Trung Quốc ảnh hưởng Zimbabwe tới mức nào?

Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20179:37 CH(Xem: 6271)
Trung Quốc ảnh hưởng Zimbabwe tới mức nào?
bbc.com
Tiến sỹ Alex Vines Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh Chatham House

Zimbabwe, Trung Quốc Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tướng Chiwenga được Tướng quốc phòng Trung Quốc chào đón

Chuyến thăm Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Zimbabwe là một "cuộc trao đổi quân sự bình thường", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết sau khi quân đội Zimbabwe nắm quyền tại Harare. Vậy quan hệ giữa Trung Quốc và Zimbabwe sâu sắc tới mức nào?

Tin tức về chuyến thăm Trung Quốc của Tướng Constantino Chiwenga lan truyền chỉ vài ngày trước cuộc tiếp quản của quân đội ở Zimbabwe là một sự trùng hợp ngẫu nhiên gây chú ‎ý.

Cũng có những lời đồn đoán sau khi Trung Quốc cho biết đang theo dõi chặt chẽ diễn biến sự việc, nhưng lại không bình luận gì về khả năng Mugabe thoái vị.


Trung Quốc có các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ bảng Anh ở Zimbabwe trong nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp đến xây dựng.

Trên thực tế, Zimbabwe là đối tác phụ thuộc của Trung Quốc. Bắc Kinh là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Zimbabwe, cũng là trợ lực chính cho nền kinh tế èo uột của nước này.

Quan hệ của Trung Quốc với Zimbabwe trở nên sâu sắc từ cuộc chiến tranh Rhodes Bush (Nội chiến 1964-1979).

Thất bại trong việc tìm kiếm hậu thuẫn của Liên Xô năm 1979, Robert Mugabe quay sang Trung Quốc và được cung cấp lính, vũ khí và huấn luyện.

Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao khi Zimbabwe dành độc lập vào năm 1980 và Robert Mugabe viếng thăm Bắc Kinh với tư cách thủ tướng một năm sau đó.

Ông ta trở thành khách thường xuyên của Trung Quốc kể từ đó.

Trong nhiều năm, các quan chức Zimbabwe nỗ lực ủng hộ Trung Quốc chống lại phương Tây cùng chiến lược "Hướng Đông" của Bắc Kinh, đặc biệt sau lệnh trừng phạt của EU năm 2002.

Thật vậy, cách đây một thập niên, ông Mugabe phát biểu tại sân vận động thể thao quốc gia do Trung Quốc xây dựng ở Harare: "Chúng tôi quay mặt về phía đông, nơi mặt trời mọc, và quay lưng về phía tây, nơi mặt trời lặn."

Cam kết quân sự của Trung Quốc cũng sâu sắc hơn trong thời kỳ "Hướng Đông" của Zimbabwe.

Các vụ mua bán đáng kể được thực hiện, bao gồm máy bay phản lực Hongdu JL-8, máy bay tiêm kích Thunder Thunder JF-17, phương tiện, radar và vũ khí.

Tuy nhiên, sau một tranh cãi về vận chuyển vũ khí năm 2008, Bắc Kinh quyết định liệt Zimbabwe vào danh sách thương mại quân sự "mức độ giới hạn".

Bất chấp nỗ lực của Zimbabwe, chiến lược "Hướng Đông" không mang lại hy vọng về làn sóng đầu tư một thập kỷ sau đó. Tháng 8 năm 2015, ông Mugabe đã công khai kêu gọi Tây phương tái cam kết trong bài diễn văn "của quốc gia".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn