Tôm sư trộm đạo! Việt Nhân

Chủ Nhật, 25 Tháng Mười Một 20189:44 SA(Xem: 4066)
Tôm sư trộm đạo! Việt Nhân

7949
(HNPĐ)
Tỏ ra mình còn nhớ đến bạn, mà mỗ tôi gọi phôn có lời chúc ông bạn lính cũ, đang vui nghề nhà giáo (không lương) ở trên San José, nhân ngày 20/11, để nghe ông bạn mắng cho rằng mỗ tôi cóc biết gì về cái ngày nhà giáo. Chỉ vịt cộng tự hào cộng sản là đỉnh cao, mà vẫn giữ ngày nhà giáo 20/11 theo hội nghị Warszawa, Balan năm 1949 quy định, chứ ngày nhà giáo thế giới (World Teachers Day) là ngày 05/10 hàng năm… Có đâu ngờ chúc không đúng ngày của mỗ tôi làm ông bực, chúc vậy khác nào nói ông cùng thứ giáo gian vịt cộng!


Đây là ông bạn mỗ tôi biết từ trong quân trường (KBC.4100), đang học ĐH Sư Phạn Quy Nhơn, vịt cộng quậy phá miền Nam mà ông phải khoác áo lính, ra trường trên vai áo ông là phù hiệu đỏ với ba ngọn núi đen và hai giòng sông bạc (Tam sơn nhị hà), thỉnh thoảng về Bolsa thăm mỗ tôi, khi hết chuyện nói, là ông lại nhắc đến những tháng ngày ‘trấn sơn bình hải’, ông, tự hào đã làm lính của một sư đoàn, đánh cho đến phút cuối của cuộc chiến, tháng Tư lui về Phan Rang, rồi  phối hợp cùng lực lượng Địa Phương Quân Long An, mới buông súng trưa ngày 30/04.

Thấy bạn bực mà tôi đùa rằng, thôi cũng là số phận, vịt cộng quậy khiến ông gãy ngang cái mong ước làm nghề gõ đầu trẻ, ôm hai chứng chỉ Sư phạm vào lính chuyển nghề bóp cò súng, nhường cho Phúc Niểng cũng dân nẫu miền Trung của ông, học ra đại học với Cử nhân Kinh tế… Không biết bạn quá bực hay mỗ tôi đùa quá dở, mà bạn chê thậm thượt cái nhìn người của mỗ tôi, dẹp bàn phím là vừa, nhìn vào đâu mà tin Niểng cử nhân, có đâu thứ đại học mở miệng như đứa té giếng, ma dzê in, cờ lờ mờ vờ… Mỗ tôi cười, nó nói vậy thì cũng cho là vậy đi!

Vietnam,net ngày 19/11/2018 đăng: Trong không khí cả nước hướng về Ngày nhà giáo VN 20/11 với những tình cảm, sự tri ân sâu sắc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng đã gửi lời chúc mừng tới các thầy cô giáo trên khắp mọi miền đất nước. Nhân dịp 20/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp mặt 200 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu, Thủ tướng chia sẻ: “Tôi đã tốt nghiệp đại học 42 năm nhưng vẫn nhớ từng thầy một, thậm chí vẫn nhớ từng chữ ký của từng thầy cô trong học bạ”.

Tốt nghiệp 42 năm, tức Niểng có bằng cử nhân năm 1976, và căn cứ theo lý lịch tự khai thì đó là Cử nhân Kinh tế. Năm đó Niểng là cử nhân kinh tế, thì cũng là năm mỗ tôi hân hạnh được đạp đất thiên đàng xã nghĩa, đi ngang cái thủ đô Hà Nội cả bận đi lẫn bận về, cái cảnh nhà phố tường vôi cũ kỹ, đêm trong bóng tối đèn trứng vịt tù mù, dân ngủ đường la liệt thềm nhà ga Hàng Cỏ. Những ai đã từng là tù Việt Bắc, chắc không thể quên những cảnh này, còn của cải vốn liếng người dân là đây: Hoan hô đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ông về phân bắc phân xanh đầy nhà.

Từ nhỏ Niểng được đưa ra miền Bắc học, nhắc đến cái thời bao cấp tem phiếu, kéo dài cho đến mãi giữa thập niên 80 mới hết, chắc Niểng không quên… chỗ này xin chê Niểng, có nổ thì sao không bắt chước như Dũng Ếch, Sang Sâu xưng là cử nhân luật (rừng). Hay Niểng như tên tiến $ĩ xã nghĩa (Vũ Tiến Lộc), chủ tịt phòng thương mại và công nghiệp VN, phải học cái kinh tế của bác vì: Tư tưởng kinh tế của bác Hồ là tư tưởng hàng đầu của nền kinh tế thị trường hiện đại. Không hề thua kém kinh tế thị trường của Harvard, hay các trường đại học nào khác.

Cả một cái nhà nước đụng đâu thúi đó, mà toàn nổ là cử nhân, tiến sĩ giáo sư thì đúng là một lũ bẫm sinh không có giây thần kinh xấu hổ. Xin trở lại câu chuyện nhà giáo của ông bạn lính cũ của Mỗ tôi trên San José, không ngờ cái bực của anh dai quá, phôn tắt chưa kịp nguội máy, anh gửi liền cho mỗ tôi cái email, nơi subject ghi gọn mấy chữ ‘cho coi không nói gì’. Đó là hai bức ảnh một của chế độ xã nghĩa, một của chế độ bị xách mé gọi là Ngụy, cả hai tấm ảnh đều có liên quan đến nghề giáo mà anh trân trọng, và cả hai có ghi lời chú thích về nguồn gốc của nó.

Xin nói đến bức ảnh thời VNCH trước vì nó không có gì để nói nhiều, bức ảnh có tên: Cô giáo Việt Nam Cộng Hòa bắt tay Tổng Thống Nixon. Cô giáo dáng người nhỏ bé đứng thẳng người, miệng nở nụ cười (đẹp) lịch sự, với cô đây là cái bắt tay bình thường, mặc dù kẻ bắt tay cô là Nixon, lúc đó là cựu phó tổng thống cường quốc đứng đầu thế giới. Cái khiến phải chú ý của bức ảnh, là Phó tổng thống Mỹ Nixon, đã cúi người trước một giáo viên khi bắt tay cô, đó chỉ là cô giáo dạy trẻ lớp nhỏ ở miền Trung, và trên bảng cô đang dạy học trò mình bài ‘múa voi’.
CoGiaoVNCH-Nixon

Cái tự trọng của cả hai là đây! Cám ơn bạn đã gửi cho một bức ảnh tài liệu giá trị (Photo by Paul Schutzer Sep 3, 1965):

    

Tấm ảnh thứ hai thời An Nam xã nghĩa với lời chú thích: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về thăm thầy nơi trường cũ. Tấm ảnh thứ hai này được dùng làm minh họa cho bài viết cuối tuần này, nó được hầu hết các tờ báo của nhà nước, cho đây là hành vi thể hiện tinh thần ‘tôn sư trọng đạo’ của Niểng, trò đến gặp thầy và bắt tay thầy. Thật vậy không, hay đây lại là một màn kịch cọt đóng tuồng (nghi ngờ lắm), thầy trò qua ảnh chụp cho thấy tuổi đời gần như nhau, trò sống trong sung sướng mà nhìn trẻ bằng thấy, chỉ có tóc thầy thưa mà trò đầu cũng hói.

Hay đây là trường hợp như bà bạn già của mỗ tôi đã kể, sau 30/04 lúc mỗ tôi đi tù, thì bà đi dạy bổ túc văn hóa lương mười ký gạo mỗi tháng, học trò của bà là các quan đỏ cắt mạng, cái chức to đùng, cái tuổi già chát, nhưng vì là đỉnh cao của trí tuệ mà các quan học ‘tốt’, một năm luôn vượt ba lớp, có khi là bốn lớp. Nay các quan đó đều là tiến $ĩ giáo $ư cả, nói đến quan đỏ là nói đến cái gien vượt trội về học vấn, IQ cao, nên xin đừng thắc mắc ngay cả côn an lẫn quân đội, có hàng trăm cấp tướng (cướp), mà tướng nào cũng đều có học hàm tiến $ĩ giáo $ư cả.

Bức ảnh Niểng và thầy cũ mỗ tôi đi ngoài đề một tí, còn ý chính vẫn nhìn vào cái bắt tay, giữa thầy và trò, cái đưa tay ra bắt mặt Niểng hãnh tiến ra phết (có chức mà), còn thầy hai tay bợ lấy tay trò, khúm núm người cong như con tôm. Chuyện xưa kể, tể tướng Phạm Sư Mạnh về thăm thầy Chu Văn An, lính hầu dẹp đường làm huyên náo, chuyện đến tai thầy mà bị thầy không tiếp, tể tướng quỳ bên giường nhận lỗi, đợi thầy tha mới đứng lên, từ đó mỗi lần về thăm thầy chỉ mặc áo vải thâm, đi một mình như người dân thường.

Chế độ xã nghĩa quang dzinh, phụ huynh bắt cô giáo quỳ về tội phạt con mình, trò văng tục đấu võ tay đôi với thầy, cô tát trò rụng răng đổ máu. Thời buổi duy vật, hiệu trưởng bỏ tiền mua dâm học trò, thày trò đổi chác tình và điểm sòng phẳng, làm gì có tình nghĩa thời buổi tiên học bác hậu học đảng… Thủ tướng nay ngang chức tể tướng xưa, nhìn cảnh thầy trò Niểng, thầy khác gì tôm sư, trò như phường trộm đạo, gọi tôn sư trọng đạo để nói chuyện Niểng là sai, ‘tôm sư trộm đạo’ thì có!
Việt Nhân ( HNPD )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 01 Tháng Bảy 20189:20 SA
(HNPĐ) Trong tiếng Việt, câu tục ngữ ‘khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương’, được hiểu là khôn thì phải khôn hẳn
Chủ Nhật, 24 Tháng Sáu 20185:31 SA
(HNPD) À ra vậy, giấu dân chứ sao giấu được cùng giuộc cắt mạng với nhau
Chủ Nhật, 24 Tháng Sáu 20185:22 SA
( HNPD ) Giữa năm 1972,Tiểu đoàn 2/46 thuộc SĐ/25 được trực thăng vận xuống Đông Nam Kompong Pékang
Thứ Ba, 19 Tháng Sáu 20187:10 SA
(HNPĐ) Trị dân cốt lấy thương dân mà lập chính sách, giữ nước cốt lấy vẹn toàn mà bảo vệ
Chủ Nhật, 10 Tháng Sáu 20186:03 CH
(HNPĐ) Trước sự phản đối dữ dội của người dân, không đồng ý nhượng đất cho Tầu (đánh tráo khái niệm mà gọi đặc khu)
Chủ Nhật, 03 Tháng Sáu 20188:10 CH
(HNPĐ) Cũng bằng thừa để đưa lời phản biện câu nói của Trọng Lú, rằng cái cuốc hội của nhà nước xã nghĩa,
Chủ Nhật, 27 Tháng Năm 20189:13 CH
(HNPĐ) Các cuộc tranh chấp của các nước vùng Đông Á với TQ ở biển Đông
Chủ Nhật, 20 Tháng Năm 20187:15 CH
(HNPĐ) Nói đến cướp ở xứ xã nghĩa, thì nhiều vô chừng và đủ mọi dạng, cướp có hệ thống từ chóp bu Ba Đình, đến côn an cắc ké, cướp lớn như chuyện cha con nhà Dũng Xà Mâu,