Ả Rập Saudi “giăng bẫy” Mỹ? ( Ai ngu mà quên vụ 9-11 nhỉ )

Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 201710:00 CH(Xem: 7127)
Ả Rập Saudi “giăng bẫy” Mỹ? ( Ai ngu mà quên vụ 9-11 nhỉ )

Nhiều nhà quan sát đã xâu chuỗi các sự kiện và đi đến kết luận rằng Thái tử Ả Rập Saudi Mohammad bin Salman đang tìm cách lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến tranh với Iran và Hezbollah. Đó chỉ là một nửa câu chuyện.

Quan sát những sự kiện gần đây qua lăng kính địa chính trị rộng hơn, người ta nhận thấy một kế hoạch thâm sâu hơn nhiều: Ả Rập Saudi định làm Mỹ mắc kẹt trong cuộc đối đầu lâu dài với Tehran.

Khi được nhìn từ lăng kính địa chính trị, khả năng liên minh giữa Israel và Ả Rập Saudi (một điều tưởng như khó xảy ra), sự phản đối của họ đối với thỏa thuận hạt nhân Iran và nỗ lực phối hợp của họ để làm gia tăng căng thẳng trong khu vực lại cho thấy một mức độ logic nhất định.

Không phải động cơ chủng tộc và giáo phái, mục đích cuối cùng của Ả Rập Saudi là lôi kéo Mỹ trở lại Trung Đông để Washington tái lập thế thống trị quân sự và tái áp đặt một sự cân bằng có lợi cho Tel Aviv và Riyadh tại khu vực. Tuy vậy, điều này không chỉ đòi hỏi chiến tranh ở Lebanon mà cả tình trạng xung đột lâu dài giữa Mỹ và Iran.

Israel và Ả Rập Saudi xem điều này là sự trở lại hợp lý của một trật tự đã tồn tại trước khi Mỹ xâm lược Iraq. Chính sách “ngăn chặn kép” của chính quyền ông Bill Clinton trước đây đã thiết lập sự cân bằng trong khu vực, tập trung vào Israel, Ả Rập Saudi và Ai Cập, với mục tiêu rõ ràng là cô lập và kiềm chế cả Iran lẫn Iraq. Tehran phản đối kịch liệt trật tự trên và tìm cách phá hoại nó bằng mọi cách, kể cả nhắm vào tiến trình hòa bình Israel – Palestine.

Bất chấp những nỗ lực của Tehran, Iran không thể làm sụp đổ trật tự do Mỹ đứng đầu. Thay vào đó, chính nước Mỹ thời Tổng thống George W. Bush đã vô tình kết thúc sự thăng bằng được Mỹ hậu thuẫn bằng cách phạm sai lầm nghiêm trọng là xâm lược Iraq. Điều này gây bất ổn khu vực và làm suy yếu Mỹ, đến mức không còn có thể khôi phục trật tự cũ hoặc áp đặt sự cân bằng mới lên khu vực này.

Kể từ đó, Trung Đông trở nên mất trật tự hơn bao giờ hết – không một thế lực nào có thể thiết lập và duy trì thế cân bằng mới. Điều này giải thích chính xác lý do Trung Đông đang trải qua tình trạng mất ổn định và bạo lực đến vậy: Sự thiếu vắng một trật tự rõ ràng lôi kéo tất cả thế lực lớn vào một cuộc cạnh tranh dữ dội nhằm xác định sự cân bằng mới. Đó cũng chính là lý do Israel và Ả Rập Saudi đã tìm được tiếng nói chung trong việc chống lại Iran, cũng như đang thúc đẩy Mỹ có hành động quân sự nhằm vào Iran.

Israel và Ả Rập Saudi là những nước thua nhiều nhất trong cuộc chiến Iraq. Họ từng được hưởng nền an ninh và sự thoải mái tối đa dưới trật tự cũ trong lúc các đối thủ của họ tại khu vực bị kiềm chế. Ưu tiên của những nước này trong thập kỷ qua là buộc Mỹ tái cam kết với khu vực và khôi phục thế cân bằng từng có trước năm 2003, hoặc ít nhất là đảm nhận lại vai trò bá chủ ở Trung Đông.

20 năm trước, Mỹ ít ra vẫn hưởng lợi khi làm ông trùm ở Trung Đông. Từ đó đến giờ, lợi ích của Mỹ, Israel và Ả Rập Saudi đã khác biệt đáng kể. Mỹ không chỉ thiếu nguồn lực để phục hồi sự cân bằng trước đây mà những lợi ích đối với an ninh quốc gia của Mỹ tại khu vực cũng đang bị đặt dấu hỏi.

Ngay đầu nhiệm kỳ tổng thống, ông Barack Obama đã ra lệnh đánh giá lại nguồn lực, cam kết, thách thức và cơ hội của Mỹ trên toàn cầu. Kết luận đưa ra là khu vực đóng vai trò quan trọng nhất về chiến lược đối với Mỹ ở thế kỷ này là Đông Á. Thế nhưng, hầu hết nguồn lực của Mỹ lại được dành cho các cuộc chiến chưa có hồi kết ở Trung Đông. Mỹ cần một sự điều chỉnh để đảo ngược việc cam kết quá nhiều cho Trung Đông nhưng lại cam kết quá ít cho Đông Á – và kết quả là chiến lược xoay trục sang châu Á ra đời.

Cả Tel Aviv lẫn Riyadh đều lo ngại sự thay đổi quan điểm nói trên của Washington. Họ lo điều đó sẽ làm suy yếu cam kết của Washington đối với an ninh của họ cũng như có thể khiến Mỹ hướng đến sự hòa giải với Iran. Nỗi lo này tăng đáng kể khi ông Obama từ chối ném bom Iran bất chấp sức ép của Ả Rập Saudi và Israel mà chọn lựa đường lối ngoại giao.

Đối với Ả Rập Saudi, ông Obama đứng về phe Iran. Chi tiết của thỏa thuận hạt nhân không liên quan nhiều đến Riyadh: Vấn đề ở đây chính là chuyện Mỹ chịu ký thỏa thuận với Iran, qua đó báo hiệu Washington chấm dứt chính sách cân bằng hoàn toàn Iran và khiến cho Ả Rập Saudi đối mặt với đối thủ hàng đầu tại vùng Vịnh này mà không có sự hậu thuẫn hoàn toàn của Mỹ.

Với Ả Rập Saudi, triển vọng duy nhất để cân bằng Iran hiện vẫn không khác gì 10 năm trước: lôi kéo Mỹ trở lại khu vực này về mặt quân sự. Nếu chương trình hạt nhân Iran hoặc vai trò của nước này ở Iraq không đủ sức thúc ép Washington ném bom Iran, người Ả Rập Saudi phải khơi mào một cuộc khủng hoảng để buộc Mỹ can dự trở lại các cuộc tranh cãi ở Trung Đông. Điều công chúng Mỹ cần hiểu một cách đầy đủ là Riyadh đang tìm kiếm sự đối đầu không ngừng giữa Mỹ và Iran.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vào thời điểm 2010 từng nhận định Ả Rập Saudi “muốn chiến đấu với Iran đến người Mỹ cuối cùng”. Điều chưa rõ lúc này là liệu Tổng thống Mỹ có đáp ứng những gì Riyadh muốn hay không ngay cả khi chúng đi rõ ràng ngược lại lợi ích an ninh quốc gia.

Theo Người Lao Động

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn