"Ông" ở đây là ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Ông còn là một giáo sư, tiến sĩ ở Việt Nam.
"Tôi" ở đây là chị Nguyễn Thị Liên Hằng. Chị ấy là một "refugee"/người tị nạn, là một associate professor/phó giáo sư. Chị làm "moderator"/điều phối trong buổi tiếp kiến ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước tại Đại học Columbia hôm 23/09/2024.
Chị Nguyễn Thị Liên Hằng là người lớn lên ở Mỹ. Năm 1975, chị theo gia đình sang Mỹ định cư. Lúc đó chị mới 5 tuổi.
Chị theo học sử tại Đại học Pennsylvania (1996). Sau đó, tốt nghiệp tiến sĩ từ Yale (2008). Toàn những nơi gọi là "địa chỉ đúng"/"correct addresses".
Năm 2012, chị xuất bản cuốn sách đầu tay: Hanoi’s War (Cuộc Chiến Hà Nội). Giới sử học khen cuốn sách là "một công trình đặc sắc, là những viên gạch xây dựng không thể bỏ qua cho sự thay đổi tức thì của lịch sử của những xung đột ở Việt Nam".
Nhưng ở Việt Nam, có vài người không thích, và họ chỉ trích chị ấy và cuốn sách. Người ta không hài lòng vì trong sách chị ấy viết rằng ông Lê Duẩn chịu trách nhiệm cho "những thiệt hại khủng khiếp của chiến tranh với hơn hai triệu sinh mạng người Việt".
Năm 2017, Liên Hằng và John Phan lập ngành Việt Nam học tại Đại học Columbia. Công lớn.
Tôi rất ngưỡng phục những người theo đuổi các chuyên ngành như chị ấy (sử học). Rất tiếc, trong cộng đồng người Việt ít người nghiên cứu về sử. Việt Nam rất cần những nhà sử học chuyên nghiệp như chị ấy.
Ở môi trường tự do học thuật (hy vọng vậy), những tác phẩm nghiên cứu của những nhà khoa bảng như Liên Hằng và Vũ Tường (Đại học Oregon) rất cần thiết để thế hệ sau có một cái nhìn về cuộc chiến vừa qua một cách công tâm hơn.
Quay lại câu “Nếu ông học lớp sử của tôi thì ông hẳn được điểm A cộng". Tôi bị ... sốc!
Dĩ nhiên, chị ấy chỉ nói đùa thôi. Đối với người phương Tây, câu nói đùa đó có thể ok. Chỉ "có thể" thôi.
Chắc chắn tôi không dám nói câu đó với thầy cũ của tôi, dù tôi và ông ấy đều là giáo sư, tức về khoa bảng là ngang hàng nhau. Vì tôi là người Á đông.
Đối với người Á Đông, đặc biệt là người Tàu và Việt Nam, rất quan trọng tôn ti trật tự, câu nói "Nếu" đó rất dễ gây sốc.
Nhưng ông tổng bí thư chỉ mỉm cười. Ông đáng khen thiệt vậy.
NGUYỄN VĂN TUẤN 29.09.2024
Cái cô Liên Hằng này thật là "hậu sinh khả úy"! Câu nói đó phải chăng có ngụ ý " Nếu ông là học trò của tôi, tôi sẽ cho điểm A + " ? "Nếu bác là con cháu tôi, tôi sẽ xoa đầu-bẹo má - cho kẹo khen thưởng " !?