CNBC: Ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại, kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện vết nứt

Thứ Ba, 25 Tháng Chín 20183:19 SA(Xem: 5148)
CNBC: Ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại, kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện vết nứt

CTTM-HiHoa-dep
Hôm nay (24/9), Mỹ chính thức áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có tổng trị giá 200 tỷ Đô la Mỹ (USD), đồng thời trong cùng ngày, Trung Quốc cũng trả đũa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào thị trường Trung Quốc với trị giá 60 tỷ USD. Trong lúc cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang leo thang, có phân tích cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc vốn tồn tại nhiều vấn đề sẽ bị chấn động mạnh bởi cuộc chiến này, chứ không giống như quan chức Trung Quốc tuyên truyền có thể vượt qua sóng gió một cách bình yên. 

CNBC cho rằng, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ khiến nền kinh tế Trung Quốc vốn tồn tại nhiều vấn đề sẽ bị chấn động mạnh.

Theo CNBC (Mỹ) đưa tin, có chuyên gia kinh tế phân tích cho biết, việc Mỹ sử dụng biện pháp thuế quan có thể là đòn nặng đối với chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Có ý kiến khác cho rằng Trung Quốc có thể tránh được thế tấn công của Mỹ. Tuy nhiên nhận định này có thể đã không hiểu được tương lai của quốc gia cộng sản này.

Quan chức Trung Quốc từng nói sẽ giành được thắng lợi trong cuộc chiến thương mại này, tuy nhiên, nhân sĩ quan sát vấn đề Trung Quốc trong thời gian dài lại cho biết, động lực là xu thế quan trọng nhất ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc vượt qua bản thân thuế quan.

Đầu tư chậm lại, nợ cao như núi

CNBC phân tích cho biết, chính quyền Trung Quốc vẫn luôn dựa vào đầu tư cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Năm 2017, đầu tư của Trung Quốc chiếm 44% GDP danh nghĩa (nominal GDP). So sánh với các nước như Mỹ, Nhật Bản, Đức thì tỉ lệ này vào khoảng 20% đến 25%.

Tuy nhiên, đầu tư vào tài sản cố định của Trung Quốc trong tháng Tám giảm xuống mức thấp nhất. Ngoài ra, song song với chiến tranh thương mại leo thang, Trung Quốc không dễ dàng kích thích đầu tư thông qua chi tiêu công, đây là do nợ khổng lồ Trung Quốc tạo thành.

Trung Quốc từng khuyến khích cho vay tiền để kích thích kinh tế tăng trưởng. Năm 2016, số tiền mà ngân hàng trung Quốc cho vay lên đến 1,88 nghìn tỷ USD, đây là con số cao nhất trong lịch sử. Bùng nổ tín dụng khiến người ta lo lắng về rủi ro tài chính, do đó, năm 2017, chính quyền Trung Quốc tuyên bố hạn chế tích lũy nợ.

Số liệu của Ngân hàng DBS (Singapore) và Công ty CEIC Hồng Kông cho thấy, từ thời điểm đó, tỉ lệ nợ và GDP của Trung Quốc tăng trưởng ổn định khoảng 250%. Còn số liệu của Hiệp hội Tài chính Quốc tế (Institute of International Finance) cho thấy, tỉ lệ nợ và GDP của Trung Quốc đã vượt quá 300%.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng đưa ra cảnh báo mạnh mẽ đối với nền kinh tế Trung Quốc rằng, do nợ tăng mạnh nên không có phương án giải quyết để duy trì lâu dài.

Già hóa dân số gây nguy hiểm cho nền kinh tế

CNBC đưa tin cho biết, do chính sách một con mà chính quyền Trung Quốc thực thi trong thời gian dài khiến cho tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa, cùng với đó là lực lượng lao động cũng giảm, từ đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Trong một báo cáo năm 2017, IMF đã chỉ ra, trong thời gian 30 năm tới, xu hướng nhân khẩu học ở các nước đang có dân số già hóa như Nhật Bản và Trung Quốc, GDP hàng năm của những nước này sẽ giảm 0,5% đến 1% mỗi năm.

Thanh Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn