Cách thức hợp lý để chống trì hoãn

Thứ Tư, 17 Tháng Tư 20195:00 SA(Xem: 5369)
Cách thức hợp lý để chống trì hoãn
bbc.com

Cách thức hợp lý để chống trì hoãn

Zaria Gorvett BBC Capital

Bớt việc theo kế hoạch sẽ gây tác động tốt? Bản quyền hình ảnh Barry Lewis
Image caption Bớt việc theo kế hoạch sẽ gây tác động tốt?

Nghĩ đến chơi trước rồi làm việc sau có vẻ là vô trách nhiệm, nhưng các chuyên gia cho rằng động thái phản trực giác này thực tế giúp ta làm việc hiệu quả hơn về lâu dài.

Mozart đi uống rượu vào một ngày mà các bạn ông cảm thấy lo lắng. Đó là ngày 3/11/1787 tại Prague và ngày hôm sau đã là buổi ra mắt vở opera 'Don Giovanni'mới nhất của ông. Vở này sẽ là một trong những tác phẩm âm nhạc được đánh giá cao nhất trong lịch sử, một kiệt tác thực sự mà nhiều thập kỷ sau vẫn còn được trình diễn khắp các nhà hát opera trên toàn cầu.

Chỉ có một rắc rối. Wolfgang Amadeus Mozart đến lúc đó vẫn chưa viết khúc nhạc dạo đầu. Rõ ràng, nhà soạn nhạc bậc thầy này cũng là bậc thày về trì hoãn vì vào hôm đó ông thực ra còn đang làm một việc gì khác.

Theo những thông tin đăng tải vào năm 1845, cuối cùng các bạn của Mozart đã thuyết phục được ông là không thể hoãn thêm được nữa và đến nửa đêm ông về phòng và bắt đầu làm việc. Ông cặm cụi làm suốt đêm, trong khi vợ ông phải liên tục vỗ vào ông để giữ cho ông được tỉnh táo. Cuối cùng ông cũng xong, nhưng buổi biểu diễn vào tối hôm sau phải hoãn lại vì còn phải sao chép hoặc diễn tập.

Nếu bạn là kiểu người thức trắng đêm để nghiên cứu các hiện tượng thích hợp (Chẳng hạn như một số nông dân thường bắt gà đeo kính để khỏi mổ nhau) bất cứ khi nào bạn bị áp lực phải hoàn thành đúng thời hạn, hoặc ai đó, thí dụ như Mozart, làm bất kỳ việc gì trừ nhiệm vụ khẩn cấp nhất để tạo ra ảo tưởng về năng suất, thì bạn là người có vấn đề và cần được giúp đỡ.

Ngay cả thần đồng Mozart có vẻ cũng phải vất vả để hoàn thành đúng thời hạn Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ngay cả thần đồng Mozart có vẻ cũng phải vất vả để hoàn thành đúng thời hạn

Mặc dù những người hay trì hoãn thường có vẻ gần như tự hào về thói quen này - thậm chí còn có cả Tuần Lễ Trì Hoãn Quốc Gia để vinh danh nó (nó được dự định vào đầu tháng 3, nhưng tất nhiên, thường trì hoãn) nhưng có vô cùng nhiều bằng chứng rằng đó là một ý tưởng không hay. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy những người lỡ hạn tồi tệ nhất dễ có mức lương thấp hơn, được thuê ngắn hạn hơn hoặc thất nghiệp. Không phải chỉ là sự mất vui: như mọi người đều biết bằng trực giác, những người hay trì hoãn nhìn chung dễ bị căng thẳng hơn, và có một số bằng chứng cho thấy thói quen này thậm chí có thể khiến bạn mắc bệnh.


Trên thực tế, thời gian tiêu khiển có thể hoàn toàn bị hủy hoại đến mức nó được gán một định nghĩa vui là "Sự trì hoãn là hành động gây tổn hại đến cuộc sống mà không có lý do rõ ràng."

Hãy 'bớt làm việc theo lịch': là một cách tiếp cận ngược giúp những người chuyên trì hoãn có cuộc sống bình thường. Giống như hầu hết các phương pháp lập kế hoạch thời gian, kỹ năng này bao gồm việc tạo một lịch trình hàng tuần ngăn chặn được các khoảng thời gian cụ thể cho các nhiệm vụ cụ thể. Điều khác biệt là thay vì lập một kế hoạch cho công việc phải làm thì bạn làm điều ngược lại: như gặp bạn bè để ăn tối, cũng như các hoạt động cần thiết để bạn được sảng khoái và giữ được thể trạng tốt như chay bộ và ngủ đủ về đêm. Rốt cuộc là bạn thêm vào đó bất cứ điều gì bạn đã cam kết, chẳng hạn như nghỉ lễ và các cuộc gặp gỡ. Điều quan trọng là không lên lịch bất kỳ kế hoạch gì cho công việc. Một mô hình về bớt việc trong lịch biểu sẽ không bao giờ chứa các từ "viết sách", "hoàn tất bản trình bày" hoặc "ôn thi".

Việc bớt làm việc theo lịch được phát minh bởi nhà tâm lý học, tác giả và người giỏi trong việc tránh sự trì hoãn Neil Fiore và được xuất bản trong sách 'The Now Habit' của ông năm 1988. Nó được theo dõi và tôn sùng trên các trang blog, các video trực tuyến và các cuốn sách tự cải thiện khác, thậm chí có ở cả trong danh sách liệu pháp của các nhà trị liệu tâm lý.

Fiore lần đầu tiên quan tâm đến những nguy cơ của các chiến thuật trì hoãn khi ông làm việc tại Đại học California tại Berkeley. Khi đó, ông đã phát triển một số kỹ thuật để làm việc hiệu quả hơn và xoay xở để viết xong luận án tiến sĩ chỉ trong 1 năm - là điều rất ấn tượng vì trung bình, sinh viên thường mất khoảng 9-10 tháng nhiều hơn dự kiến- và trong một số trường hợp, việc này có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ (kỷ lục là 77 năm, nhưng có những tình tiết giảm nhẹ). Vì vậy, ông bắt đầu lập một nhóm hỗ trợ cho những người đang còn vật lộn với luận văn của họ.


Trong những tháng tiếp theo, Fiore nhận thấy một điều đáng ngạc nhiên. "Những người trong chúng ta mà hoàn thành được luận văn trong khoảng 1 đến 2 năm, so với 3 đến 13 năm, chúng ta là những người bị bận rộn hơn trong cuộc sống, ông nói. Chúng ta có nhiều mối quan hệ, nhiều sự kiện xã hội và trong trường hợp của tôi, tôi đang phải làm một công việc 40 giờ một tuần." Năm phải viết luận văn, ông vẫn đi trượt tuyết 2 tuần 1 lần. "Năm ấy tuyết dày lắm!" ông nói.

Mặt khác, những người kéo dài thời gian viết thì luôn vất vả. "Cuộc sống của họ đâu đâu cũng là việc và 'phải làm việc này việc kia'," ông nói. Những người trong chúng tôi bận rộn với các hoạt động khác thì bắt đầu vào nhiệm vụ sớm hơn trong ngày từ 30-60 phút, có lúc 90 phút, vì chúng tôi phải thưởng thức cuộc sống nữa," ông nói.

Việc 'bớt việc theo kế hoạch' sẽ gây tác động tốt vì: thay vì nhìn một cách không dứt khoát vào lịch công việc của mình và ngần ngại trước hàng loạt cuộc họp ngán ngẩm, việc hành chính tràn ngập, các nhiệm vụ đáng sợ như "viết một cuốn sách", thì bạn sẽ thấy một tuần đáng để mong đợi. Đó là việc kiểm soát: thay vì hủy bữa trưa và hoãn các buổi tập thể dục để cống hiến hết mình cho một dự án cụ thể, thì bạn có thể khéo léo lách nó vào chỗ nào đó trong cuộc sống mà bạn muốn hướng tới. Và với tất cả các cam kết giải trí đặt ra trước mắt, bạn sẽ thấy rõ ngay bạn sẽ còn bao nhiêu thời gian cho công việc. Sau đó, tất cả những gì phải làm là bắt đầu triển khai.

Tất nhiên, phần thứ hai này là phức tạp hơn một chút. Vì vậy, trước tiên nó giúp ta hiểu được lý do mà người ta chần chừ ngay từ đầu. Vì sao chúng ta âm ỉ trong căng thẳng hàng giờ, trong khi ta có thể bắt tay vào việc ngay tức khắc?

Jane Burka, một nhà tâm lý học làm việc tại Oakland, California, là đồng tác giả với nhà tâm lý học Lenora Yuen trong cuốn sách "Sự trì hoãn: vì sao bạn trì hoãn, phải làm gì với nó bây giờ", sách chủ trương bớt việc trong kế hoạch. Họ gặp nhau khi họ đang làm việc tại Trung Tâm Tư Vấn Sinh Viên tại Đại học California ở Berkeley và - cũng như Fiore - quan tâm lần đầu tiên đến sự trì hoãn sau khi giúp sinh viên tránh điều đó. Họ có thể liên quan đến những sinh viên mà họ đang giúp đỡ vì cả hai người đều đang vất vả để hoàn thành luận án tiến sĩ. "Chúng tôi là những người trì hoãn chính!" bà nói.

Trong quá trình làm việc, hai nhà tâm lý học nhận thấy rằng những người trì hoãn thường có nhiều điểm chung, từ quan niệm thời gian một cách mơ hồ và không thực tế đến việc đầu hàng kẻ thù không đội trời chung của năng suất, tức sự cầu toàn. Nhưng bà cũng nhận thấy rằng thói quen trì hoãn những nhiệm vụ quan trọng có thể có nguồn gốc tâm lý sâu xa hơn. "Sự trì hoãn được rất nhiều người hiểu lầm chỉ đơn giản là vấn đề quản lý thời gian kém hoặc lười biếng," bà nói.

Thay vào đó, Burka nhận ra rằng những người trì hoãn nhiều nhất thường là những người có tự trọng thấp. "Những nỗ lực tốt nhất của bạn không thể được đánh giá tốt nếu sự nỗ lực đến quá chậm. An toàn hơn là đổ lỗi sự trì hoãn cho kết quả đáng thất vọng hơn là cảm giác là ưu điểm ủa mình là chưa đủ. Và nếu bạn xoay sở để làm tốt vào phút cuối cùng, bạn có thể cảm thấy phấn khởi vì bạn đã làm được điều không thể," bà giải thích.


Đây chính là nội dung của phần 2 của 'việc bớt việc trong kế hoạch'. Một khi bạn đã làm xong kế hoạch tuần, ý tưởng là tránh để không phải sợ các kế hoạch to lớn hãi hùng như "hoàn thành việc hoàn thuế". Thay vào đó, bạn nên bắt đầu tập trung vào nhiệm vụ đang làm dở dang chỉ trong 15 phút, bởi vì bất kỳ ai cũng sẽ làm được trong khoảng thời gian đó. Tất cả chỉ là để bắt đầu hơn là để nhằm vào việc kết thúc: điều này giúp tránh một số lo lắng mà người ta hay cảm thấy khi nghĩ đến mục tiêu. "Điều này củng cố ý tưởng rằng sự tiến triển là đi dần từng tý một, không phải bằng sự nỗ lực lớn khủng khiếp," Burka nói.

Fiore nảy ra ý tưởng về quy tắc 15 phút trong khi ông giúp đỡ những người mắc chứng sợ hãi. "Tôi coi sự trì hoãn là sự sợ hãi, sợ công việc của mình," ông nói. "Bất cứ điều gì bạn xác định là có tính đe dọa hoặc nguy hiểm, bạn có xu hướng lẩn tránh nó. Để vượt qua nó, ta nên đối mặt với nó từng chút một." Ông gọi nó là "tiêm phòng chống sợ" và dẫn chứng làm ví dụ cách chống sợ nhện. Bắt đầu bằng cách nghĩ có một con nhện cách mình 3 mét mà không bỏ chay.

Trên thực tế, ý tưởng cho rằng sự trì hoãn là một vấn đề sức khỏe tâm thần đang ngày càng trở thành trào lưu chính. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người trì trệ thường bị trầm cảm và lo sợ, trong khi một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những sinh viên mắc chứng vô tâm liên quan đến ADHD có nhiều khả năng hay chần chừ trì hoãn. Thậm chí người ta cũng cho rằng Mozart mắc chứng ADHD, hoặc chứng gần giống vậy, hội chứng Tourette, nếu ông ấy sinh ra ở thời nay. Người viết tiểu sử của ông nói rằng ông dễ dàng bị phân tâm vì những mối quan tâm quan trọng, và người chị của ông có lần nói- với sự tàn tệ mà chỉ có chị em với nhau mới dám - rằng ông "rất trẻ con". Rõ ràng nhà soạn nhạc này có rất nhiều vấn đề tiềm ẩn có thể đã ám ảnh ông để trì hoãn công việc đến phút cuối cùng.

Cuối cùng, Fiore khuyên bạn nên thay đổi ngôn ngữ mà bạn sử dụng để mô tả công việc của mình: thay vì nói "mình phải .." Ông đề nghị nói rằng "mình lựa chọn…". Điều này sẽ chuyển đổi công việc của bạn thành một điều gì đó tích cực, và làm hòa tan cuộc chiến nội tâm mà bạn có thể gặp giữa việc muốn nằm ườn trên sofa với cảm giác thấy cần phải làm việc. "Mình đang lựa chọn đối mặt với một thứ gì đó' chỉ có con người mới có thể chọn phẫu thuật, hoặc chọn trường sau đại học, hoặc chọn những thứ khó khăn," ông nói.

Vì vậy, lần tới khi bạn thấy mình đang vô ý kiểm tra tài khoản mạng xã hội của mình lần thứ 100 trong 10 phút hoặc ưu tiên các dự án ít quan trọng hơn vì bạn sợ một nhiệm vụ khó khăn phía trước, xin đừng nghĩ rằng "mình phải sắp xếp thêm thời gian cho công việc" hoặc "mình sẽ hoàn thành điều này ngay bây giờ." Trớ trêu thay, việc có thể tốt hơn chính là làm việc đó 15 phút - sau đó đi ra ngoài và tận hưởng cuộc sống.

Bài tiếng Anh trên BBC Capitall

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn