Cuba thời hậu Castro

Thứ Hai, 30 Tháng Bảy 20181:00 SA(Xem: 5794)
Cuba thời hậu Castro

bbc.com
Chiếc tàu hầu như không đảm bảo để ra biển, chở đầy người và thiết bị. Trong suốt bảy ngày đêm, các thủy thủ cố gắng lái qua biển dữ, nhưng con tàu ọp ẹp bị rò nước vào.

Hầu hết những người trên tàu đều mệt mỏi vì say sóng, vì ốm bệnh do đói khát.

Tới muộn hai ngày so với dự kiến và tấp vào nơi xa nhiều dặm so với nơi cần đến, con tàu mắc kẹt trong lớp bùn dày.

Như Che Guevara sau đó quan sát, sự trở về được cho là Cuba trong vinh quang của Fidel Castro và lực lượng cách mạng hồi 12/1956 "không phải là một cuộc đổ bộ, mà là một cái xác tàu".

Toàn bộ 82 người rời khỏi con tàu Granma đều trong tình trạng bẩn thỉu, mất nhuệ khí.

Tình hình sớm trở nên tồi tệ hơn. Ở nơi chân đồi khu vực Sierra Maestra, họ bị quân đội Cuba phục kích và chỉ còn một nửa quân số, trong đó có Fidel Castro và em trai, Raúl.

Thế nhưng từ khởi đầu tồi tệ, họ cuối cùng đã đánh bại được chính quyền quân sự của Fulgencio Batista. Đối đầu với 40.000 người với vũ khí siêu hạng là một trong những đội quân du kích thành công nhất của Thế kỷ 20.

(Hình dưới: Fidel Castro vẫy chào đám đông tại thủ đô Havana của Cuba hồi 1/1959, ngay sau khi ông giành chiến thắng trước Batista)

Mà có lẽ còn gây ấn tượng hơn nữa là việc họ đã nắm giữ quyền lực cho tới tận ngày nay. Anh em nhà Castro đã lãnh đạo đất nước tổng cộng là gần 60 năm.

Dấu ấn họ để lại trên hòn đảo này, biến nó thành quốc gia cộng sản, là điều không thể xóa nhòa.

Nay là lúc có sự thay đổi. Người cha của Cách mạng, Fidel Castro, qua đời hồi cuối năm 2016 và Raúl Castro nay nghỉ hưu khỏi chức chủ tịch. Cuba được một người không phải là Castro lãnh đạo, lần đầu tiên kể từ 1959 tới nay.

Vậy sau sáu thập niên, nhà Castro để lại một đất nước như thế nào?

Birán

biran_landscape-mr

Vào lúc ông Castro đã rất già có những giây phút cuối, ông có thể nhớ lại cuộc đời khá thọ và đáng mãn nguyện của mình.

Tuy cơ thể yếu ớt, nhưng tâm trí ông vẫn rất minh mẫn cho tới tận giây phút cuối, và những người con, cháu của ông đứng quanh giường.

Ông là một người cứng đầu - một nét cá tính của gia đình - và là một chiến binh cho tới phút cuối. Trong gần chín giờ đồng hồ, các bác sỹ đã tìm cách cứu ông. Nhưng không thể.

Đó là câu chuyện về Mártin Castro, người anh em cùng cha khác mẹ với Fidel và Raúl. Ông qua đời hồi 9/2017, ở nơi ngay gần chỗ ông chào đời, Birán. Ông bị chứng phình mạch, và mất ở tuổi 87, một năm sau cái chết của Fidel.

Dù họ có cha chung, và từng chơi chung với nhau hồi tuổi thơ, nhưng có lẽ không có hai cuộc đời nào lại khác nhau đến thế ở Cuba.

Một người trở thành người sáng lập ra Cách mạng Cuba. Người kia chưa bao giờ ra khỏi nhà.

Con gái của Mártin Castro, bà Josefa Beatriz Castro López nói: “Tôi thường tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu bố tham gia với Fidel, nhưng mà bố không bao giờ muốn vậy.”

daughter-l-mr

Căn nhà của gia đình Castro, Finca Las Manacas, nay trở thành bảo tàng, được xây dựng thành nơi tưởng niệm cội rễ nông thôn của Fidel và Raúl. Sử gia của thành phố, Antonio López, dẫn tôi đi tham quan quanh khu nhà.

Birán, ông nói, là thị trấn mà Castro đã xây dựng.

Cha của Fidel, ông Ángel Castro, đặt chân tới Cuba lần đầu tiên vào thập niên 1890. Khi đó, ông là người vùng Galicia của Tây Ban Nha, đi lính để bảo vệ vùng đất thuộc địa trong Cuộc chiến Tây Ban Nha - Mỹ.

Khi quay trở lại hòn đảo này ngay sau khi Cuba giành độc lập hồi 1898, ông bắt đầu làm việc trong các mỏ và sau đó là trong các đồn điền trồng mía thuộc hãng khổng lồ của Mỹ, United Fruit Company.

Đến đầu thập niên 1910, ông dần trở nên phát đạt. Ông mua một ít đất nằm bên cạnh Camino Real, một tuyến đường lầy lội giữa Santiago de Cuba và Nipe Bay trên bờ biển miền bắc.

Từng chút một, trang trại đó phát triển thành một thái ấp điển hình thời đó: một trường học, một cửa hàng tạp hóa, một bãi chứa và bán gỗ, một quán bar, một xưởng rèn, những căn chòi nhỏ sơ sài dành cho thợ làm mía đường và thợ mộc người Haiti.

Antonio giới thiệu với tôi lớp học nhỏ xíu nơi Fidel lần đầu tiên ngồi học trước khi được gửi đi theo học với các giáo sỹ Dòng Tên ở Santiago và Havana.

Một hướng dẫn viên đi ngang qua; cô kể lại câu chuyện chính thống cho các du khách nghe - câu chuyện về những điều kiện tồi tàn của những người thợ làm mía đường Haiti để lại dấu ấn dài lâu cho Fidel và Raúl.

"Fidel từng nói rằng ông rất vui khi làm con trai chứ không phải là cháu nội của một địa chủ, vì nền văn hoá đặc quyền đặc lợi gia đình vẫn chưa tồn tại," Antonio nói.

Ángel không sống cho tới khi có thể chứng kiến sự thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và các con trai của ông trở thành hai người đàn ông quyền lực nhất hòn đảo. Ông chết năm 1956 và được chôn cùng mẹ của Fidel và Raúl, bà Lina, ở Finca Las Manacas.

Tuy nhiên, đối với ít nhất một người con trai khác, cuộc sống không thay đổi gì nhiều so với những ngày xưa ở vùng nông thôn yên ả.

Với ly cà phê đen bỏ đường rất ngọt, ngồi trong phòng khách, Josefa giải thích việc Mártin đã để lại cho họ một ít đất, một ít gia súc và ngôi nhà chật chội nhưng ấm cúng nơi chúng tôi đang ngồi, ra sao.

Santiago

moncada_landscape-mr

Dr Clara Luaces

doctor-l-mr_s4aslfe

Đó là hai trụ cột của cuộc Cách mạng Cuba, là những thành tựu xã hội nổi trội nhất của Cuba dưới thời Castro.

Khi được hỏi bà muốn điều gì nhất từ người lên thay Raúl, Clara nói một cách thận trọng. Bà chỉ muốn nói rằng tình trạng quan liêu vẫn là trở ngại lớn tại Cuba và rằng cũng không dễ gì để sống với mức lương 35 đô la Mỹ một tháng. Nhưng bà nhanh chóng nói thêm: "Lương tôi đã được tăng nhiều trong những năm gần đây."

Thêm nữa, bà cẩn trọng bổ sung, việc cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Cuba cần phải được gỡ bỏ. Đến nay đã là 58 năm, và việc cấm vận được cho là lý do chính khiến kinh tế Cuba trì trệ.

Tất nhiên là có những vấn đề trong nước mà hệ thống y tế Cuba phải đối diện. Không được chính thức ghi nhận, nhưng một số bác sỹ và y tá nói tình trạng nhiễm trùng bên trong các bệnh viện là một vấn nạn lớn.

Và tuy việc điều trị y tế là hoàn toàn miễn phí, nhưng gánh nặng chăm sóc là do các gia đình bệnh nhân phải lo. Họ phải cung cấp ga trải giường, gối, và đôi khi cả nguồn cung ứng thực phẩm cùng thuốc kháng sinh căn bản cho người nhà nằm viện.

Bất chấp những điều đó, Clara nói, ở các nơi khác trong vùng Mỹ Latin, có rất ít nước đem đến cho người dân mức độ chăm sóc y tế như ở Cuba.

Trong một góc râm mát ở Moncada, các em đứng xếp hàng gọn ghẽ bên cạnh một tấm biển đánh dấu nơi những người cách mạng đã ngã xuống trong cuộc tấn công Moncada.

"Tiền phong của chủ nghĩa cộng sản," một em hô to trước toàn bộ các học sinh xếp hàng trước mặt.

"Sẽ như Che!" các em khác đáp lời.

Đó là khẩu hiệu được học sinh hô vang mỗi buổi sáng
trên toàn hòn đảo, tỏ lòng trung thành với các giá trị của chủ nghĩa xã hội và kính trọng Che Guevara.

Sau đó, chúng tôi được đưa vào một lớp học để tham quan.

Chúng tôi được cho biết là có thể phỏng vấn các em, nhưng từ kinh nghiệm đã có, chúng tôi biết rằng bọn trẻ sẽ chỉ nói những khẩu hiệu cách mạng dưới sự giám sát của giáo viên. Cho nên tôi hỏi chính cô hiệu trưởng là cô nghĩ sao về những lời chỉ trích, đặc biệt là từ Miami, theo đó nói rằng những lời rao giảng trong các trường học nặng tính giáo điều.

"Thật là vô lý khi nói là có tình trạng tẩy não ở đây," Elaine Infante nói. "Cuộc cách mạng của chúng tôi rất nhân văn, và chúng tôi tin rằng cuộc cách mạng hoàn toàn vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em Cuba."

"Đó là lý do vì sao chúng tôi tới làm việc. Không biến các em thành các tay súng, không hề. Mà là chuẩn bị để các em bươc vào tương lai, trở thành người tốt, những người phục vụ xã hội."

Sierra Maestra

sierra_maestra_landscape-mr

Ở dưới chân đồi Sierra Maestra, thời tiết tuyệt thích hợp cho việc trồng cà phê. Tại điểm có tên là Polo Norte - có nghĩa là Bắc Cực - Lérido Medina, một người cũng từng được trao giấy về đất đai hồi trước, nay đang sinh sống. Ông không còn các giấy tờ cũ bởi đã đem tặng cho một bảo tàng ở Havana.

Năm nay 92 tuổi, ông nói rằng giờ ông phụ thuộc vào bà vợ, Aida, và con trai, để làm các công việc trong trang trại.

Toàn bộ sản phẩm gia đình họ thu được trong các mùa vụ được đem bán cho nhà nước - cà phê là thứ không thể đem bán ngoài thị trường tự do.

Cho tới ngày nay, hầu hết các nông dân như Lérido coi việc cải cách điền nông đã đem đến cho họ quyền tự trị. Nhưng những người chỉ trích thì nói việc này đã ràng buộc họ vào nhà nước suốt cả cuộc đời.

Việc kiểm soát kinh tế đã được nới lỏng chút ít dưới thời Raúl, và tuy còn lâu mới đạt mức trở thành các công ty tư nhân, nhưng các nhà nông trồng cà phê tại Polo Norte đã tham gia thành lập các hợp tác xã. Điều này cho phép họ tập trung các nguồn lực và có thêm sức mạnh để đi thương lượng đàm phán giá cả với bên ngoài, con trai cả của Lérido là Eziquiel nói.

Playa Girón

museo_giron_landscape-mr

"GIRÓN: THẤT BẠI ĐẦU TIÊN CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỸ TẠI MỸ LATIN" - dòng chữ bên đường hiện lên sừng sững khi bạn lái xe vào thị trấn.

Ngoài tính cường điệu mang màu sắc cách mạng ra, thì nội dung trên về căn bản là đúng. Washington chưa bao giờ thực sự thua một trận chiến nào ở Mỹ Latin cho tới cuộc đổ bộ Vịnh Con heo, hay Playa Girón, vào năm 1961.

Trong nhiều tháng, những người Cuba lưu vong được CIA huấn luyện ở nam Florida và ở các căn cứ bí mật đặt tại Guatemala đã chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ. Vào ngày 15/4/1961, các phi cơ ném bom Douglas B-26 gắn cờ giả đã tấn công các bãi đỗ sân bay bên ngoài Havana và bên trong Santiago.

Tiếp đến là cuộc đổ bộ trên biển. Chừng 1.400 người đổ vào Girón và hai bãi biển gần đó. Ngay từ đầu, chiến dịch đã thất bại; các lực lượng phản cách mạng bị lạc, bị mắc kẹt trong đám rừng đước dọc bờ biển.

Fidel tự mình nắm quyền lãnh đạo các lực lượng có vũ trang của Cuba, và khi tin tức lộ ra rằng Washington đứng đằng sau vụ tấn công, Tổng thống John F Kenedy đã phản đối việc gửi tiếp viện bằng không quân Mỹ.

Cuộc đổ bộ bị nghiền nát, Castro thắng và chính quyền Kennedy thất bại nhục nhã. Che Guevara sau đó gửi Kennedy một tin nhắn cảm ơn về việc đã tiến hành cuộc đổ bộ đó: "Cuộc cách mạng vốn yếu. Nhưng nay nó trở nên mạnh hơn bao giờ hết."

Đó là bởi đã có một khoản tiền tương đối được đổ vào ngôi làng ven biển này. Khi lái xe vào Girón, ta sẽ thấy cứ cách một nhà lại có một nhà sơn biểu tượng xanh trắng đặc biệt bên ngoài, dấu hiệu cho thấy đó là các nơi trọ mà người nước ngoài có thể trú chân.

‘Casas particulares’, như ở Cuba người ta gọi, đã trở thành các doanh nghiệp tư nhân quen thuộc nhất.

Tuy chính phủ đã ngưng cấp giấy phép kinh doanh mới trong gần một năm nay, nhưng các điểm cho khách nước ngoài ở trọ vẫn là cách dễ nhất để các gia đình Cuba bước vào lĩnh vực hoạt động kinh tế tư nhân, và kiếm được khá hơn nhiều so với mức lương nhà nước trả họ.

Deynier Suarez, biệt danh 'Jimmy', từ thủ đô chuyển tới Girón khi làn sóng du lịch bùng nổ. Ông lúc đầu làm đầu bếp ở một khách sạn quốc doanh gần bờ biển, nhưng sau chuyển sang làm cho khối tư nhân khi một trong những casa particulares thành công nhất thị trấn tìm người quản lý.

"Kinh doanh năm nay khá ổn, nhưng giảm so với hai năm trước," ông nói. Ông cho rằng có hai lý do, tại Bão Irma, và tại Donald Trump.

"Dễ thấy thôi," ông nói, và nhắc tới lệnh cấm đi lại mà chính quyền ông Trump đưa ra sau thời kỳ Cuba có quan hệ nồng ấm hơn với Mỹ thời Obama.

"Rất ít người Mỹ đến. Và người châu Âu nữa. Chúng tôi cũng chả lo gì, nhưng nếu ông Trump thay đổi quyết định thì sẽ tốt hơn."

Cuba trước ngã ba đường

shop-l-mr

Ông Raúl Castro đã rời vị trí. Ông Miguel Díaz-Canel đã trở thành tân Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba thay cho Raúl.

Ông cũng là người đầu tiên không thuộc gia đình Castro lên lãnh đạo đất nước kể từ 1959 tới nay.

Hồi năm ngoái, một số nhà bất đồng chính kiến đã nỗ lực ra tranh cử ở cấp địa phương, trong đó có các thành viên của nhóm có tên Otro 18. Họ nói họ bị cản trở, không cho đăng ký ứng viên, bởi các chiến thuật đàn áp của cảnh sát và nhân viên an ninh quốc gia.

Thông điệp thật đơn giản - sự tiếp nối chính trị. Những người bất đồng chính kiến hoặc hệ thống đa đảng không có cơ hội ở Cuba. Ít nhất là vào lúc này.

Chính phủ Cuba cáo buộc những người phản đối, chỉ trích mình là các đối tượng "lính đánh thuê" được các nhóm chống Castro từ Washington và Miami tài trợ.

Mối quan hệ càng xấu đi và phức tạp hơn với cáo buộc gián điệp. Hơn 20 nhân viên ngoại giao Mỹ tại Havana bị vấn đề về sức khỏe, từ giảm thị lực cho tới nôn mửa và choáng nhẹ.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng các nhân viên sứ quán là nạn nhân của "các vụ tấn công y tế" và nói Cuba đã không bảo vệ được các nhân viên ngoại giao

Havana bác bỏ, nói đó chỉ hoàn toàn là chuyện bịa và nhằm kích động, để biện minh cho thái độ ngoại giao và chính trị thù nghịch của Mỹ với Cuba.

Dù là gì thì Mỹ cũng đã rút nhân viên khỏi Havana, chỉ để lại số lượng tối thiểu, và mối quan hệ ngày nay có lẽ sẽ còn lâu mới trở lại như thời ông Obama. Đây là điều mà ông tân chủ tịch Miguel Díaz-Canel cần lưu ý.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn