Trần Đại Quang là ai?

Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20171:30 SA(Xem: 8636)
Trần Đại Quang là ai?

Trần Trung Đạo

15-11-2017

Bức ảnh đăng trên FB của Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull hôm 11/11, không có ông Trần Đại Quang.

Khắp nơi đang bàn tán về bức ảnh Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull chụp và sau đó đăng trên Twitter của ông. Nhiều người đã phân tích, tôi chỉ xin góp thêm một hai ý về bang giao quốc tế.

Bức ảnh có ba người, ngoài ông ra còn có Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch CSTQ Tập Cận Bình với lời ghi chú “Gặp gỡ Donald Trump và Chủ tịch Tập tại APEC2017, cùng nhau làm việc để bảo vệ an toàn và thịnh vượng của khu vực chúng ta.” (Catching up with @realDonaldTrump & President Xi at # APEC2017 working together to secure our region’s safety & prosperity.)

Cùng lúc, một phóng viên của Thông Tấn Xã Việt Nam cũng chụp nhưng có Chủ tịch CSVN Trần Đại Quang và phổ biến rộng rãi trên các báo Việt Nam.

Nếu phóng viên không chụp hay Thông Tấn Xã Việt Nam không khoe khoang bức ảnh thì có lẽ không ai biết Thủ tướng Úc đã cắt bớt hay không chụp Chủ tịch CSVN Trần Đại Quang.

Cắt bớt hay không chụp Trần Đại Quang về ý nghĩa cũng giống nhau.

Bức ảnh đủ 4 người được báo Tuổi Trẻ chụp.

Trong ý định của Thủ tướng Malcolm Turnbull vốn đã không có hình ảnh người đóng vai “Chủ tịch nước Việt Nam” đang đứng bên cạnh Tổng thống Donald Trump. Ông chỉ chú ý đến Donald Trump và Tập Cận Bình vì họ là những con người có quyền lực.

Nếu hôm nay có ai đó bất chợt nhắc tới tên “Trần Đại Quang”, có thể Thủ tướng Úc sẽ hỏi ngược “Who is Tran Dai Quang?”

Không giống như các chế độ dân chủ, nơi mà các chức vụ lãnh đạo do dân bầu, vai “chủ tịch nước” dưới chế độ CS chỉ là một vai phụ và rất ít được các lãnh đạo thế giới quan tâm.

Bằng chứng.

Nikolai Podgorny là Chủ tịch Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết kiêm Chủ Tịch Sô Viết Tối Cao suốt 12 năm, 1965-1977, nhưng thế giới ít ai biết đến Nikolai Podgorny. Hiệp ước Giới hạn Vũ khí Chiến lược (SALT I) ký ngày 26 tháng 5, 1972 được ký giữa Tổng thống Richard Nixon và Tổng Bí Thư đảng CS Liên Sô Leonid Brezhnev chứ không phải ký với Chủ tich nước Nikolai Podgorny.

Đặng Tiểu Bình viếng thăm Mỹ vào tháng Giêng 1979 và được Tổng thống Jimmy Carter tiếp đãi như quốc khách mặc dù chức vụ của ông ta chỉ là Phó Thủ tướng. Tất cả hiệp định và cam kết thay mặt Trung Cộng đều qua họ Đặng. Tuy nhiên xin lưu ý, trong thời gian đó Chủ tịch Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là Lý Tiên Niệm (1983-1988) và theo sau bởi Dương Thượng Côn (1988-1993). Nhưng bao nhiêu lãnh đạo thế giới biết Lý Tiên Niệm và Dương Thượng Côn là ai? Chắc không nhiều.

Một số người Việt trong nước tỏ ra bất bình với Thủ tướng Malcolm Turnbull và cho rằng ông khinh thường dân tộc Việt Nam. Một người nhận xét “đến nhà người ta phải biết ai là chủ nhà.”

Thủ tướng Úc không khinh thường dân tộc Việt vì Trần Đại Quang không đại diện cho dân tộc Việt và nhà Việt Nam.

Thủ tướng Malcolm Turnbull rõ ràng muốn nhấn mạnh đến yếu tố bảo vệ “an toàn và thịnh vượng” cho khu vực Nam Thái Bình Dương, và nếu vậy thì anh chàng CSVN đứng bên cạnh đó chẳng đóng vai trò gì tích cực và quan trọng để xứng đáng đứng chung trong bức hình.

Nếu phải phân tích cho sâu, hành động của Thủ tướng Malcolm Turnbull cho thấy ông xem thường chế độ CS, mà càng xem thường chế độ CS bao nhiêu ông càng kính trọng và cảm thông với dân tộc Việt Nam đang chịu đựng bấy nhiêu.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn