5 điều cần biết về nhân dân tệ của Trung Quốc ( Điều 6: Vấy máu cuả con người )

Chủ Nhật, 09 Tháng Chín 20184:00 SA(Xem: 7180)
5 điều cần biết về nhân dân tệ của Trung Quốc ( Điều 6: Vấy máu cuả con người )

RMB và đô la Đài Loan Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Nhân dân tệ có hình Mao Trạch Đông và đô la Đài Loan có hình Tôn Trung Sơn

Tin Việt Nam trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên chính thức cho giao dịch bằng tiền Trung Quốc ở bảy tỉnh biên giới đang thu hút sự chú ý của dư luận.


Các bạn tìm hiểu thêm về đồng tiền có hình Mao Trạch Đông:

1. Đồng tiền 'nhân dân' của ngân hàng 'nhân dân':

Reminbi tức nhân dân tệ lần đầu được phát hành ngày 1 tháng 12/1948 sau khi lực lượng cộng sản Trung Quốc thắng Quốc Dân Đảng trong nội chiến.

Đồng tiền do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc của Mao Trạch Đông phát hành gần một năm trước khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức thành lập (1 tháng 10/1949).

Ban đầu đồng nhân dân tệ chỉ dùng trong vùng Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát và sau dùng trên cả nước nhưng sau nội chiến, Trung Quốc gặp lạm phát cao.

Hiện đồng tiền Trung Quốc dùng ba mã ký hiệu trong giao dịch. Bản quyền hình ảnh VCG
Image caption Hiện đồng tiền Trung Quốc dùng ba mã ký hiệu trong giao dịch

Năm 1955, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho đổi tiền, 1 đồng mới ăn 10 nghìn đồng cũ, nhằm điều chỉnh lưu thông tiền tệ.

Đổi tiền cũng là cơ hội để chính quyền xóa bỏ "tàn dư tư sản" do Chính phủ Dân quốc để lại.

Từ 1999 để kỷ niệm 50 năm lập quốc, chính quyền Trung Quốc cho phát hành đồng bạc có hình Mao Trạch Đông màu đỏ, to hơn trước ở mặt trước.

Mặt sau đồng tiền loại mới này là các loài chim thú, danh lam, thắng cảnh.

Hồi 2008, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát hành tờ bạc 10 đồng với hình Sân vận động Tổ Yến để kỷ niệm Olympics Bắc Kinh.

2. Các ký hiệu khác nhau

Hiện đồng tiền Trung Quốc dùng ba mã ký hiệu trong giao dịch.

Ở Trung Quốc là reminbi - nhân dân tệ, viết tắt tiếng Anh là RMB.

Trong giao dịch quốc tế theo mã ISO thì dùng ¥ - Yuan.

Tuy nhiên, yuan cũng là cách gọi đơn vị tiền yen của Nhật Bản nên thế giới ghi nhận tiền Trung Quốc là China Yuan: CNY.

Hong Kong, nơi duy nhất có chế độ thanh toán tiền Trung Quốc ngoài lục địa dùng mã CNH (China Offshore Spot, Hong Kong).

3. Gọi là 'yuan' (元 -nguyên) hay 'bi (币-tệ)' hay 'kuai' đều được

Yuan là đơn vị của đồng nhân dân tệ, như 'đồng' cho tiền Việt, hay 'pound sterling' cho tiền Anh.

Dưới yuan có jiao và fen.

Tại khu tự trị Nội Mông, tiền này, vẫn do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát hành, có in tiếng Mông Cổ và gọi là tugreg.

Nhưng người Trung Quốc hàng ngày không dùng từ 'yuan' mà gọi đồng tiền là 'kuai'.

Peso
Image caption Đồng peso bạc ở thế kỷ 16 tức 'real de a ocho' còn gọi là đô la Mexico được ưa chuộng tại Trung Quốc một thời

4. Cái tên có gốc từ đô la Mexico

Điều ít người rõ là 'yuan' có gốc gác từ đồng đô la và được dùng trong giao dịch của châu Âu với Trung Hoa bốn thế kỷ trước khi thành tiền Trung Quốc.

Gốc chữ Hán là 'mei yuan' (Mỹ nguyên), đây là đồng bạc trắng từ các mỏ Nam Mỹ thương thuyền nước ngoài dùng để buôn bán với châu Á từ thế kỷ 16.

Đồng peso bằng bạc thật, tức 'real de a ocho' còn gọi là đô la Mexico (Mexican Dollar), rất được ưa chuộng ở Trung Quốc một thời.

Năm 1890, nhà Thanh cho đúc đồng yuan bằng bạc đầu tiên tại Quảng Đông, cũng để giao thương với quốc tế.

Trung Quốc từ đó phân biệt 'mei yuan' từ Phương Tây với đồng yuan của họ và đồng 'ri yuan' của Nhật Bản.

5. RMB trên thế giới

Hiện có 60 nước dùng chính thức tiền Trung Quốc trong dự trữ ngoại hối.

Sau Hong Kong, đến lượt Singapore, Đài Loan và London đều mở thị trường tiền nhân dân tệ hải ngoại.

Cả hai việc này khác với dùng tiền RMB trong lưu thông bình thường mà Việt Nam vừa áp dụng.


Cho tới nay, lưu thông không chính thức tiền nhân dân tệ châu Á được ghi nhận có tại Mông Cổ, Campuchia, vùng Bắc Myanmar do phiến quân gốc Hoa kiểm soát, chợ dọc biên ở Bắc Triều Tiên và một số cửa hàng ở Hong Kong, nơi dùng đô la Hong Kong là đồng tiền chính thức.

Ở châu Phi, hồi năm 2015, chính phủ Zimbabwe tuyên bố sẽ dùng nhân dân tệ làm đồng tiền chính thức sau khi Trung Quốc đồng ý xóa 40 tỷ USD tiền nợ.

Nhưng sau đó, tổng thống Robert Mugabe bị phế truất.

Theo lời giới chức ngân hàng Zimbabwe thuộc chính phủ mới hồi tháng 6/2018 thì hai bên mới chỉ "đồng ý dùng RMB trong thương mại song phương".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn