John Bolton: Mỹ sẵn sàng tấn công mạng quy mô lớn chống Nga?

Thứ Năm, 12 Tháng Tư 201810:00 CH(Xem: 5560)
John Bolton: Mỹ sẵn sàng tấn công mạng quy mô lớn chống Nga?

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ mới được tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, ông John Bolton từng đề cập quan điểm này trong một loạt các bài diễn văn và những lần xuất hiện trên truyền hình. Ông cho rằng Mỹ nên tận dụng "sức mạng vũ khí mạng siêu việt" để chống lại các đối thủ như Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên. Ông nói, cuộc chiến này sẽ tạo ra "những hệ quả lớn đến mức các kế hoạch tấn công mạng của đối thủ đều trở nên vô hiệu".

Kể từ ngày 9/4 tới đây, những quan điểm của ông Bolton sẽ không còn mang tính cá nhân nữa khi ông chính thức nhậm chức. Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ chuẩn bị gặp gỡ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, nước Mỹ đang phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc, chuẩn bị đối phó một cuộc tấn công kỹ thuật trên mạng của Nga, và thời hạn xem xét thỏa thuận hạt nhân với Iran đang tới gần thì quan điểm cứng rắn của ông Bolton về chiến tranh mạng rất đáng lưu tâm.

Mặc dù các quan chức và các chuyên gia mạng của Mỹ đều nhất trí với đề xuất của John Bolton việc việc xây dựng chính sách tấn công mạng, nhưng chính phủ Mỹ vẫn chưa muốn triển khai tích cực "một chiến dịch trả đũa trên mạng", do lo ngại trước những hệ quả cho hệ thống hạ tầng và cả doanh nghiệp Mỹ, bên cạnh sự thiếu hụt các quy định toàn cầu về chiến tranh mạng và tính hiệu quả của cuộc tấn công.

Michael Sulmeyer, cựu cố vấn về chính sách không gian mạng cho Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter dưới thời tổng thống Obama, nhận xét: "Cần hết sức cẩn thận, vì chiến tranh trên mạng có thể 'gậy ông đập lưng ông'."

Mặc dù ông Bolton chưa từng hé lộ chi tiết về kế hoạch tấn công mạng, giới phân tích nhận định các cuộc tấn công này có thể bao gồm việc xâm nhập vào tài khoản email của đối thủ chính trị để cắt đứt hoạt động liên lạc, cắt đứt mạng, phá hủy mạng lưới điện hay thậm chí phá hủy máy móc. Đây là kịch bản mà họ cho rằng nước Mỹ đã từng áp dụng nhiều năm trước, khi sử dụng mã độc Stuxnet tấn công gần 1.000 máy ly tâm hạt nhân của Iran.

Nước Mỹ không nên "triển khai các đợt tấn công mạng dồn dập ngay từ đầu nếu chưa lường trước hệ quả có thể xảy ra" - ông Sulmeyer nói.

Ông Bolton đã đưa ra những lời cảnh báo mạnh mẽ về các cuộc tấn công mạng nhằm vào đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

"Chúng ta cần phải tạo ra các cơ chế ngăn chặn trên không gian mạng giống như chúng ta đã làm với vũ khí hạt nhân, để ngăn chặn các cuộc tấn công từ Nga hoặc những nước khác đe doạ đến lợi ích của nước Mỹ. Một phương thức để thực hiện kế hoạch này là tham gia vào một chiến dịch không gian mạng chống lại Nga", trích lời ông Bolton trên tờ The Hill.

Trong một buổi nói chuyện trong một hội đồng tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ, ông Bolton lại đưa ra đề xuất tương tự.

"Tôi sẽ nói với bạn điều này. Tôi nghĩ chúng ta nên trả đũa cho những cuộc tấn công mạng của Nga trong cuộc bầu cử tổng thổng hồi năm 2016," ông nói trong tiếng vỗ tay và cổ vũ từ cử tọa. "Tôi nghĩ rằng 1 cuộc trả đũa là cần thiết".

John Bolton ủng hộ việc quân đội theo dõi hoạt động của trang WikiLeaks (và các thực thể không đại diện cho chính phủ nào), sau khi trang web này công bố các công cụ tấn công mạng bí mật của CIA.

"Nước Mỹ nên coi WikiLeaks là mục tiêu thực hành các cuộc tấn công. Cần phải đánh sập trang web này," Bolton chia sẻ hồi năm ngoái trên Fox Business.

Bolton làm cố vấn an ninh của ông Trump: Mỹ sẵn sàng tấn công mạng quy mô lớn chống Nga? - Ảnh 1.

Các nhân viên tại một cơ sở điều hành thuộc Bộ Chỉ huy Mạng của Mỹ (Ảnh: US Army)

Nhậm chức đúng thời điểm

Ông Bolton nhậm chức tại một thời điểm thuận lợi để thực hiện những đề xuất cá nhân ấp ủ bấy lâu nay. Lầu Năm Góc đang trong quá trình cải tổ Bộ Chỉ huy Mạng, nâng cấp bộ phận chiến tranh mạng lên ngang tầm với Bộ Tư lệnh Châu Âu - cơ quan chuyên giám sát các hoạt động quân sự trên toàn châu Âu. Và vào mùa thu này, Bộ Chỉ huy Mạng sẽ vận hành hết công suất lần đầu tiên trong lịch sử gần một thập niên tồn tại.

John Bolton cũng tham dự trong một cuộc tranh luận công khai căng thẳng về cách thức chính quyền Trump chuẩn bị đối phó với các tin tặc Nga trong mùa bầu cử giữ kỳ tháng 11 tới.

Nhà Trắng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích sau hàng loạt cuộc điều trần của Quốc hội, trong đó các lãnh đạo an ninh quốc gia của Trump đã thừa nhận chính quyền "có thể đã không làm hết trách nhiệm" trong việc ngăn chặn hoạt động của các tin tặc Nga - như Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Mike Rogers đã đề cập trong cuộc họp hồi tháng 2.

Rogers, người đồng thời lãnh đạo Bộ Chỉ huy Mạng, nói với Quốc hội rằng "không ai trực tiếp hỏi tôi" cách thức ngăn chặn những hành vi thao túng bầu cử từ phía Moskva. Ông cũng nói rằng ông không được giao nhiệm vụ ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga ngay tại điểm khởi đầu. Tuyên bố của ông Rogers khiến cho các nhà hoạch định chính sách không gian mạng cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Và ông Bolton hiện đang ở vị trí chủ chốt để thay đổi điều này.

Xây dựng chính sách tấn công mạng

Các chuyên gia đều nhất trí rằng Mỹ cần đưa ra chính sách về cách thức chính phủ phản ứng các hình thức tấn công mạn - từ việc ăn cắp tài khoản Twitter ở mức độ thấp tới một cuộc tấn công làm mất điện hàng loạt. Đến thời điểm này, phần lớn các hình thức đáp trả chỉ mang tính lý thuyết.

Frank Cilluffo, cố vấn lâu năm của chính phủ về chính sách an ninh quốc gia và người đứng đầu Trung tâm an ninh mạng và an ninh quốc gia thuộc Đại học George Washington, chia sẻ: "Đây là thời điểm tốt để nước Mỹ cần làm rõ những khả năng tấn công và đáp trả trên mạng. Tôi nghĩ rằng đây sẽ vấn đề ưu tiên hàng đầu" của tân cố vấn an ninh quốc gia.

Tuy vậy, một cuộc tấn công có thể nhanh chóng đẩy cơ sở hạ tầng Mỹ - gồm các bệnh viện, hệ thống cấp điện và nước ngọt - vào rủi ro lớn. Một số chuyên gia về chiến tranh mạng cảnh báo khi thế giới chưa có các quy tắc nghiêm ngặt để kiểm soát vấn đề này thì việc nước Mỹ chủ động đề xuất việc tấn công mạng sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho các nước khác.

Trong thế giới số, Cilluffo nói, các doanh nghiệp "sẽ phải trả giá cho những sai lầm của chính phủ". Ngoài ra các chuyên gia về kỹ thuật số - cả trong lẫn ngoài chính phủ Mỹ - vẫn đang tranh luận về tính hiệu quả của các vũ khí không gian mạng trên khía cạnh chính trị và quân sự. Ngay bản thân ông Rogers cũng nhấn mạnh ông không muốn "quá lạc quan" về khả năng các chiến binh mạng có thể ngăn chặn tin tặc Nga.

Kenneth Geers, nhà nghiên cứu chính sách không gian quốc tế đã làm việc cho Quân đội Hoa Kỳ, NSA và NATO, cũng đặt câu hỏi liệu việc Mỹ theo sát hành động từ phía Nga có phải chính là điều tổng thống Nga Vladimir Putin muốn không.

"Nước Mỹ có khả năng làm khoét sâu thêm vào mối quan hệ vốn cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt giữa Đông và Tây Âu. Đây có thể là chính xác những gì mà Tổng thống Putin muốn chúng ta làm, nhằm thu hút sự đồng thuận từ người dân Nga hơn nữa", Geers nói.

Tân cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và quan điểm "diều hâu" về việc tấn công Iran, Triều Tiên

Sau khi rời khỏi chính phủ, cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Carter đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm về tính hiệu quả của các loại vũ khí mạng, cụ thể trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria.

"Tôi khá thất vọng về tính hiệu quả của Bộ Chỉ huy Mạng trong cuộc chiến chống IS," ông Carter viết trong một báo cáo công bố vào tháng 10/2017. "Cơ quan thực sự không tạo ra bất kỳ vũ khí và công cụ kỹ thuật số nào có hiệu quả."

Tuy vậy, nhiều quan chức quân sự và các chuyên gia về không gian mạng tin rằng việc chính phủ tăng cường đầu tư và đào tạo sẽ nâng cao hiệu quả của loại hình chiến tranh mới này. Ông Bolton đã khuyến cáo rằng nước Mỹ cần "tăng đáng kể nguồn lực cho chiến tranh mạng, cả hình thức tấn công lẫn phòng thủ". Và Bolton cho biết ông cảm thấy ông và tổng thống Trump có cùng quan điểm về vấn đề này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn