Chuyến ‘ngự du’ của Tổng thống Hoa Kỳ

Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20171:30 SA(Xem: 6803)
Chuyến ‘ngự du’ của Tổng thống Hoa Kỳ

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

TT Mỹ Donald Trump.

Ngày xưa, khi việc làm Vua nước Anh vẫn là một công việc đáng kể, năm nào hoàng gia cũng đi theo chuyến ngự hành rình rang – đi một vòng tới các thành phố lớn trong vương quốc – đó là dịp để phô bày sự hào nhoáng ngày càng xa hoa và tuyên truyền.

Trong khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt đầu chuyến đi năm nước ở Tokyo, ngày 6 tháng 11, Asia Sentinel tự hỏi, liệu ông ta có thể thực hiện nó theo cách gợi lên sự kính trọng đối với địa vị tổng thống của ông và thậm chí đối với con người oai vệ của ông. Trump có thể xử sự như một nhà ngoại giao không? Trong 12 ngày, ông ta có thể hành động như một người trưởng thành không?

Bây giờ chúng ta đã rõ. Donald Trump là một kẻ say mê khoe mẽ, và Chúa ơi, các đồng nhiệm châu Á có biết khoát lác như thế nào không. Đặc biệt là Tập Cận Bình, đã cho cả lính diễn hành lẫn các thiếu niên vẫy cờ tiếp đón, nói riêng với Trump rằng ông là đối tượng của một “chuyến thăm cấp nhà nước đặc biệt” và đưa tổng thống Mỹ vào trạng thái sung sướng ngất ngây. Trump nói các phóng viên trên máy bay Air Force One: “Họ nói rằng trong lịch sử khách viếng Trung Quốc, chưa từng có [chuyện tiếp đón] nào giống như vậy. Và tôi tin điều đó là sự thật”.

Đọc bàn viết do nhân viên của Trump đăng – dường như mọi từ được thốt lên trong tầm nghe của nhóm nhà báo – rõ ràng là Trump tin rằng ông ta đã phát ra một loại hoá chất cá nhân (personal chemistry) lên các đồng nhiệm của mình, một loạt các xạ hương mà người tiền nhiệm Barack Obama không có và chắc chắn là không thể tưởng tượng nếu Hillary Clinton thực hiện chuyến đi, thay vì Trump.

Trong chuyến đi Đông Á, Tổng thống Trump có đưa ra một bài phát biểu khá tốt tại quốc hội Nam Hàn, và một bài nghe được tại cuộc họp Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Đà Nẵng, vốn đã được các nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia và người nào đó vẫn đang làm nhiệm vụ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lắp ráp. Tuy nhiên, ông ta không dừng lại ở đó. Như CNN nêu ra một cách khéo léo, Trump “phơi mình trong nịnh bợ để kết thêm bạn mới”.

Trump thố lộ, thủ tướng Nhật Bản “đến với tôi vào cuối [cuộc họp của APEC], ông ấy nói rằng kể từ lúc tôi rời Nam Hàn và Nhật Bản, hai nước này quan hệ với nhau tốt, tốt hơn rất nhiều”. Putin của Nga, cũng tại cuộc họp APEC, “nói rằng Putin không có xen [vào chính trị Mỹ] . . . ông ấy không có làm những gì họ nói ông ta đã làm. Và, bạn biết đấy, có những người nói rằng, nếu quả ông ta làm điều đó thì ông ta sẽ không bị phát hiện, đúng không? Đó là một tuyên bố rất thú vị. Nhưng chúng tôi có – bạn biết đấy – chúng tôi có một cảm giác tốt khi làm cho công việc được thực hiện xong”.

Với nhà độc tài Trung Quốc, Tập Cận Bình, [Trump nói] là “nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc kể từ Mao Trạch Đông đến nay. Một số người còn nói mạnh hơn cả Mao. Nếu đúng như thế, tôi thực sự tin rằng ông ta là một người tốt, ông ta là một người đàn ông tốt, ông ta muốn làm đúng, ông ta đại diện cho người dân của mình. Ông ta mạnh mẽ, ông ta rất mạnh mẽ. Nhưng bạn biết, bạn nhìn vào một số những gì mà bạn thấy là rất ấn tượng. Nó rất ấn tượng”.

Quá dị thường để nói, Donald Trump tin rằng trong một vài ngày ông ta đã mê hoặc, làm cho Nhật Bản và Nam Hàn có được tình hữu nghị chưa từng có, đã thuyết phục TCB bóp chẹt thương mại của Bắc Hàn cho đến khi Bình Nhưỡng ré lên, và đã đặt Putin vào tình huống khó xử: ông giúp chúng tôi với Bắc Hàn, chúng tôi có thể chấp nhận một thỏa thuận về Ukraine, Syria, bất cứ thứ gì mà Moscow quan tâm.

Qua Việt Nam, Trump buông thùa cho rằng khi ông ta “rất hợp gu” với TCB, có lẽ Trump có thể giúp Trung Quốc hòa giải với Việt Nam về vấn đề biển Đông. Ông ta bảo rằng, ông đã nói với chủ tịch Quang “Nếu như tôi có thể giúp hòa giải hoặc phân xử, xin vui lòng cho tôi biết. Tôi là một người hòa giải rất tốt và là một trọng tài rất tốt. Tôi đã làm rất nhiều về điều đó từ cả hai phía. Vì vậy, nếu tôi có thể giúp ông, hãy cho tôi biết”.

Như Bill Hayton đã lưu ý, đó là một giờ phút hàm rơi xuống. Hayton nhận xét, “điều có thể gây ra một vài đêm mất ngủ” cho Hà Nội “là liệu Trump và Trung Quốc đã có thỏa thuận riêng với nhau hay không? Mọi người đều biết rằng, ưu tiên hiện nay của Trump ở châu Á là giải trừ vũ khí hạt nhân ở Bắc Hàn. Họ tự hỏi, với cái giá nào mà Bắc Kinh nhận được từ Washington để tăng áp lực lên Bình Nhưỡng”. Những vùng nằm bên trong đường 9 đoạn là của Trung Quốc, và cái gì của Việt Nam thì có thể thương lượng, chẳng hạn?

Hà Nội có lẽ thích nghe hơn một vài từ chọn lọc nhằm mục đích rằng những vấn đề Biển Đông đó cần phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế.

Có lẽ ý tưởng gây sửng sốt nhất của Trump là, việc ông nhận xét rằng chế độ Bắc Kinh khó có thể bị coi là có lỗi khi lợi dụng sự dễ dãi của Mỹ trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông Trump tự nghĩ, mình đã có một loạt thành công. Khi chuyến đi kết thúc, bài học thu được của tổng thống Mỹ là “Tôi nghĩ một trong những lĩnh vực mà tôi có thế đặc biệt mạnh mẻ sẽ là ngoại giao. . . . Không có người nào mà tôi không thiết lập được một mối quan hệ rất tốt với họ”.

Các nhà ngoại giao (ngay cả nhóm nản lòng còn lại ở Bộ Ngoại giao sau khi Ngoại trưởng Rex Tillerson thanh lọc nhân sự) như một thỏa thuận quy tắc về cái gì là có thể. Họ không ngây thơ đến mức tin rằng Tokyo và Seoul đột nhiên trở thành những người bạn tốt, hay Bắc Kinh sẽ chấp nhận Washington là một nhà môi giới chân thành trong cuộc cãi vả của họ với Hà Nội. Họ cũng không mong đợi Tập Cận Bình hay Vladimir Putin sẽ ép Bắc Hàn, trừ khi Washington, Tokyo và Seoul sẵn sàng chi trả cho cho “sự giúp đỡ nầy”.

Trong mỗi cuộc họp, mục tiêu của Trump rất rõ ràng: Bình Nhưỡng phải chôn cất bom đi, và các đối tác đàm phán khác ở Đông Á của Mỹ phải mua vũ khí và các thứ khác của Mỹ. Vì vậy mà, nếu thông điệp này được nhấn sâu vào, một số ít các hợp đồng đang nằm chờ được đề cập ở mỗi điểm dừng. Trump nói ông ta sẵn sàng thương lượng; và việc đó, ông giải thích, là điều làm cho ông khác biệt.

Sẽ đến lúc chúng ta thấy ông ta có đúng hay không.

Được bật tín hiệu từ ông chủ, những người phát ngôn Nhà Trắng đã không chút vòng vo tranh luận rằng, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là một điều xấu bởi vì nó là do chính quyền Obama đàm phán, một nhóm “chẳng biết đâu ra”, và rằng Trung Quốc khó có thể có lỗi khi lợi dụng sự vô tình của Hoa Kỳ.

Thay vào đó, Mỹ “trông đợi, đạt được một hiệp định thương mại song phương với những đối tác nào tuân thủ nguyên tắc thương mại công bằng và có qua có lại – hai từ rất quan trọng: công bằng và có qua có lại. Đối với Hoa Kỳ thương mại hầu như chưa từng theo cách đó. Và chúng tôi đang thay đổi điều đó, chúng tôi sẽ thay đổi nó nhanh chóng”.

Vắng mặt trong hồ sơ dài của những gặp gỡ giữa Tổng Thống với nhóm nhà báo, là một lời giải thích tốt về lý do tại sao nước Mỹ bước ra khỏi thỏa thuận thương mại đa quốc gia, một hiệp ước nếu có hiệu lực sẽ giải quyết sự “bất công” mà Trump chỉ trích tại mỗi điểm dừng.

Tổng thống Mỹ đang bị báo chí chính thống của Mỹ đập tơi tả vì thực hiện một chuyến đi vì bản thân ông ta, và vì nhiệt tâm tin vào hoang tưởng về một ‘xạ hương đặc biệt’ với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo châu Á khác, hủy hoại lòng tôn trọng tài nghệ chính trị của Mỹ và làm xói mòn sâu xa hơn nữa những gì từng là sức mạnh vĩ đại nhất của nó, yếu tố đạo đức. Ông ta có lo lắng không? Đối với Donald Trump, đó chỉ là ‘tin giả’.

David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ về hưu, có nhiều kinh nghiệm về khu vực Đông Nam Á và là cộng tác viên thường xuyên của Asia Sentinel.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn