Châu Phi : Tín dụng ''hào phóng'', nhưng đáng sợ của Trung Quốc

Thứ Ba, 31 Tháng Bảy 20183:00 SA(Xem: 8410)
Châu Phi : Tín dụng ''hào phóng'', nhưng đáng sợ của Trung Quốc
mediaGiới thiệu về châu Phi cho doanh nhân Trung Quốc, tại một cuộc họp của Ngân Hàng Phát Triển Châu Phi (BAD) ở Thượng Hải, 14/5/2007.Ảnh: Reuters

Trong những năm gần đây châu Phi nhiều nhà quan sát coi Trung Quốc là « đối tác » kinh tế số một của châu Phi. Kể từ năm 2000, với hơn 140 tỉ đô la tín dụng đổ vào châu Phi, Trung Quốc được coi là « chủ nợ số một » của châu lục. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nhiều hệ quả đáng sợ của các khoản tín dụng được nhiều người ca ngợi là hào phóng của « đối tác » số một này. RFI giới thiệu một số nhận định của giới chuyên gia.

Hãng tin Ecofin, có trụ sở tại Genève (Thụy Sĩ) và Yaoundé (Cameroun), chuyên về kinh tế châu Phi có bài : « Trung Quốc, chủ nợ hào phóng nhưng bất lương của châu Phi». Bài viết trước hết dẫn lại các số liệu tổng hợp của CARI, một trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Hoa Kỳ Johns-Hopkins, được coi là một cơ sở dữ liệu tương đối đáng tin cậy trong lĩnh vực này. Theo đó, Bắc Kinh đã rót 94,4 tỉ đô la tín dụng cho châu Phi, trong thời gian từ 2000 đến 2015. Kể từ năm 2015, khoảng 47 tỉ đô la, trong tổng số 60 tỉ được hứa hẹn cho giai đoạn ba năm 2015-2018, đã được giải ngân.

Trong một nghiên cứu được công bố hồi tháng 4/2018, trung tâm tư vấn Mỹ Brookings Institution, cho biết số tiền Trung Quốc cho các nước châu Phi vay, kể từ năm 2000, được dùng để tài trợ hơn 3.000 dự án cơ sở hạ tầng, và các đầu tư này được coi là đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của các nước liên quan. Một số quốc gia như Kenya, hy vọng là chỉ riêng dự án đường sắt do Trung Quốc « tài trợ », khánh thành hồi năm ngoái, sẽ giúp cho GDP nước này tăng trưởng 1,5%. Một nghiên cứu khác của văn phòng kiểm toán Mỹ McKinsey, nêu ra con số gần 300.000 chỗ làm mới được tạo ra, theo một điều tra với 1.000 doanh nghiệp Trung Quốc làm việc tại châu Phi.

Tuy nhiên, vẫn bài viết trên Ecofin nhấn mạnh là, sở dĩ Trung Quốc đã lấn tới mạnh mẽ trong lĩnh vực tín dụng tại châu Phi, là do Bắc Kinh hoàn toàn nhắm mắt làm ngơ trước tình trạng nhân quyền ở đây, cũng như không cần quan tâm đến mối liên hệ giữa việc cho vay và các đòi hỏi cải cách phương thức điều hành chính quyền trong lĩnh vực kinh tế, theo hướng dân chủ hóa và tăng cường hiệu quả quản trị Nhà nước. Điều mà các định chế tài chính quốc tế thường đòi hỏi.

Tài trợ đánh đổi tài nguyên giá rẻ, môi trường suy thoái

Ẩn đằng sau nguyên tắc có vẻ rất vô tư của Trung Quốc, như « không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau », trên thực tế, Bắc Kinh luôn gắn liền việc cấp tín dụng với nhiều ràng buộc, có lợi cho Trung Quốc. Theo nhà nghiên cứu Laurent Delcourt, làm việc tại Trung Tâm Ba Lục Địa (Centre tricontinental / CETRI), Bỉ, chuyên về các phát triển và các quan hệ Bắc – Nam, các trợ giúp tài chính của Trung Quốc, đều buộc các « đối tác » phải nhân nhượng ít nhất về hai mặt.

Thứ nhất là, các dự án do Trung Quốc tài trợ buộc phải mời chủ yếu là các doanh nghiệp Trung Quốc. Và thứ hai là, các dự án cơ sở hạ tầng (như đường xá, cầu cống, đập nước, bệnh viện…) hay các công trình có tên tuổi (như sân vận động, phủ tổng thống…), đều gắn liền với việc chính quyền sở tại nhượng lại cho Trung Quốc nhiều tài nguyên dầu mỏ hay khoáng sản.

Các chuyên gia gọi tên thủ đoạn này là « tài trợ theo kiểu Angola ». Nhà nghiên cứu Deborah Brautingam, nữ giám đốc của trung tâm nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc – Châu Phi của Đại học Hoa Kỳ Johns-Hopkins, giải thích : « Người Trung Quốc sử dụng biện pháp này đối với các quốc gia không có khả năng trả được nợ » bằng tiền. Các con nợ phải bồi hoàn thông qua việc xuất khẩu tài nguyên. Trường hợp của Angloga, do khó trả nợ Trung Quốc, nên khoảng 63% lượng xuất khẩu dầu mỏ của nước này phải bán cho Trung Quốc. Theo bà Deborah Brautingam, các nước nào rơi vào cái bẫy này của Trung Quốc, thì thu nhập từ xuất khẩu sụt giảm, do giá tài nguyên rớt mạnh. Cùng với Angola, Trung Quốc cũng sử dụng biện pháp này với Soudan và Conggo, các quốc gia giàu tài nguyên khác ở châu Phi.

Trả lời RFI, nhà nghiên cứu Xavier Auregan, Viện Địa Chính Trị Pháp (l'Institut français de géopolitique) lo ngại, dưới ảnh hưởng Trung Quốc, kinh tế châu Phi đang trở lại với thời kỳ bán tài nguyên khoáng sản thô như nguồn thu nhập chủ yếu. Hơn 80% hàng nhập khẩu châu Phi vào Trung Quốc là tài nguyên khoáng sản không qua chế biến.

Một hệ quả thứ ba của các dự án do Trung Quốc bỏ tiền cũng được nhiều người nhắc đến, đó là việc Trung Quốc áp đặt các tiêu chuẩn riêng. Theo ông Jean-François Di Meglio, chủ tịch trung tâm Asia Centre, « bất kể về mặt môi trường, quyền của người lao động…, Trung Quốc thường xuyên đến (châu Phi) với nhân công riêng của họ, với các nguyên tắc ứng xử riêng của họ, mà rõ ràng là nằm ngoài các chuẩn mực quốc tế ».

Nước nghèo châu Phi trước nguy cơ vỡ nợ

Một số cơ quan chuyên về tài chính cảnh báo tình trạng nhiều nước nghèo ở châu Phi lún sâu trong nợ nần. Trong một báo cáo được công bố hồi tháng 5/2018, công ty thẩm định tài chính Standard&Poor’s (S&P) điểm lại những biến chuyển lớn trong lĩnh vực này, trước và sau khi Trung Quốc ồ ạt đổ tín dụng vào châu lục này.

Theo S&P, nếu như sáng kiến trợ giúp các nước nghèo nợ nần quá tải (gọi tắt là PPTE) ở khu vực phía nam sa mạc Sahara, của Ngân Hàng Phát Triển Châu Phi (BAD), đã giúp tỉ lệ nợ công của các nước này giảm từ mức 100% GDP vào năm 2000, xuống còn trung bình 24% vào năm 2008, và 18% vào năm 2011. Thì kể từ năm 2011, nợ công các nước nói trên lại tăng lên trở lại và đạt mức 53% GDP vào năm ngoái 2017.

Tại Angola, nợ bình quân đầu người đối với Trung Quốc của quốc gia 28 triệu dân này là 745 đô la. 55% nợ công của Kenya, 70% nợ của Cameroun là do Trung Quốc nắm.

Ngân Hàng Phát Triển Châu Phi kêu gọi các quốc gia châu Phi hết sức thận trọng trước các quyết định vay tín dụng bằng ngoại tệ, đồng thời đề nghị các nước phát hành trái phiếu bằng tiền địa phương.

Vẫn theo công ty thẩm định tài chính S&P, gánh nặng nợ nần với các nước nghèo đã tương đương với mức của những năm trước khi sáng kiến trợ giúp PPTE của BAD khởi sự. Cụ thể là, hồi năm ngoái, trung bình các nước này đã phải chi 11% ngân sách quốc gia để trả nợ, so với 4% của năm 2011. Riêng Ghana phải dành 36,2% ngân sách để trả nợ. Tình hình hiện nay được coi là rất nghiêm trọng, cho dù chưa đến mức mà các định chế tài chính quốc tế phải ra tay trợ giúp. Theo Ecofin, các nước châu Phi sẽ phải đưa vấn đề này ra thảo luận tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Châu Phi lần thứ 7, sẽ diễn ra tại Bắc Kinh tháng 9 tới.

Cho vay tăng, nhưng « đầu tư » ngày càng ít

Cũng liên quan đến vấn đề tín dụng Trung Quốc tại châu Phi, nhiều chuyên gia đưa ra một quan sát đáng chú ý. Đó là trong lúc Trung Quốc « cho vay » ngày càng nhiều, thì Bắc Kinh lại « đầu tư » rất ít cho các công trình ổn định, có giá trị lâu dài (IDE), nhằm giúp châu Phi phát triển. Tổng lượng tín dụng của Trung Quốc cho châu Phi từ 2000 đến nay là hơn 140 tỉ đô la, trong lúc mỗi năm Bắc Kinh chỉ bỏ ra khoảng 3 đến 4 tỉ đô la cho « đầu tư ».

Một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc – Châu Phi, nhà nghiên cứu Thierry Pairault, trong bài « China in Africa : Goods Supplier, Service Provider rather Insvestor», nhấn mạnh đến một thực tế là, trong lúc vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp của Trung Quốc tăng liên tục kể từ năm 2003, và đạt mức 13,5% IDE toàn cầu, thì đầu tư IDE của Trung Quốc vào châu Phi lại liên tục giảm từ 2011, và chỉ còn chiếm 1,2% tổng vốn IDE của Trung Quốc (so với khoảng 10% năm 2008).

Con số này cho thấy châu Phi không được coi là hướng tiếp nhận đầu tư lâu dài của Trung Quốc, việc trông đợi Trung Quốc tạo thêm hàng chục triệu công ăn việc làm cho châu Phi là một « ảo tưởng ». Theo ông Thierry Pairault, nhìn về tổng thể, với châu Phi, Trung Quốc là một « nhà cung cấp dịch vụ » và « người bán hàng » hơn là một nhà đầu tư. Kể từ năm 2013, châu Phi bắt đầu phải nhập siêu từ Trung Quốc, sau một thập niên xuất siêu. Năm 2016, thâm hụt thương mại của châu Phi với Trung Quốc là 46 tỉ đô la.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:30 SA
(HNPD) Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, Ông Nolting, hết phương gỡ rối. Báo cáo được tới tấp gửi về Hoa Thịnh Đốn, và Bộ ngoại giao Mỹ liên tục phúc trình tình hình nguy ngập tại Sài Gòn với yêu cầu phải thay thế ngay Ông Diệm bằng một người khác.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:00 SA
(HNPD) "Ai ra lệnh giết ông Ngô Đình Diệm thì nhiều người cũng vẫn trả lời là: Mỹ ra lệnh giết, Cabot Lodge hay CIA ra lệnh giết chớ còn ai vào đó nữa ! Câu chuyện không đơn giản như thế!
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Ngày 5.8.2017, Ngoại trưởng các nước ASEAN, trong lần gặp đầu tiên của hội nghị thường niên, đã nhóm họp tại Manila (Philippines)
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Từng ngọn đèn bị dập tắt. Nguồn sáng chiếu rọi từ bốn phương biến mất. Thế giới đa sắc màu, tươi đẹp rực rỡ của chúng ta bỗng chốc biến thành một màu đen thê thảm.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 201710:04 CH
Một đánh giá của Lầu Năm Góc tuyên bố cách duy nhất để loại trừ toàn bộ chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn là tấn công thực địa.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Vào tháng Bảy vừa qua, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin, một ngày trước khi ông có cuộc gặp với quan chức của Đức để xin tị nạn chính trị.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Thức ăn đường phố phong phú đã giúp người dân Triều Tiên tồn tại trong nhiều thập kỷ qua nhưng lại khiến các quốc gia khác khó thấy được tác động của các l
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Sau một tuần hội họp với những hoạt cảnh quen thuộc mà cứ mỗi 5 năm người ta lại thấy một lần, Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 19
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201712:35 CH
(HNPD) Muốn tìm hiểu kỹ lưỡng, sâu xa hơn, tất nhiên là chúng ta phải tìm đọc những cuốn sách đáng tin cậy về chuyện này…
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Chính sách ngoại giao với Malaysia của ông Trump là một bài học tuyệt vời cho chính sách đối ngoại của nước Mỹ mà Nhà Trắng đã rất cần trong hơn một thập niên qua
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo