Báo Nga: “Một vành đai, Một con đường” đi vào ngõ cụt

Thứ Sáu, 31 Tháng Tám 20186:00 SA(Xem: 5339)
Báo Nga: “Một vành đai, Một con đường” đi vào ngõ cụt

Trước khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Malaysia – ông Mahathir (Mahathir bin Mohamad) của đã tuyên bố đóng băng tất cả các dự án quan trọng tại ​​Malaysia trong sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc. Thông tin nhận được sự chú ý của giới truyền thông Nga, giới chuyên gia Nga cũng đưa ra nhận định không thiện cảm về “Một vành đai, Một con đường”.

Vanh dai va Con duong
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tài Diễn đàn Vành đai và Con đường tổ chức tại Bắc Kinh ngày 15/05/2017. (Ảnh: Jason Lee-Pool/Getty Images)

Ngày 22/8 tờ Sputnik – một tờ báo có ảnh sức hưởng ở Nga đã công bố bài viết chỉ ra “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc đã đi vào một ngõ cụt. Đây là trường hợp mới nhất của xu thế công kích sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” do Bắc Kinh khởi xướng đang lặng lẽ diễn ra trong nhiều cơ quan truyền thông thuộc nhà nước Nga.

Trường hợp từ chối đầu tiên công bố trước đại chúng

Tờ Sputnik đã chỉ ra rằng đây là vết nứt lớn đầu tiên trong 5 năm qua của “Một vành đai, Một con đường” do Bắc Kinh khởi xướng, và cũng là lần đầu tiên được công bố trước đại chúng. Trước đây tất cả những vấn đề xảy ra giữa Bắc Kinh và nước thứ ba đều được giải quyết ở hậu trường, và hầu hết các kết quả đều có lợi cho Trung Quốc.

Lãnh đạo Mahathir của Malaysia đã thăm Bắc Kinh trong 5 ngày liên tiếp, ngay khi kết thúc chuyến thăm ông lập tức tuyên bố đóng băng ba dự án đầu tư của Trung Quốc, thông tin được giới truyền thông Nga chú ý. Ba dự án đầu tư bị hủy bỏ bao gồm: Dự án đường sắt cao tốc nối Kuala Lumpur và Singapore, hai dự án đường ống dẫn có kinh phí hơn  tỷ đô la Mỹ.

Giới truyền thông Nga chỉ ra rằng việc ông Mahathir công khai công bố lệnh đóng băng các dự án “Một vành đai, Một con đường” khi còn chưa rời khỏi Bắc Kinh mà vẫn bình an trở về là vì chính trị gia 92 tuổi đầy kinh nghiệm này phần nào biết khôn khéo giữ thể diện cho Bắc Kinh.

Trong cuộc họp báo trước khi rời Bắc Kinh, Mahathir chia sẻ với báo chí: “Lỗi không phải là Bắc Kinh, mà là chính phủ (Malaysia) khóa trước, khi khởi động các dự án đã ký một thỏa thuận với Bắc Kinh, đây là hành động ngu ngốc.”

Truyền thông Nga chỉ ra, đây không phải là lần đầu tiên “Một vành đai, Một con đường” của Bắc Kinh bị thất bại, nhưng những khó khăn trước đây đều được lặng lẽ giải quyết ở hậu trường. Chính phủ Sri Lanka vì không trả được nợ của Bắc Kinh, tháng 12/2017 đã phải bàn giao cảng Hambantota và các cảng xung quanh với 15.000 mẫu đất cho phía Trung Quốc, thời hạn 99 năm.

Vào ngày 13/11/2017, Quốc hội Nepal cũng đã quyết định hủy bỏ dự án thủy điện Budhi Gandaki mà chính phủ cũ phái Mao Trạch Đông đã hợp tác với Bắc Kinh. Nhưng sự cố này không diễn ra kiêu ngạo như Malaysia.

Dùng vỏ bọc thương mại để quảng bá ý thức hệ

Đối với “Một vành đai, Một con đường” do Bắc Kinh khởi xướng, Tổng thống Nga Putin bề ngoài tỏ ra tích cực ủng hộ, trong khi thái độ của các nhà phê bình Nga hiểu rằng mục đích của Trung Quốc là tranh giành sức ảnh hưởng ở Trung Á với đối thủ chính là Nga. Thậm chí có chuyên gia Nga đã nhận định “Một vành đai, Một con đường” của Bắc Kinh nhằm quảng bá ý thức hệ nhưng được “khoác vỏ bọc” thương mại.

Mikhalev Maxim, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Khủng hoảng xã hội Nga nhận xét: “Về bản chất, ‘Một vành đai, Một con đường’ là dự án về ý thức hệ chứ không đơn giản chỉ là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc thương mại. Bắc Kinh cho rằng việc xây dựng xã hội chủ nghĩa của họ đã thành công nên muốn mở rộng ý thức hệ này ra toàn thế giới.”

Ông nói thêm rằng chỉ cần nhìn vào những phe tham gia dự án là có thể dễ dàng thấy rằng, người tham gia là những nhà cầm quyền có giá trị quan tương đồng với nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc.

Washington Post đưa tin ngày 21/8, bản báo cáo được Lầu Năm Góc Mỹ công bố tuần trước đã chỉ ra Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng một mặt trận thống nhất mang tính toàn cầu dựa trên con đường hợp tác kinh tế chặt chẽ với các nước khác nhưng bị lệ thuộc vào Bắc Kinh, qua đó nhằm làm suy yếu và tan rã những phe phái chống lại Bắc Kinh.

Huệ Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn