Các tổ chức nhân quyền kêu gọi ngưng dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

Thứ Sáu, 14 Tháng Sáu 20246:00 SA(Xem: 643)
Các tổ chức nhân quyền kêu gọi ngưng dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam
rfa.org

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi ngưng dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

RFA

Một số tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Chính phủ Thái Lan không trục xuất ông Y Quynh Bdap về Việt Nam, nơi ông đối diện với mức án tù dài hạn.

Ông Y Quynh Bdap bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ ngày 11/6 với cáo buộc “lưu trú quá hạn” sau sáu năm sống như một người tị nạn chính trị ở nước này và đã được Văn phòng Cao uỷ LHQ về người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế để chờ được tái định cư ở nước thứ ba.

Một tòa án của Việt Nam hồi tháng 1 kết tội vắng mặt ông với mức án 10 năm tù giam vì bị cho là dính líu tới vụ tấn công vào hai trụ sở công quyền ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk một năm trước đây.

Báo cáo viên của LHQ sốc

Bà Mary Lawlor, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về người hoạt động nhân quyền hôm 12/6 bày tỏ trên danh khoản Facebook cá nhân, nói rằng bản thân bị sốc trước vụ bắt giữ ông Y Quynh Bdap ở Bangkok và nguy cơ ông này bị trục xuất về nước. Bà viết:

Nếu Thái Lan dn độ ông ta (Y Quynh Bdap-PV) đến nơi mà ông có thbcm tù, điu này vi phm các nghĩa vtrong nước và quc tế, thì nước này không phù hp để được bu vào Hi đồng Nhân quyn Liên Hip Quc vào cui năm nay.”

Bà đăng tải nội dung trên kèm đoạn video của ông Y Quynh Bdap tự quay ngày 07/6, trong đó ông khẳng định bản thân và tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ) do ông đồng sáng lập hoạt động một cách ôn hòa bằng cách thu thập thông tin và viết báo cáo vi phạm về tình trạng nhân quyền tại khu vực Tây Nguyên, sau đó gửi LHQ và các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Ông khẳng định chính quyền cộng sản ở Việt Nam xuyên tạc bằng việc cáo buộc ông có tham gia vào cuộc tấn công vào hai trụ sở công quyền ở Cư Kuin, kết án và truy lùng ông suốt từ đó tới nay, với sự trợ giúp của cảnh sát Thái Lan.

Tố cáo nhà chức trách Thái Lan ép buộc nhiều người tị nạn Việt Nam khai ra nơi gia đình ông ẩn náu, ông Y Quynh nói:

Tôi kêu gi scan thip tLiên Hip Quc, các tchc NGO (tchc phi chính ph-PV) và chính phcác nước dân ch, xin hãy bo vtôi. Đừng để tôi bbt và áp gii vVit Nam, như trường hp ca Trương Duy Nht và Thái Văn Đường.

Phóng viên hôm 13/6 gọi điện thoại cho Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok để hỏi về trường hợp của ông Y Quynh Bdap nhưng không có người nhấc máy.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích Chính phủ Thái Lan

Sự việc nhà hoạt động nhân quyền người Thượng bị Cảnh sát Hoàng gia bắt giữ và có nguy cơ bị trục xuất về nước khiến nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lo ngại về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của Chính phủ Việt Nam.

Ông Phil Robertson, Giám đốc tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao Động Châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates- AHRLA), nói rằng Báo cáo viên đặc biệt Mary Lawlor hoàn toàn đúng khi chỉ trích Chính phủ Thái Lan về vấn đề này bởi vì Bangkok đã thực hiện các thỏa thuận để chuyển giao người tị nạn cho nhiều chính phủ láng giềng hà khắc trong thập niên qua.

Ông nói trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 13/6:

Chính phVit Nam có thành tích lâu dài và khng khiếp trong vic đàn áp nghiêm trng các nhà hot động chính trvà tôn giáo người Thượng, vì vy có mi lo ngi thc srng Y Quynh Bdap sphi đối mt vi vic bbt, tra tn khi giam givà án tù dài hn nếu Thái Lan buc ông trvVit Nam.

Trong mi trường hp, Thái Lan không nên buc hi hương ông để đối mt vi sngược đãi như vy dưới bàn tay ca các quan chc thuc cơ quan an ninh Vit Nam.”

Ông cũng kêu gọi các nhà ngoại giao nước ngoài ở Bangkok nhanh chóng can thiệp để đảm bảo ông Y Quynh Bdap không bị trục xuất về nước, thay vào đó cho phép ông tái định cư và tìm kiếm sự bảo vệ ở một nước thứ ba.

Ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) nói trong tin nhắn gửi RFA ngày 13/6:

Các cáo buc khng bmà chính quyn Vit Nam đưa ra đối vi Y Quynh Bdap rõ ràng là vô căn cvà ba đặt và Chính phThái Lan không nên đồng lõa trong vic trn áp ông Y Quynh Bdap, đó là hành vi vi phm lut pháp và tiêu chun quc tế.” 

Ông cho rằng vụ việc này nêu bật xu hướng đàn áp xuyên quốc gia ngày càng tăng của Việt Nam khi các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ​​tìm nơi ẩn náu ở Thái Lan phải đối mặt với sự bắt giữ, quấy rối, giám sát và bạo lực thể xác, thường có sự hợp tác của chính quyền Thái Lan.

CIVICUS kêu gi chính quyn Thái Lan ngng dn độ và trtdo ngay cho nhà bo vnhân quyn Y Quynh Bdap. Chúng tôi cũng kêu gi UNHCR đảm bo san toàn cho ông và nhng người bo vnhân quyn khác, nhng người tnn sng trong ni shãi bị đàn áp xuyên quc gia, và xúc tiến vic tái định cư ca hsang mt nước thba,” ông nói.

Nghị sĩ Thái Lan kêu gọi Chính phủ thận trọng

Ông Kanawee Suebsaeng, Nghị sĩ Quốc hội Thái Lan thuộc Đảng Công bằng (Fair Party) hôm 13/6 tổ chức họp báo kêu gọi chính phủ nước này giám sát chặt chẽ việc hồi hương đối với ông Y Quynh Bdap, một công dân Việt Nam.

Bài viết bằng tiếng Thái của cơ quan truyền thông độc lập INN News (do Benar News chuyển ngữ sang tiếng Anh) dẫn lời ông Kanawee cho hay, sự việc của ông Y Quynh phức tạp vì người tị nạn này luôn khẳng định bản thân vô tội và được bảo vệ theo nguyên tắc quốc tế không bị đẩy trả, một thông lệ toàn cầu được áp dụng phổ biến mà không cần bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào.

Nhng kti phm phi btrng pht, và nhng người vô ti cũng phi nhn được công lý, nó phi được áp dng rng rãi,” ông được trích dẫn.

Ông muốn đảm bảo mọi việc được tiến hành theo đúng thủ tục tư pháp, tuy nhiên, ông lo ngại nó có thể trở thành những phán xét phiến diện dựa trên các bằng chứng chọn lọc.

Chính khách này bày tỏ cảm ơn chính phủ Thái Lan đã nhắm mắt làm ngơ cho ông Y Quynh Bdap trong sáu năm qua dù Thái Lan không có luật hỗ trợ người tị nạn.

"Nếu có li thì đó cũng là do quá trình tái định cư ở các nước thba din ra cc kchm, phi mt hai năm để được UNHCR cp quy chế tnn và bn năm cho mt cuc phng vn tái định cư, chỉ để ri bbt", ông nói và nhấn mạnh "schm trnày là quá đáng."

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo