Lý do vận động viên cần 'con mắt điềm tĩnh'

Thứ Sáu, 21 Tháng Chín 201810:00 CH(Xem: 7040)
Lý do vận động viên cần 'con mắt điềm tĩnh'

Nếu bất cứ ai biết cách giành chiến thắng từ thất bại hiển nhiên, thì đó là Serena Williams.

Chỉ cần xem xét trận bán kết của cô với Kim Clijsters tại giải Australian Open 2003. Với tỷ số 5-2 ở game cuối, chỉ còn chút xíu nữa là cô bị loại. Nhưng thay vì rơi vào tuyệt vọng, cô đã cứu được hai điểm kết thúc trận trước khi thắng lại 5 game tiếp theo.


Bằng cách nào đó, mỗi quả giao bóng và đập phản lại đều rơi vào đúng chỗ cô mong muốn- và cuối cùng cô đã giành chiến thắng của toàn bộ giải đấu.

Một kỳ công duy nhất như vậy sẽ là một sự kiện đặc biệt trong bất kỳ sự nghiệp nào, nhưng Williams đã có các lần lội ngược dòng tương tự như vậy tại Australian Open 2005, tại Wimbledon 2009, và tại China Open 2014, tìm cách gỡ lại khi đối phương đang giao quả kết thúc trận. Trong từng trường hợp, áp lực cực độ, thay vì làm cô sụp đổ, lại làm cô tập trung hơn.

Các nhà tâm lý học và thần kinh học nay đã xác định được một số quá trình tinh thần chung mà nó phân định các cây vợt như Williams. Và một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất dường như là một hiện tượng được gọi là "con mắt điềm tĩnh"- một kiểu nhận thức thị giác nâng cao mà nó cho phép vận động viên gạt bỏ mọi xao lãng khi họ lên kế hoạch cho hành động tiếp theo.

Điều hấp dẫn là cặp mắt điềm tĩnh hóa ra là đặc biệt quan trọng vào những lúc căng thẳng, ngăn không để vận động viên bị 'chệch choạc' vào những lúc áp lực cao. Thậm chí nó có thể dẫn đến 'trạng thái chảy' bí ẩn.

Không chỉ những vận động viên trẻ cần ghi nhận điều này. Sự tập trung tương tự và sắc như laser có thể giúp các bác sĩ luôn luôn tập trung khi họ thực hiện phẫu thuật ngóc ngách phức tạp, và điều này được quân đội ngày càng quan tâm.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Minjee Lee của Úc đang đánh quả bóng trong vòng chung kết của giải golf Honda LPGA năm 2018.

"Có một cửa sổ nhỏ về cơ hội cho hệ thống vận động để nhận thông tin từ đôi mắt," Sam Vine giải thích ở Đại học Exeter. "Và các chuyên gia đã tìm ra cách tốt hơn để tối ưu hóa cửa sổ đó và giữ cho nó luôn mở, để giúp các cử động là thực sự chính xác."

Nơi chưa được khám phá

Khái niệm về mắt điềm tĩnh bắt nguồn từ những kinh nghiệm cá nhân của một nhà chuyển động học con người tên là Joan Vickers. Là một sinh viên khoa học thể thao- và bản thân là vận động viên tài năng- Vickers luôn quan tâm đến cái cách mà các vận động viên giỏi đã thay đổi từ ngày này sang ngày khác, và thay đổi rất nhiều.

Thí dụ, khi chơi ở đội bóng rổ của trường đại học, cô đã từng ghi, một cách bất thường, 27 điểm trong hiệp đầu của một trận đấu. Một lần khác, cô đã có một chuỗi giao bóng chiến thắng liên tục khi chơi cho đội bóng chuyền của trường đại học. Nhưng cả hai thành tích kỳ diệu này chỉ được đúng một lần, và mất hẳn vào ngày hôm sau.

"Việc này cứ quẩn quanh trong đầu tôi- làm sao mà tôi có thể làm được điều đó? Về thể chất thì tôi vẫn thế." cô nói. Mặt khác, tại sao các vận động viên ưu tú, mà cô phải ghen tị, thì không chỉ rất giỏi mà còn kiên định thành tích?

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Victor Oladipo thực hiện cú ném phạt tại một trận đấu NBA Global ở London. 'Con mắt điềm tĩnh' có vẻ đặc biệt quan trọng trong những khoảnh khắc áp lực cao.

Khi bắt tay vào bằng tiến sĩ tại Đại học British Columbia, Vickers bắt đầu nghi ngờ rằng bí mật là ở cách mà các vận động viên ưu tú nhìn thế giới. Cô đã gắn vào một nhóm người chơi golf chuyên nghiệp một thiết bị theo dõi chính xác chuyển động của mắt họ khi họ đánh nhẹ quả bóng golf.

Cô tìm thấy một mối tương quan thú vị: người chơi mà càng giỏi (được đo bằng tỷ lệ cược golf của họ) thì họ nhìn càng lâu và càng chăm chú hơn vào quả bóng ngay trước khi và trong khi đánh. Ngược lại, người mới chơi thường hay chú tâm vào các nơi khác nhau của quang cảnh, với các quãng thời gian chú tâm ngắn hơn.

Để xem quy trình này, hãy theo dõi đoạn video sau đây (được phép của Sam Vine thuộc Đại học Exeter). Bạn sẽ thấy ánh mắt của gôn thủ bắt đầu lên lên xuống xuống như thế nào, trước khi cố định lại vào một phía của quả bóng để rồi đánh nhẹ.

Tất nhiên ý tưởng chung là nên 'chú ý vào quả bóng' thì ai chẳng biết- nhưng điều này gợi ra một điều gì đó phức tạp hơn, là sự khởi đầu chính xác và thời lượng của việc nhìn chăm chú có sự tương quan với mức đo khách quan về thành tích thể thao.

Phát hiện này lại mâu thuẫn với giả thuyết khá phổ biến rằng sự thành thạo giỏi giang là xuất phát từ việc xử lý đầu óc nhanh hơn. Theo kết quả của Vickers, thì người vận động viên giỏi thực tế lại làm chậm sự suy nghĩ vào thời điểm quan trọng nhất.

"Tôi biết rằng tôi đã nhìn thấy một cái mà không ai từng nhìn thấy trước đó," Vickers, hiện là giáo sư tại Đại học Calgary, nói. "Tôi cảm thấy như Columbus hay người Viking đã cảm thấy."

'Con mắt điềm tĩnh' kể từ đó đã được quan sát thấy trong nhiều môn thể thao khác, như bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, tennis, bắn cung và khúc côn cầu trên băng. Không cần phải nói là vị trí chính xác của ánh nhìn phụ thuộc vào nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ, khi ném phạt trong bóng rổ, ánh mắt là vào phía trước vành rổ; với đá phạt đền trong bóng đá, ánh mắt là vào góc trên bên phải hoặc bên trái của của cầu môn; và đối với thủ môn khúc côn cầu trên băng, ánh mắt nhằm vào quả bóng ngay trước khi đối thủ đập gậy.

Trong từng trường hợp, sự chăm chú kiên định hơn vào giấy chót, ngay trước thời khắc hệ trọng, đã tách biệt ra người vận động viên giỏi là người duy trì cái nhìn lâu hơn 62% so với người mới chơi.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Các thực tập sinh phẫu thuật được dạy để bắt chước chuyển động mắt điềm tĩnh của các chuyên gia và đã đã học được các trình tự nhanh hơn và thực hiện chúng với độ chính xác cao hơn.

Điều quan trọng là, sự khác biệt về thời gian nhìn tập trung của 'con mắt điềm tĩnh' không chỉ dự đoán sự khác biệt tổng thể giữa người chơi ưu tú và người mới chơi; các biến động lúc khởi đầu và thời lượng của 'con mắt điềm tĩnh' cũng có thể giải thích sự giảm sút về thành tích của cá nhân vận động viên, điều này lại tái khẳng định ý tưởng rằng nó là một phần quan trọng của các quá trình tâm trí.

Camilo Sáenz-Moncaleano, người gần đây đã quan sát 'con mắt điềm tĩnh' ở các cầu thủ quần vợt, nghi ngờ rằng hầu hết các vận động viên đã không quyết định có ý thức để thay đổi chuyển động của mắt; đối với nhiều người, đó có thể là hành vi mà họ đã chọn một cách ngầm định.

"Họ không biết tên của thuật ngữ, nhưng họ biết phải làm như thế nào," ông nói.

"Đây là một điều tự nhiên."

Tuy nhiên các tân vận động viên sẽ được động viên rằng 'con mắt điềm tĩnh' có thể học được. Ở một trong những bài kiểm tra đầu tiên về huấn luyện 'con mắt điềm tĩnh', Vickers đã lấy một đội bóng rổ trường đại học và nối họ với thiết bị theo dõi ánh mắt để họ có thể nhận biết rõ hơn về ánh mắt của họ khi họ thực hiện ném phạt.

Đúng như cô đã hy vọng, hiệu suất của họ tăng 22% trong hai mùa giải tiếp theo, so với 8% của một nhóm được theo dõi. Đến cuối mùa thứ hai, đội này đã đạt đến mức chính xác thậm chí còn cao hơn mức trung bình của NBA (Hiệp Hội Bóng Rổ Quốc Gia).

Tất nhiên, dễ nghĩ rằng đầy rẫy những can thiệp đầy hứa hẹn nhưng rồi sau đó sẽ thất bại khi lập lại thí nghiệm. Nhưng ở đây không phải là một kết quả chỉ đúng có một lần: đào tạo 'con mắt điềm tĩnh' từ đó đến nay đã giúp nhiều vận động viên nghiệp dư và chuyên nghiệp khác- kể cả các đội bóng chuyền quốc gia và môn bắn súng Olympic- để đạt được mức tiềm năng của họ.

Một phân tích toàn diện hơn gần đây xác nhận rằng 'con mắt điềm tĩnh' là một hiệu ứng mạnh mẽ và nhất quán cao. Năm 2017, Tạp Chí Khoa Học Thể Thao Châu Âu đã dành cả một chủ đề để khám phá hiện tượng này.

Độ chính xác của phẫu thuật

Với những kết quả nổi bật này, các nhà khoa học hiện đã bắt đầu xem xét các ứng dụng vượt ra ngoài các môn thể thao đỉnh cao.

Ví dụ, một nghiên cứu của Đại học Exeter đã phát hiện ra rằng việc huấn luyện 'con mắt điềm tĩnh' có thể giúp trẻ có vấn đề về phối hợp cải thiện được khả năng thể chất của chúng, là điều mâu thuẫn với ý kiến chung trước đây cho rằng chúng bị bệnh về hệ thống cử động. Nhóm nghiên cứu cũng đang tiến hành một số nghiên cứu (hiện giữ bí mật) với quân đội.

Vickers hoan nghênh những nỗ lực để nghiên cứu sâu hơn này trên cơ sở nghiên cứu ban đầu của cô. "Tôi thực sự cảm thấy tự hào về nhóm đó ở Exeter- họ đã thực sự cầm lấy bóng và ôm bóng chạy," cô nói.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption DJ Stephens thể hiện kỹ năng của mình tại một All-Sta Gamer. 'Con mắt điềm tĩnh' tỏ ra giúp được bộ não lên kế hoạch chuyển động của cơ thể để động tác được mềm mại hơn.

Nghiên cứu của cô đã chỉ ra rằng đào tạo 'con mắt điềm tĩnh' cũng có thể tăng tốc việc học các kỹ năng mới của bác sĩ. Nhóm của cô gần đây đã đo ánh mắt của các bác sĩ chuyên gia phẫu thuật và sau đó đào tạo một nhóm sinh viên nội trú năm thứ nhất bắt chước chuyển động mắt bác sỹ- kể cả việc tập trung nhìn lâu hơn là điều đặc trưng của 'con mắt điềm tĩnh'. Theo đánh giá của các bác sĩ phẫu thuật độc lập, biện pháp này đã làm tăng tốc độ việc học tập bác sĩ và đã nâng cao độ chính xác tổng thể của họ, so với nhóm được theo dõi được đào tạo theo kỹ thuật truyền thống hơn.

Do sự khác biệt trong 'con mắt điềm tĩnh' chỉ là một phần của một giây, nên việc đào tạo hiện tại dựa trên sự phản hồi của thiết bị theo dõi ánh mắt rất đắt tiền, có nghĩa là lợi ích hiện tại nằm ngoài tầm với của hầu hết mọi người.

Tuy nhiên, Sáenz-Moncaleano chỉ ra rằng công nghệ này đang phát triển nhanh chóng. Có thể tiến bộ trong tương lai của công nghệ của người tiêu dùng sẽ mở ra việc đào tạo 'con mắt điềm tĩnh' cho mọi người. "Sự hợp nhất giữa thực tế ảo (VR) và theo dõi mắt có thể sẽ là yếu tố gây thay đổi hoàn toàn," ông nói.


Trong khi chờ đợi, nhiều nhà khoa học đang hướng tới việc xây dựng sự hiểu biết lý thuyết về hiện tượng này mà hiện còn hơi mơ hồ. Điều này một phần là do những khó khăn thực tế khi phải nhìn sâu hơn vào bên trong não của vận động viên khi họ thực hành môn thể thao của mình; chúng ta hiện chưa có máy quét fMRI chính xác đủ nhẹ, thí dụ, để mang tới các buổi đào tạo, mà nó có thể giúp xác định cơ chế thần kinh.

Ngay cả như vậy, các nhà khoa học nhìn chung đồng ý nó giải quyết xung quanh việc thu thập thông tin phức tạp. Như Sáenz-Moncaleano nói, 'con mắt điềm tĩnh' cho phép bạn "ngâm mình vào trong tất cả các thông tin của đối tượng mà ta đang xem xét" mà nó "giúp bạn sinh ra các phản ứng cử động tốt nhất".

Và nghiên cứu mới nhất gợi ý rằng giai đoạn tập trung này là đặc biệt hệ trọng trong các tình huống có tính quyết định cao, tránh cho vận động viên bị 'chệch choạc'.

Ví dụ, để tạo ra sự lo lắng trong một nhóm các cầu thủ bóng rổ thực hành ném phạt, Vine nói với người tham gia rằng kết quả của họ sẽ được so sánh với của những người khác và có thể được trình bày cho các sinh viên khác. Để thêm căng thẳng, nhóm nghiên cứu sau đó đưa ra một số phản hồi giả tạo trong quá trình thử nghiệm, nói với những người tham gia rằng 40 quả ném phạt cuối cùng của họ là quá tệ đến nỗi họ xếp hạng mức thấp hơn 30% và nếu họ không cải thiện, họ sẽ phải bị loại bỏ khỏi nghiên cứu này.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Các vận động viên hàng đầu như Harry Kane có thể không được huấn luyện một cách có ý thức về kỹ thuật 'con mắt điềm tĩnh', nhưng nghiên cứu cho thấy tất cả họ đều sử dụng nó.

Gần hết độ chính xác của những người tham gia đã giảm mạnh sau ý phản hồi xấu nước trên. Nhưng điều này không đúng đối với những người trước đây đã trải qua quá trình huấn luyện 'con mắt điềm tĩnh': họ đã xoay xở để gạt những suy nghĩ tiêu cực sang một bên và duy trì được thành tích cao.

Thậm chí hấp dẫn hơn là các nhà nghiên cứu Exeter đã phát hiện ra rằng thời lượng 'con mắt điềm tĩnh' có tương quan với cảm xúc (do tự khai) của việc 'chảy' hoặc 'ở trong khu vực'- nghĩa là cảm giác tập trung không cần nỗ lực, trong đó tâm trí gạt bỏ được mọi thứ ngoại trừ nhiệm vụ đang phải làm. 'Con mắt điềm tĩnh' dường như cũng trùng khớp với những thay đổi sinh lý khác trên khắp cơ thể. Ví dụ, nhịp tim tạm thời giảm tốc và chuyển động của chân tay trở nên uyển chuyển hơn. Tất cả điều này hình như hỗ trợ ý tưởng rằng 'con mắt điềm tĩnh' đã lọc sự phân tâm và làm dịu tâm trí và cơ thể ở thời điểm rất hệ trọng, ngay cả khi bị căng thẳng.

Vine cảnh báo rằng chúng ta nên cảnh giác với việc quá coi trọng 'con mắt điềm tĩnh'; có nhiều yếu tố khác đóng góp cho thiên tài thể thao. Nhưng chắc chắn nó có vẻ là một thành phần quan trọng của sự tập trung cực độ mà các vận động viên như Williams thường mô tả. Và những yếu tố tâm lý này rất đáng để nhấn mạnh - đặc biệt là khi nhiều nhà bình luận vẫn tập trung vào sức mạnh thể chất mà không thừa nhận sức kháng cự đáng kinh ngạc về thần của các vận động viên như Williams.

Bản thân Williams không hề có ảo tưởng về điều gì quan trọng nhất.

"Tôi đã thắng hầu hết các trận đấu- có lẽ là tất cả các trận đấu lớn grand slam- vì những gì trên bậc thang, không vì những gì khác nữa," cô nói với tờ Sports Illustrated năm 2015. Một phần to lớn của điều đó có thể là sự tập trung trong bình tĩnh mà nó đến từ 'con mắt điềm tĩnh'.

"Nếu bạn tụt ở phía sau trong một trò chơi, điều rất quan trọng là phải thư giãn, và tôi đã làm như vậy- khi tôi đang thua, đó là lúc tôi trở nên thoải mái nhất," cô nói thêm. "Chỉ cần tập trung vào một điểm tại một thời điểm ... chỉ là điểm duy nhất đó thôi, rồi đến điểm tiếp theo, và điểm tiếp theo."

Bài tiếng Anh'Why athletes need an quiet eye' đã đăng trên BBC Future.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn