Không là chuyện đùa (1) - Việt Nhân

Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 201710:20 SA(Xem: 4369)
Không là chuyện đùa (1) - Việt Nhân
buiHien-vn

(HNPĐ) Ban đầu trên mạng người nghe chuyện cứ tưởng tay tiến sĩ phó giáo sư Bùi Hiền, không mắc bệnh thần kinh, thì là thằng dốt đang muốn làm chuyện lưu danh muôn thuở, nhưng khi thấy đám trí thức xã nghĩa, cùng tay phó giám đốc giáo dục và đào tạo thành Hồ đề nghị triển khai thí điểm cải tiến ‘tiếq Viêt’ vào chương trình đại học thành phố, thì chuyện không còn đùa được nữa, nó cho thấy đây là một chuyện không hề nhỏ, hết cười được nữa mà thấy lo, vì chuyện không còn như dân mạng nghĩ, không là ở giai đoạn đề xuất mà chúng đang thực hiện.

Tấm hình minh họa của bài viết là ảnh bìa của: Bộ sác záo khoa Tiếq Việt tập 1, lớp một! Dù ai đó nghi ngờ là ảnh photoshop đi chăng nữa, nhưng ngoài hình bìa này, còn có nhiều chỉ dấu cho thấy đây là cả một chủ trương cùa lũ Ba Đình đã chuẩn bị từ 30 năm trước. Vì vậy bài viết này đã mang một ý khác, như một lời báo động đây là âm mưu cướp nước Việt, Hán hóa dân Việt, của lũ giặc phương Bắc, với sự tiếp tay của đảng An Nam cộng, dùng cái gọi là cải tiến cách viết tiếng Việt để che dấu ý đồ xóa chữ Việt, hầu xóa luôn lịch sử lẫn nền văn học sử đất nước.

Chuyện này không chỉ mỗi một tên, chúng sẽ dần lộ mặt để thực hiện chủ trương xóa chữ Việt của đảng Ba Đình! Nên xin phép cho mỗ tôi lược bớt, chỉ nói thoáng qua về cái nghiên cứu của tên tiến sĩ phó giáo sư Bùi Hiền, nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông. Như mọi người đã biết hắn nói cùng phóng viên VTC News rằng: Sau 30 chục năm nghiên cứu thấy rằng chữ viết tiếng Việt bộc lộ quá nhiều bất hợp lý, nay cần được cải tiến để hội nhập và phát triển (?!).

Lý do cần cải tiến, theo tên phó giáo sư vịt cộng này tiếng Việt từ năm 1924, khi toàn quyền Đông Dương ký nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ đến nay thấy ra rắc rối dài dòng dễ sai chính tả khi viết, và là những điều bất hợp lý. Để cải tiến Việt, Bùi Hiền đã thêm các chữ cái tiếng Latin F, W, Z, và bỏ hết những âm Đ, Th, Ph, Kh, Ngh, Ng, Gh, Gi, Qu, Ch, Tr… Những chữ này được thay thế như sau: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Và âm Nh tạm thời thay bằng: n’.

Đề xuất như vậy ta thấy lập luận rất rõ nơi Bùi Hiền, lấy thí dụ miền Bắc phát âm ông trời, miền Nam có nơi phát âm ông chời, nhưng khi viết thì đều viết là Ôq Cời đã tránh được lỗi chính tả phân biệt giữa Tr - Ch (?!). Và lúc đó giáo dục viết là záo zụk, quốc gia sẽ là cuốc za, ngoại ngữ sẽ thành quại qữ, và tiếng Việt viết thành tiếq Việt… Bùi Hiền đắc ý nói việc cải tiến theo cách này, thì từ 38 chữ cái chỉ còn 31, và cho đây là tiết kiệm thời gian và công sức, và cả vật liệu giấy mực (?!) hắn nói mỗi người giảm được mươi phần trăm thì chin chục triệu sẽ là con số lớn.

Với ý Bùi Hiền cải tiến câu: Chủ tịch hồ chí minh vĩ đại sống mãi trong quần chúng ta (44 chữ cái) thì chỉ phải viết: Củ tịc hồ cí min’ vĩ dại sốq mãi coq kuần chúq ta (37 chữ cái), với hắn đây cũng là một trong những lý do chính để cải tiến cách viết tiếng Việt (?!). Nói về ngôn ngữ thì phải nghĩ đến khi nói thì rõ ràng âm điệu êm tai, khi viết thì súc tích, diễn đạt rõ nghĩa dễ hiểu, nếu nghĩ đến đỡ tốn công sức và giấy mực thì tay này đúng là loại đếm củ dưa hành đo lọ nước mắm. Xin thưa tiếng Quốc Ngữ của dân Việt sau bao hoàn chỉnh, nay tự nó vốn là nhạc là thơ!

Cải tiến tiếq Việt, được dư luận đón như thế nào, chỉ cần nhìn sự kiện khi bức ảnh chụp trang viết của Bùi Hiền, vừa được tung lên mạng nó đã gây bão, ngày 24/11/2017 lúc 11:45 trước hết là trang Thanh niên post bài, thời gian chỉ tính đến cuối hôm sau lúc 11:21 ngày 25/11/2017 là trang Người Lao Động. Chỉ trong một ngày đã có gần chục trang, liên tiếp có bài về đề tài này, và sôi nổi hơn hết là Facebook được cả ngàn người tham gia kéo dài mãi đến nay vẫn chưa dứt. Và VTC News cũng đã có cuộc phỏng vấn Bùi Hiền ngay giữa lúc dân mạng đang ồn ào!

Nói là dư luận ồn ào chứ thực ra là cuồng nộ, gạch đá chọi tới tấp vào tác giả lấn cách đề nghị cách viết ‘tiếng Việt’ thành ‘tiếq Việt’, xin trích một comment nói lên thái độ của dư luận: Không ai tranh cải mà chỉ thấy chửi là hầu hết. Dư luận là những người dân thường dĩ nhiên trước cái tên của họ không có học vị học hàm và cũng không cần phải tới 30 năm để nghiên cứu, mà chỉ sau khi đọc một vài lần qua ảnh chụp trang sách gọi là cải tiếng cách viết tiếng Việt đã ném đá Bùi Hiền, đưa đến nghi ngờ cái danh gọi y là nhà nghiên cứu ngôn ngữ học.

Ba mươi năm cho công việc này, thấy ra ngôn ngữ học không chắc là chuyên môn của y, còn bên cạnh cái tâm thần như dư luận nghĩ, chắc chắn có một động lực khác, sau vài dòng nói về cách cải tiến này, mỗ tôi sẽ xin được đề cập tới. Chuyện về trình độ học thức cũng như bằng cấp của những kẻ mang danh trí thức xã nghĩa, đã là trò cười khi xuất hiện cách viết: Tiến $ĩ, Thạc $ĩ, Giáo $ư, Phó giáo $ư. Dễ để hiểu cái ý khi vết vậy, cho nên đây chỉ là việc làm của kẻ dốt, không thấy cải tiến mà chỉ cải lùi, bỏ cái trong sáng, thay thế bằng cái tối nghĩa và bất hợp lý!

Cứ cho là cách viết thay đổi, không đổi cách đọc, nhưng dễ nhận ra ngay không ít cái sai, mà cả Bùi Hiền có được hỏi cũng phải ú ớ: Viết Zời thì chữ này thể hiện cho cả ba chữ Giời (ông giời, danh từ), Dời (dời chuyển, động từ), Rời (tách rời, tính từ) vậy khi đọc làm sao biết nó là thể hiện cho chữ nào? Hay trên giấy tờ cá nhân như căn cước, khai sanh, cái tên viết với lối mới là Cần văn Can’, vậy người mang cái tên đó là Trần văn Tranh hay là Trần văn Chanh, để biết tên nào là chính xác bắt buộc phải hỏi, nếu không muốn đoán bừa hộ tịch của người đó.

Câu hỏi: Ghì chặt nghĩa là gì? Được viết: Gì cặt qĩa là gì? Người đọc làm sao hiểu được nghĩa của câu hỏi, vì bởi hai chữ ‘ghì’ và ‘gì’ đều được viết là ‘gì’. Còn nói miền Bắc phát âm ông trời, miền Nam có chỗ phát âm ông chời, cả hai khi viết lối mới đều là Ôq Cời, tránh được cái sai chính tả (?!), thì đây là nói quàng để bào chữa cho cái dốt trong xử dụng chữ Việt. Bùi Hiền nếu không là mắc bệnh thần kinh như dư luận có người nghi ngờ, thì rõ ràng tiếng Việt của hắn ta quá tệ, không phân biệt nổi S - X, CH - TR, lại đi tìm cách che lỗi chính tả.

Kết quả một nghiên cứu ba mươi năm, mà người đọc trong thoáng chốc phát hiện nhiều cái bất hợp lý! Vậy mà đồng bọn Phạm Ngọc Thanh phó giám đốc sở GD-ĐT thành Hồ, theo báo Pháp luật 29/11/2017, y đánh giá đây là một nghiên cứu ‘cực kỳ giá trị’ giải quyết hầu hết những rắc rối mà bộ chữ hiện tại đang gặp phải như trùng âm trùng nghĩa (?!). Hắn chê cấu trúc ngữ pháp cùng cách phát âm phức tạp của bộ chữ hiện nay quá khó cho nước ngoài học, nên đã đề nghị triển khai thí điểm đem dạy ‘tiếq Việt’ vào chương trình ĐH trong địa bàn thành Hồ.

Trùng nghĩa thì có, nhưng nói trùng âm quá nhiều, đó là cái lạ, khi mới mười lăm tuổi mỗ tôi đã có bài đăng báo kiếm tiền ăn bò viên, đậu đỏ bánh lọt, nay đã bảy chục tuổi hơn, viết đã nhiều chưa từng thấy tiếng Việt có những chữ trùng âm, có chăng khi phát âm lẫn lộn X-S, Tr-Ch, T-C… đưa đến viết sai. Thêm một tên nói ngọng (Hà Lội bake-75/nól) như bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, loại thất học bần cố nông ba đời  chỉ biết nói bừa!

Bài viết đến đây đã gọi là dài, Việt Nhân tôi xin phép phần cuối ‘Không là chuyện đùa (2)’ sẽ được post vào sáng Chủ Nhật, và xin được mời quý vị độc giả thân mến theo dõi tiếp.

Việt Nhân (HNPĐ)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 07 Tháng Tư 20185:45 SA
( HNPĐ ) 1/ Tổ cưa xẻ của Trại 4 do Huỳnh Văn Lượm làm toán trưởng. Anh ấy nguyên là Lữ đoàn phó TQLC, Có Lê Văn Cưu ( TQLC ), có Hùng ( Sùi ), có Nguyễn Trọng Nhi ( nhẩy dù ).
Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 20189:44 CH
( HNPD ) Đồ Tôi như đã từng tự thú với quý vị, mình là một đứa hay nói, viết lan man. Còn gọi là bạ đâu viết đó. Ngày hôm nay đang tính viết một bài giới thiệu chị .
Chủ Nhật, 01 Tháng Tư 20186:35 SA
(HNPĐ) Nguyên bộ trưởng quốc phòng, của cái gọi là nhà nước An Nam cộng Phùng Quang Thanh, trước đây trong các nickname
Chủ Nhật, 01 Tháng Tư 20185:14 SA
( HNPĐ ) Đồ tôi không hiểu 2 chữ " Bằng Bọt " này có từ bao giờ..Chữ Bằng là bằng cấp: chứng nhận ông A học hành đến " cỡ " nào. Thí dụ như câu: "Ông Tiến sĩ
Thứ Năm, 29 Tháng Ba 20188:07 SA
(HNPĐ) Không còn nghi ngờ gì nữa, ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã chính thức thông báo một tin cuối cùng trong đời ông và trong đời của cả hành tinh:
Thứ Ba, 20 Tháng Ba 20185:08 SA
(HNPĐ) - Đồ Tôi vẫn thường đem câu của cổ nhân để răn mình: Lập Thân Tối Hạ Thị Văn Chương, nghĩa của câu này ý nói: Đừng bao giờ nên dùng chữ nghĩa .phiem
Thứ Hai, 19 Tháng Ba 20189:03 CH
(HNPD) Câu cửa miệng của người xưa để khuyên người ta phải trân trọng đạo thầy trò là câu: nhất tự vi sư, bán tự vi sư (một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy.
Thứ Hai, 19 Tháng Ba 20189:01 CH
(HNPĐ) 1/ Câu chuyện của cha T. bữa hổm, Đồ tôi có kết luận trong một câu, có nhiều ẩn ý..." Tôi đứng giữa trời làm dấu thánh giá, cái phản ứng thế tục