Blogger Mẹ Nấm sẽ 'chấp thuận' đi tỵ nạn chính trị?

Thứ Tư, 04 Tháng Bảy 20184:59 CH(Xem: 6109)
Blogger Mẹ Nấm sẽ 'chấp thuận' đi tỵ nạn chính trị?
Blogger Bùi Thị Minh Hằng chia sẻ, trong thời gian bà bị tạm giam vào những ngày tháng 02.2014, thì những trò dùng tù hình sự gây hấn; sử dụng rắn các loại và đủ màu để ‘tấn công’ phòng giam của bà; phân dê trước cửa tù; chuột chạy liên tục trong phòng giam vẫn thường diễn ra, đến mức bà Hằng phải đạp cửa và hét lên: đây là trại tù hay trại súc vật.
download%2B%25282%2529
Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại phiên toà phúc thẩm Tòa án tỉnh Khánh Hoà ngày 30.11.2017.
Những trò khủng bố tinh thần thường xuyên được áp dụng cho các tù nhân chính trị.
Sự ‘miễn nhiễm các loại thời tiết khí hậu’ tưởng chừng như là một sự thích nghi vô cùng tuyệt vời của những nhà bất đồng chính kiến, nhưng đồng thời, nó cũng đặc tả những thứ ‘cặn bã nhất trong nhà tù’ hiện nay.
Trong một diễn biến khác liên quan đến Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), đã có những diễn biến phức tạp về mặt tinh thần do sự khủng bố tinh thần mà phía nhà giam tạo ra.
Trong lá thư từ Yên Định (ngày 31.05.2018) gửi cho mẹ (bà Nguyễn Tuyết Lan), bà Quỳnh cho biết: nếu không có sự nâng đỡ của Thiên chúa, con sẽ chẳng là gì , chẳng thể nào vượt qua được khó khăn.
Và rằng, ‘nói một cách tích cực thì đây là giai đoạn con đang sống và thực hành đức tin của mình’.
Tuy nhiên, chưa đầy một tháng sau, trong lần thăm trại 5 (Thanh Hóa) vào ngày 26.06, bà Nguyễn Tuyết Lan cho biết, con gái bà đang cảm thấy ‘bị đe dọa sinh mạng’ (bị nữ tù nhân gây sự, chửi bới và ổ khóa phòng bị bỏ cát; cúp điện phòng giam bất thường). Mặc dù bà Quỳnh có đề nghị được chuyển bà hoặc những người đi phòng khác nhưng phía trại giam đã không chấp nhận.
‘Hàng tháng mẹ phải thăm con, để biết sinh mạng con còn hay đã mất’, bà Lan đề cập lại lời dặn dò của Mẹ Nấm.
Khi được hỏi về vấn đề ‘tâm lý’ của Mẹ Nấm, bà Lan cho hay, con bà ‘nói đã quá giới hạn chịu đựng của nó. Con đã ráng chịu đựng, nhưng đến lúc này con phải nói ra’.
Những diễn biến tâm lý này có thể là cơ sở để nhận biết, Mẹ Nấm sẽ được ‘tỵ nạn’ trong thời gian tới?
Vì sao?
Để hưởng được tỵ nạn, thì một nhà đấu tranh nhân quyền cũng phải có ảnh hưởng lớn trong xã hội Việt nam thông qua những giải thưởng nhân quyền mà họ đạt được; được bảo trợ bởi các Nghị sĩ ở nước ngoài; hoặc nằm trong một tổ chức/ hội nhóm có ảnh hưởng nhất định. Và tất nhiên, họ cũng bị bắt giam vì các điều luật mơ hồ và hình thức tù giam nặng nề.
Mẹ Nấm đáp ứng hết các điều kiện này, và giá trị đổi lấy của bà trong mắt nhà nước là rất lớn.
Vấn đề là bà có chịu đi hay là không!
Luật sư Nguyễn Văn Đài, người mới đây được sang định cư Đức đã cho BBC Vietnamese biết: Ngay sau khi bị bắt [16/12/2015], tôi nói với cơ quan an ninh điều tra rằng nếu họ bắt tôi với mục đích để cầm tù tôi lâu dài ở Việt Nam thì tôi không có gì để nói cả. Nếu họ bắt tôi với mục đích nhằm đẩy tôi đi nước ngoài thì lần này tôi vui lòng rời khỏi Việt Nam. Sau đó bốn ngày, họ vào trại giam, đồng ý cho tôi làm đơn để đi định cư ở nước ngoài theo diện nhân đạo. Đến ngày 12/5/2016, họ vào trại giam khuyên tôi đi định cư ở Úc. Họ nói tới thời điểm đó chưa có một quốc gia nào nhận tôi mặc dù phía Việt Nam đã nỗ lực làm việc với các nước.
Như vậy, có thể thấy ‘nỗ lực’ để đẩy người bất đồng chính kiến đi định cư nước ngoài là có về phía chính quyền Việt nam, nhưng họ luôn cần một điều kiện cần và đủ là cái ‘gật đầu’ để tiến hành nốt các thủ tục còn lại.
Trần Huỳnh Duy Thức cũng vậy. ông khi được phái đoàn EU ghé thăm cũng được ‘quan tâm và hỏi về nguyện vọng của anh Thức’, và Thức đã khẳng định: không đi nước ngoài.
Giữa Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đều là đáng trọng, tuy nhiên, tâm lý có phần đi xuống của Mẹ Nấm có thể được phía chính quyền xem một cơ hội tốt nhằm thúc đẩy Mẹ Nấm ‘định cư nước ngoài’, trong bối cảnh nhiều tổ chức kêu gọi trả tự do cho bà.
Vậy có trường hợp Mẹ Nấm được thả ra sớm hơn không, trong sự bảo hộ của EVFTA? Cụ thể, Việt nam và EU vừa ký văn kiện cuối cùng của EVFTA - kết thúc Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA), một văn kiện được tách ra từ EVFTA. Mất 2,5 năm sau khi tuyên bố ‘kết thúc’ đàm phán cuối 2015. Hai văn kiện này đòi hỏi Việt nam phải có nghĩa vụ đối với việc tôn trọng các nguyên tắc phổ quát về nhân quyền. Mặc dù là áp lực nhân quyền từ EU là có, nhưng rất khó để xảy ra trường hợp Mẹ Nấm được tha trước thời hạn, bởi nếu được thả sớm, thì ngay trong phiên phúc thẩm, Mẹ Nấm phải được giảm án (tương tự như trường hợp blogger Lê Văn Sơn được giảm án từ 13 năm tù xuống còn 4 năm tù giam vào năm 2013). Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra, đồng nghĩa - Mẹ Nấm sẽ phải ‘tỵ nạn’ trong sự bảo hộ của EVFTA.
Mẹ Nấm có quyết định đi hay không thì, đó cũng là sự ‘cân nhắc’ cần thiết của chị dựa trên hoàn cảnh thực tế và khả năng chịu đựng tâm lý. Đối với người ngoài, sự ra đi của Mẹ Nấm dù có hay không, thì nói như blogger Nguyễn Tường Thụy, ‘không phản đối hay cổ động việc này nhưng cảm thông, thấu hiểu thì có.’.
Ánh Liên 
(VNTB) 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn