Toàn văn Tuyên bố của bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức

Thứ Sáu, 08 Tháng Mười Hai 20173:30 SA(Xem: 5977)
Toàn văn Tuyên bố của bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức

Hiếu Bá Linh

Bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức. Ảnh: internet

Về bản án phúc thẩm đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”), một Blogger nổi tiếng và nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, hôm 30/11/2017, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, bà Bärbel Kofler đã tuyên bố như sau:

 “Tôi đau buồn và phẫn nộ về bản y án tù đối với nữ blogger và là nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Bà Quỳnh bị 10 năm tù chỉ vì thực hiện quyền tự do biểu đạt ý kiến mà được Hiến pháp Việt Nam đảm bảo. Bản án này đã vi phạm các Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã cam kết.

Bà Quỳnh đã đấu tranh chống các tiêu cực trong xã hội và tham nhũng. Bằng các bài viết của mình, bà đã khiến dư luận chú ý đến số lượng lớn các trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân trong trại giam và trại tạm giam. Bên cạnh đó, bà còn tranh đấu không biết mệt mỏi cho các ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường tại miền Trung Việt Nam và gia đình của họ.

Việc bắt giam, xét xử và kết án bà Quỳnh là tất cả những điều không thể nào hiểu được, khi bà dấn thấn vào đúng những lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam đã xác định nhu cầu cấp bách nhất về cải cách: Tuân thủ theo pháp luật trong hành chính, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng. Việc bắt giam, xét xử và kết án bà Quỳnh là tất cả những điều không thể nào hiểu được, khi bà dấn thấn vào đúng những lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam đã xác định nhu cầu cấp bách nhất về cải cách: Tuân thủ theo pháp luật trong hành chính, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng. Đối với tôi thì rõ ràng: Nếu không có các nỗ lực dân sự và tăng cường tính minh bạch thì mục tiêu hiện đại hóa đất nước một cách bền vững không thể nào đạt được.

Rất tiếc là quyết định của tòa án phúc thẩm phù hợp với một chuỗi dài những vụ bắt giam, kết án, quấy rối của công an và đôi khi dùng bạo lực tấn công các nhà báo, blogger, nhà hoạt động và luật sư trong những tháng vừa qua.  Trong năm 2017, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam và những người ủng hộ nó đã phải chịu đựng những sự tấn công của nhà nước theo cách thức mà chưa từng có. Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy trả tự do cho bà Quỳnh và hàng loạt tù nhân chính trị khác, hãy tôn trọng những quyền cơ bản mà được đảm bảo theo hiến pháp và hãy tuân thủ những thủ tục tố tụng đúng theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền”.

Những thông tin về bà Quỳnh

Bà Quỳnh với bút hiệu Mẹ Nấm là một trong số những Blogger nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 2015 bà đã nhận được giải thưởng nhân quyền của tổ chức phi chính phủ Civil Rights Defenders ở Thụy Điển. Sau khi bị bắt bà đã được bà Melania Trump trao Giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm vào tháng Ba năm 2017 ở Hoa Kỳ.

Những bài viết của bà Quỳnh chú trọng đến các đề tài tệ nạn xã hội, cách quản lý kinh tế tệ hại của nhà nước, ô nhiễm môi sinh và điều kiện giam giữ. Trước khi bị bắt bà Quỳnh đã tranh đấu tích cực cho quyền lợi của các ngư dân miền Trung Việt Nam đang bị xâm hại bởi thảm nạn môi trường do chất thải kỹ nghệ gây ra. Bà Quỳnh đã lên án chính quyền không có hành động nào đối với những kẻ phá hoại môi sinh mà giàu tiền của. Bà cũng dấn thân cho những nhà hoạt động đang bị cầm tù và gia đình của họ.

Đặc biệt các hoạt động bảo vệ môi sinh của bà đã khiến cho bà và gia đình bị đàn áp nhiều hơn kể từ mùa Thu 2016, thí dụ bằng cách đem ra đấu tố tại địa phương. Vào ngày 10/10/2016 hàng chục công an đã khám xét nhà của bà và bà bị bắt. Sau đó, cuối tháng Bảy năm 2017 bà bị kết án 10 năm tù.

Liên minh Âu Châu (EU), Hoa Kỳ và những quốc gia khác đã dấn thân mạnh mẽ cho bà Quỳnh trong những tháng qua, bằng những cách thức như: các bản tuyên bố, các cuộc đối thoại chính thức và trong khuôn khổ của cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam. Dân biểu Frank Schwabe đã bảo trợ cho bà Quỳnh trong chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu” của Quốc hội Liên bang Đức.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn