Chiến tranh thương mại và chuyện về hai Trung Quốc

Thứ Ba, 18 Tháng Chín 20185:17 SA(Xem: 6270)
Chiến tranh thương mại và chuyện về hai Trung Quốc
bbc.com
Karishma Vaswani Phóng viên Kinh doanh châu Á

US-China shipping containers clash Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Đợt áp thuế mới nhất của Trump có hiệu quả đánh thuế lên một nửa tất cả hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tổng thống Donald Trump đã áp thuế lần thứ ba lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla.

Điều này có nghĩa rằng gần một nửa tất cả sản phẩm mà Mỹ mua từ Trung Quốc sẽ bị áp thuế - bằng 40% lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Gần một nửa số sản phẩm trong danh sách này là hàng tiêu dùng - những thứ như va li, túi xách và dao kéo.

Điều này làm tình thế vô cùng nghiêm trọng.

Trung Quốc đã nói rằng họ sẽ không nằm yên chịu đựng, và các cuộc đàm phán được cho là sắp diễn ra giữa hai bên ngày càng thấy có vẻ như sẽ bị hoãn lại.

Mỗi lần người Trung Quốc nghĩ rằng họ đã gần đạt được một thỏa thuận, họ lại bị Trump làm cho bật ngửa.


Tweet của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ hôm thứ hai cho thấy giá trị mà ông thấy trong việc áp thuế - đơn giản là một công cụ thương lượng.

Presentational white space

Nhưng nó là một canh bạc lớn - Mỹ sẽ có nhiều bằng, nếu không là nhiều hơn, điều để mất hơn Trung Quốc.

Mối quan hệ cộng sinh

Tác động ngay lập tức của các mức thuế này là giá cho người tiêu dùng Mỹ sẽ có xác suất tăng lên, các nhà xuất khẩu Trung Quốc có thể sẽ phải chịu mức đơn đặt hàng thấp hơn, và cả hai nước sẽ thấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ bị áp lực.

Tôi đến thăm Trung Quốc trong tuần, và đã thấy tận mắt khác biệt lớn trong tư thế của hai quốc gia này. Nhưng tôi cũng thấy sự đan xen phức tạp giữa hai nước, và sự phụ thuộc vào nhau đối với sự tăng trưởng kinh tế.

Một phần của vấn đề nằm trong sự hiểu biết của quốc gia này về động cơ của quốc gia kia - và sự thiếu hiểu biết đó chính là lý do tại sao cả hai bên không sẵn lòng nhượng bộ.

Trung Quốc chơi không công bằng?

Ông Trump nói rằng Trung Quốc đã đánh cắp công nghệ Mỹ, công ăn việc làm của người Mỹ, và chơi một trò chơi bẩn trong việc hạn chế không cho các công ty Mỹ vào thị trường Trung Quốc.

US President Donald Trump has urged China to change its "unfair practices, and give fair and reciprocal treatment to American companies". Bản quyền hình ảnh Getty Images

Và trong khi những người khác có thể không có nhận định gay gắt ấy, quan điểm cho rằng Trung Quốc đã không hoàn toàn minh bạch trong việc mở cửa nền kinh tế theo cam kết dưới Tổ chức Thương mại Thế giới phần nào đúng, William Zarit, chủ tịch của Phòng Thương mại Mỹ ở Bắc Kinh, nói.

"Một thị trường có thể được chính thức mở cửa nhưng vẫn còn có những rào cản", ông Zarit nói với tôi. "Đây là một vấn đề với Trung Quốc trong suốt từ 30 năm qua."


Tuy nhiên, ông Zarit nói thêm rằng cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Trung Quốc không coi áp thuế quan là cách tốt nhất để giải quyết sự khác biệt về cấu trúc giữa hai bên. Ông cho biết căng thẳng thương mại đã tác động lên cách các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc được đối xử tại đây.

"Trì hoãn giấy chứng nhận, tăng mức kiểm tra các hãng xưởng, xem xét rất kỹ hồ sơ thuế của bạn trong năm năm qua, giữ một loại hàng nào đó trong hải quan cho đến khi nó bị hư hỏng, và sau đó bạn có thể gửi hàng đó trở lại Mỹ", ông nói, mô tả những điều các doanh nghiệp Mỹ đôi khi phải đối mặt ở Trung Quốc.

Trung Quốc bị hiểu lầm?

Tuy nhiên, những người khác vạch ra rằng Trung Quốc bị Hoa Kỳ hiểu lầm một cách sâu sắc - và đó là lý do tại sao hai nước vẫn chưa đi đến bất kỳ giải pháp nào về cuộc chiến thương mại.

US China money Bản quyền hình ảnh Getty Images

Trung Quốc có hơn ba triệu sinh viên đang theo học tại Mỹ, so với 15.000 sinh viên Mỹ đang theo học tại Trung Quốc, Wang Huiyang, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, viện nghiên cứu tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về chính sách, gần đây đã nói thế với tôi ở Bắc Kinh.

Việc thiếu sự trao đổi giữa người và ngườicó nghĩa là câu chuyện của Trung Quốc và mô hình kinh tế của Trung Quốc không được giải thích một cách thuyết phục cho phương Tây.

Ông Wang cũng lưu ý đến điểm mối quan hệ của Hoa Kỳ đã mang lợi ích cho các công ty Mỹ trong vòng 40 năm qua.

"Tất cả các công ty lớn của Mỹ đều ở Trung Quốc", ông nói với tôi. "Một số thậm chí còn lớn hơn ở đây hơn là ở Mỹ. Bạn không thể nói rằng đó không phải là một thành công."

Thực tế: chồng và vợ

Vậy quan điểm nào là chính xác? Vâng, sự thật - như mọi trường hợp - nằm đâu đó ở giữa.

Trung Quốc đang thay đổi và mở cửa - nhưng chính phủ này áp đặt một sự kiểm soát quá mức trên các hoạt động kinh tế.Và sự thật là trong một số lãnh vực các công ty Trung Quốc hoạt động trên một sân chơi bình đẳng, nhưng ở nhiều lãnh vực khác, nền kinh tế Trung Quốc vẫn được bảo vệ rất nhiều.

Nhưng Mỹ cũng được hưởng lợi nhờ hưởng giá rẻ trong nhiều thập niên và mức lợi nhuận kỷ lục, và việc sản xuất ở Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cũng như công ty Mỹ.

"Tôi nghĩ rằng sự va chạm thương mại này là một cuộc gọi đánh thức cả hai bên để họ hiểu ra là không thể tách rời nhau", ông Wang nói. "Nó giống như một người chồng và vợ - hai người có thể cãi nhau không thể ly hôn."

Nhưng thật khó để xem cuộc cãi vã này có thể kết thúc sớm như thế nào.

"Tôi không thấy có lối thoát trong thời gian ngắn", ông Zarit nói.

"Tôi muốn thấy các cuộc đàm phán nghiêm túc trong đó người Trung Quốc sẽ giải quyết việc mở cửa thị trường, và đối xử tương đồng và bình đẳng".

Trước bối cảnh những quan điểm đối lập giữa Washington và Bắc Kinh, cuộc chiến thương mại này dường như không thể tốt hơn trước khi nó tồi tệ hơn - cho cả hai nước, hoặc cho bất kỳ ai trong chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn