Độc ác thành Hiền lành,…….vv……

                     Đảng DC muốn lôi cổ DT ra khỏi tòa bạch ốc, phải tìm ra một tuyệt chiêu nào đó có hiệu lực “tẩy não” thành phần cuồng Trump và làm cho thành phần gia nô phải “tự bịt miệng” họ. Chúng ta hãy chờ xem. Trở lại cuộc bầu cử TT. HK năm 2020.

                    Hoa Kỳ có 50 tiểu bang + District of Columbia, mỗi tiểu bang có một số dân biểu (DB) và nghị sỉ (NS) tiểu bang & liên bang, tổng cộng có cả thẩy 538 DB và NS liên bang cho toàn thể Hoa Kỳ, trong đó có 100 NSLB & 438 DBLB. Số các nhà lập pháp của mỗi tiểu bang nhiều hay ít tùy thuộc dân số cư ngụ tại tiểu bang đó. Thí dụ California là tiểu bang đông dân cư nhất nên có tới 55 DB & NS liên bang (nhiều nhất) và là thành trì của đảng DC, con số 55 này cũng tượng trưng cho 55 phiếu “cử tri đoàn” của tiểu bang California, các tiểu bang khác cũng cùng một quy luật như vậy.  Texas là tiểu bang đông dân cư thứ nhì, có 38 DB & NS liên bang (nhiều thứ nhì) và là thành trì của đảng CH như vậy Texas có 38 phiếu cử tri đoàn. Trong 50 tiểu bang, một số tiểu bang thiên về đảng DC, một số khác thiên về CH, đây là những tiểu bang tạm gọi là “an toàn” của mỗi đảng. Tuy nhiên có 10 tiểu bang không thiên về DC mà cũng không thiên về CH, họ lửng lơ con cá vàng nên được gọi là những tiểu bang “đu đưa” (swing states) hay “nửa nạc nửa mỡ”. Ứng cử viên TT nào chinh phục được sự ủng hộ của họ, ứng cử viên đó sẽ mang chiến thắng về cho đảng và cho chính mình. Không nhất thiết phải thắng cả 10 tiểu bang đu đưa  mà chỉ cần thắng 3 trong 4 tiểu bang (hay cả 4)  như Florida (29 phiếu cử tri đoàn), Ohio (18), Pennsylvania (20), illinois (20) là phần thắng coi như nắm trong tay vì 4 tiểu bang này có phiếu cử tri đoàn nhiều nhất trong 10 tiểu bang đu đưa. Chính những tiểu bang này hầu như quyết định ai là TT Hoa Kỳ trong mọi cuộc bầu cử.

                        Một điểm rất khác thường trong luật bầu cử TT Hoa Kỳ nếu so sánh với các quốc gia khác trên thế giới. Luật quy định rằng “lá phiếu cử tri đoàn” (tối thiểu phải đạt được là 270, quá bán của 538) mới quyết định ai là người sẽ được làm chủ ngôi “Nhà Trắng” trong 4 năm sắp tới. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta phủ nhận giá trị của những “lá phiếu phổ thông” trong cuộc “phổ thông đầu phiếu” của toàn dân. Phổ thông đầu phiếu (PTĐP) là giai đoạn đầu (rất quan trọng) và “cử tri đoàn bỏ phiếu” (CTĐBP) (mang tính tượng trưng) là giai đoạn kết thúc của cuộc bầu cử TT. HK. Thắng phiếu phổ thông (PPT) mà không thắng phiếu cử tri đoàn (PCTĐ) coi như mộng làm chủ ngôi nhà trắng (trường hợp Hillary Clinton & Al Gore) tan theo mây khói. Thua phiếu phổ thông nhưng thắng phiếu cử tri đoàn vẫn được làm chủ ngôi nhà trắng ( Donald Trump & G .W. Bush). Luật còn ấn định rằng trong cuộc PTĐP, ứng cử viên chỉ cần đạt được 51.1% tổng số phiếu phổ thông của tiểu bang là được hưởng tất cả số phiếu cử tri đoàn của tiểu bang đó (Winner takes all) (ngoại trừ 2 tiểu bang Maine (4 phiếu CTĐ) & Nebraska (5 PCTĐ) không tuân theo quy luật này). Thí dụ tại California ứng cử viên nào đạt được 51.1% tổng số phiếu phổ thông, ứng cử viên đó được lãnh hết 55 phiếu cử tri đoàn.

                       Sau khi có kết quả chính thức của phổ thông đầu phiếu, một thời gian ngắn sau đó, các nhà lập pháp trong cử tri đoàn của mỗi tiểu bang sẽ tập họp tại thủ đô của tiểu bang họ để bỏ phiếu chọn vị lãnh đạo quốc gia. Theo thông lệ họ sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên thắng cử ở tiểu bang họ. Đây là một việc làm có tính cách hình thức chứ không mang tính quyết định nghĩa là ứng cử viên nào đã chiếm được từ 270 phiếu cử tri đoàn trở lên ở phổ thông đầu phiếu được coi là thắng cử chức vị TT.Hoa Kỳ. Trong mọi kỳ bầu cử TT, ứng cử viên của 2 đảng thường tập trung và dồn hết nỗ lực vận động ở các tiểu bang miền Đông, trọng điểm là các tiểu bang quanh vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, quanh vùng Chicago và vùng Đông Nam vì các vùng này bao gồm nhiều tiểu bang có nhiều phiếu cử tri đoàn chẳng hạn Pennsylvania (20), North Carolina (15), Georgia (16), Florida (29), Ohio (18), Illinois (20), New York (29), Michigan (16) New Jersey (14),……..vv……..Quan trọng là phải thắng ở các tiểu bang “đu đưa” lớn. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan mà lơ là ở các tiểu bang “an toàn” của đảng mình.

                     Tháng 5-2019

 

                           Hoàng Đông Xuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn