Nga không có nhân vật số hai – Điều gì sẽ xảy ra nếu Putin chết?

Chủ Nhật, 16 Tháng Mười 20228:00 SA(Xem: 1883)
Nga không có nhân vật số hai – Điều gì sẽ xảy ra nếu Putin chết?

NTV

Tác giả: Kevin Schulte

Việt Hùng dịch

14-10-2022

Vladimir Putin là người đàn ông quyền lực nhất ở Nga trong gần 23 năm. Nhưng Tổng thống Nga hiện đã 70 tuổi – và kể từ cuộc tấn công vào Ukraine, đã có nhiều đồn đoán về một căn bệnh nghiêm trọng.

Vladimir Putin có thể giữ chức Tổng thống Nga cho đến năm 2036. Người cai trị duy nhất ở Điện Kremlin đã đạt được điều này hai năm trước với việc sửa đổi hiến pháp: vào năm 2024 và 2030, ông có khả năng sẽ ứng cử tổng thống lần thứ năm và thứ sáu. Tuy nhiên, trong vài năm nay, có tin đồn rằng Putin đang mắc bệnh hiểm nghèo. Gương mặt của Tổng thống Nga thường lộ vẻ phập phồng, dáng đi gộc gạc, tay run run. Nhưng không có bằng chứng về điều này.

Điều chắc chắn là đồng hồ sinh học của Putin cũng đang tích tắc. Ngày 7/10, người đứng đầu Điện Kremlin bước sang tuổi 70. Ông ấy đã vượt quá 3 năm tuổi thọ trung bình của đàn ông Nga. Điều gì sẽ xảy ra nếu Putin chết trong nhiệm kỳ tổng thống của mình? Trên giấy tờ, điều này được quy định ít nhiều rõ ràng trong hiến pháp Nga, Fabian Burkhardt từ Viện Leibniz về Nghiên cứu Đông và Đông Nam Âu ở Regensburg cho biết trong podcast NTV “Đã kể lại”.

***

Nếu tổng thống Nga đột ngột qua đời, thủ tướng Mikhail Mishustin kể từ năm 2020 – sẽ được bổ nhiệm làm tổng thống lâm thời. Burkhardt giải thích: “Với hầu hết mọi quyền lực tương tự như Putin cũng có. Chẳng hạn, bao gồm quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân”. Nhưng nguyên thủ quốc gia lâm thời không được quyền giải tán quốc hội Duma quốc gia, tiến hành trưng cầu dân ý toàn quốc hoặc tiến hành sửa đổi hiến pháp.

Hiến pháp cố tình mập mờ

Thay vào đó, tổng thống lâm thời sẽ phải triệu tập các cuộc bầu cử mới trong vòng ba tháng. Nếu điều đó không xảy ra, Ủy ban Bầu cử Trung ương sẽ triệu tập các cuộc bầu cử mới. Burkhardt nói: “Điều đó áp dụng trong trường hợp tổng thống qua đời hoặc không đủ khả năng để nắm giữ chức vụ. Nó cũng có thể là một căn bệnh nghiêm trọng. Nhưng không được định nghĩa rõ ràng, việc gì đã dẫn đến việc không đủ khả năng để nắm giữ chức vụ”, ông Burkhardt nói.

Chuyên gia Nga giải thích trong những ngày đầu của Putin, vào đầu thiên niên kỷ, các nỗ lực đã được thực hiện để làm cho hiến pháp rõ ràng hơn về vấn đề này. Quốc hội, Duma, cũng đã đệ trình yêu cầu lên tòa án hiến pháp. Tuy nhiên, dự án không thành công – có thể không phải không có lý do, Burkhardt nói: Sức khỏe của tổng thống vẫn là một vấn đề đối với an ninh quốc gia ở Nga. Putin và những người bạn đồng hành của ông cố gắng giữ chủ đề này càng bí mật càng tốt. Không có gì nên rò rỉ ra ngoài. “Lý tưởng nhất là sẽ có một ủy ban y tế do quốc hội thành lập và trong trường hợp có vấn đề về sức khỏe, sẽ quyết định liệu tổng thống có thể thực hiện nhiệm vụ của mình hay không”, Burkhardt giải thích về kế hoạch bị lãng quên từ lâu.

Chuyên gia hiến pháp biết rằng trong một quốc gia độc tài, có một khoảng cách rộng lớn giữa mong muốn và thực tế. Ông nói: “Khi những vấn đề này được thảo luận vào đầu những năm 2000, đã có một cuộc tranh luận về việc liệu quyền miễn nhim của tổng thống có áp dụng cho các vấn đề sức khỏe hay không“. Sức khỏe của Putin có thể là một phần của cuộc tranh luận quốc hội hoặc thậm chí công khai? Nga nói không, vấn đề an ninh quốc gia không nên được đưa ra Duma và chắc chắn không được đưa ra cho các công dân trên đường phố. Điều này giải thích tại sao không ai biết bất cứ điều gì cụ thể về sức khỏe của Vladimir Putin.

Vai trò của Medvedev không rõ ràng

Bởi vì nếu người đứng đầu Điện Kremlin thực sự ốm nặng, sẽ không phải là một lợi thế cho ông nếu giới cấp cao Nga biết. Burkhardt nói: Thứ tự quyền lực danh nghĩa được xác định khá rõ ràng. “Tổng thống là người cao nhất trong bang, Thủ tướng Mishustin đứng thứ hai, thứ ba là Valentina Matviyenko làm Chủ tịch Hội đồng Liên Bang. Người thứ tư trong hệ thống phân cấp là Chủ tịch Duma Vyacheslav Volodin”. Nhưng ở một quốc gia mafia như Nga, không chắc những kẻ khác cũng cố gắng chiếm lấy Điện Kremlin.

Dmitry Medvedev chẳng hạn. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga từng là Tổng thống Nga từ năm 2008 đến 2012, nhưng lúc đó chỉ là người giữ chỗ cho Putin. Ông không được tranh cử lần thứ ba sau hai nhiệm kỳ liên tiếp. Một quy tắc ngày nay không còn tồn tại. Sau nhiệm kỳ tổng thống của mình, Medvedev trở thành thủ tướng, trước khi một chức vụ mới được lập cho ông vào năm 2020 trong một cơ quan gồm những người quan trọng nhất trong bộ máy nhà nước Nga: Tổng thống Putin, các bộ trưởng quốc phòng, ngoại trưởng và giám đốc vệ binh quốc gia.

Fabian Burkhardt phân tích: “Nếu Putin không còn có thể thực hiện chức vụ của mình, quyền lực sẽ chính thức chuyển sang tay Mishustin. Tại sao ông ấy phải bác bỏ tuyên bố việc nắm quyền của mình? Đồng thời, với Medvedev, một người không hoàn toàn rõ liệu ông ấy có phải là người đứng thứ năm hay đang ở vị thế ngang hàng với thủ tướng. Trong tình huống như vậy, liệu Medvedev có muốn giành vị trí tổng thống lâm thời không?”

Hỗn loạn hay chuyển đổi có trật tự?

Về nguyên tắc, chuyên gia Nga coi hai kịch bản là thực tế. Kịch bản số một: tranh chấp nảy sinh trong giới lãnh đạo muốn trở thành người kế vị. Các quy tắc được cho là trong hiến pháp đã lỗi thời vì không ai tuân theo chúng. Một nhóm nghị viện chiếm ưu thế và đặt ra các quy tắc và ưu tiên các ứng cử viên cho cuộc bầu cử lại tổng thống. Kịch bản hai? Nó diễn ra theo hiến pháp: Mishustin trở thành tổng thống lâm thời và các cuộc bầu cử mới được tổ chức trong vòng ba tháng đầu tiên.

Người ta chỉ có thể suy đoán về người cuối cùng sẽ trở thành người kế nhiệm Putin. Nhưng rõ ràng là “quá sớm” cho điều đó, cảnh báo của Burkhardt. Theo quan điểm của Putin, việc không thiết lập nhân vật số hai rõ ràng là điều dễ hiểu. Quy định “thái tử phi” như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến những mâu thuẫn trong hậu trường. Putin không thể và sẽ không muốn điều đó. Đây cũng là một lý do tại sao Putin đã cai trị mà không ai có thể đụng tới ở Điện Kremlin gần 23 năm nay.

“Sự không chắc chắn là một phần trong việc Putin giữ quyền lực”, nhà khoa học chính trị Jens Siegert có trụ sở tại Moscow từ Quỹ Heinrich Böll gần đây nói với ntv.de. “Mọi người đều phụ thuộc vào Putin theo một cách nào đó.” Ba ngày trước khi cuộc chiến bắt đầu, người đứng đầu Điện Kremlin đã thể hiện quyền lực của mình. Từng người một, tất cả các thành viên của Hội đồng An ninh Nhà nước buộc phải đứng lên và ủng hộ hành động của Putin. Siegert so sánh: “Nó trông hơi giống mafia, nơi một khẩu súng được giao cho người mới để anh ta thực hiện hành vi giết người. Rồi người này mới được nhập bọn. Sau đó hắn ta không thể thoát ra được”.

Tổng thống Nga vẫn vững vàng vì những phương pháp như vậy. Tuy nhiên, số phận của ông ta không chỉ còn phụ thuộc vào sức khỏe của ông ta mà còn phụ thuộc vào tiến trình sâu hơn của cuộc chiến ở Ukraine. Nếu mọi thứ tiếp tục tồi tệ với người Nga, đến một lúc nào đó Putin cũng sẽ gặp vấn đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn