Chiến tranh thương mại ‘đè nặng lên túi tiền của người Mỹ’

Thứ Năm, 07 Tháng Ba 20196:00 SA(Xem: 4693)
Chiến tranh thương mại ‘đè nặng lên túi tiền của người Mỹ’

9072
Cuộc chiến quan thuế của Washington nhằm vào các đối tác thương mại, chủ yếu là Trung Quốc, đã khiến các công ty và người tiêu dùng Mỹ mất 4,4 tỷ đô lạ hồi năm ngoái, theo các nhà nghiên cứu.

Các kinh tế gia của Cục dự trữ Liên bang ở New York và các trường đại học Princeton và Columbia đã đánh giá tác động của thuế quan lên giá cả và chất lượng cuộc sống và kết luận rằng những người phải chịu đánh thuế ở nước ngoài ‘không hề phải trả cắc nào’.

Công trình nghiên cứu này được công bố khi Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, được cho là đang tiến gần đến một thỏa thuận thương mại vốn sẽ dỡ bỏ hầu hết các mức thuế. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người tương nhiệm Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ gặp nhau ở Florida vào cuối tháng Ba để ký thỏa thuận.

Ngoài ra, hồi tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell đã cảnh báo nền kinh tế Mỹ trong năm nay sẽ tăng trưởng chậm lại và những nguy cơ khác, bao gồm tăng trưởng chậm toàn cầu, các thị trường tài chính nhiều rủi ro và những bất trắc về chính sách thương mại của Mỹ.

Nghiên cứu có tựa đề ‘Tác động của cuộc chiến thương mại năm 2018 đối với giá cả và chất lượng cuộc sống ở Mỹ’ này nói rằng những hậu quả của tranh chấp thương mại – vốn khiến cho 283 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ bị đánh thuế - đã tàn phá nền kinh tế Mỹ.

Nghiên cứu nói rằng nó đã khiến cho người tiêu dùng và các công ty vốn nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài mất thêm 3 tỷ đô la mỗi tuần để trả thuế cộng thêm và mất thêm 1,4 tỷ đô la nữa một tháng từ tổn thất xã hội – tức thiệt hại đến chất lượng cuộc sống tổng thể.

Việc áp thuế ăn miếng trả miếng đã đẩy nước Mỹ vào ‘giai đoạn đầu tiên của cuộc bảo hộ bằng quan thuế qua lại ở quy mộ lớn kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930’, nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu cho rằng kinh tế Mỹ đã trải qua giai đoạn ‘giá cả các mặt hàng trung gian và thành phẩm tăng đáng kể, thay đổi lớn trong hệ thống chuỗi cung ứng, tính đa dạng của các mặt hàng nhập khẩu bị sụt giảm và thuế quan lên hàng hóa được chuyển hoàn toàn sang giá cả các mặt hàng nhập khẩu trong thị trường nội địa’.

“Cho đến nay, toàn bộ hậu quả của thuế quan rơi xuống đầu các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trong nước và không có tác động gì lên giá cả mà các nhà xuất khẩu nước ngoài phải chịu,” nghiên cứu viết.

Với việc bị đánh thuế, các nhà sản xuất ở Mỹ phản ứng trước việc giảm cạnh tranh nhập khẩu bằng cách tăng giá thành, cũng theo nghiên cứu.

Giá cả này được phát hiện đã tăng trung bình lên 1 điểm phần trăm hồi năm ngoái – gần một nửa tỷ lệ trung bình hàng năm của lạm phát giá cả do nhà sản xuất kể từ năm 1990 cho đến 2018.

Những mặt hàng bị đánh thuế đã chứng kiến giá cả tăng từ 10 cho đến 30%, các nhà nghiên cứu cho biết. “Do những con số này cũng tương đương về mặt quy mô với những mức thuế quan được áp, nó cho thấy phần lớn những mức thuế này đã chuyển sang cho người tiêu dùng và các công ty nhập khẩu Mỹ phải chịu,” nghiên cứu viết.

Lấy ví dụ là máy giặt, các tác giả của nghiên cứu cho rằng ‘thuế nhập khẩu của Mỹ đã có tác động gần như ngay lập tức đến giá cả của nền kinh tế Mỹ.’

Tổng thống Trump loan báo đợt áp thuế đầu tiên vào tháng 1 năm 2018 với mức thuế từ 20% cho đến 50% đánh vào máy giặt nhập khẩu và 30% lên các tấm pin năng lượng mặt trời.

Sau khi những mức thuê này được áp dụng, giá cả của những mặt hàng gia dụng chủ chốt ở Mỹ đã tăng chóng mặt sau khi giá cả đã giảm liên tục trong những năm trước.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn