Bí ẩn đằng sau ý đồ triệt hạ Phạm Bình Minh, sự thật từ người cha quá cố

Thứ Sáu, 29 Tháng Bảy 20226:00 SA(Xem: 2639)
Bí ẩn đằng sau ý đồ triệt hạ Phạm Bình Minh, sự thật từ người cha quá cố

Phạm Bình Minh là hạt giống đỏ, điều đó ai cũng biết. Tuy nhiên khi Phạm Bình Minh mấp mé vào Tứ Trụ thì lập tức có bàn tay đè xuống, phải cản cho bằng được ông Phạm Bình Minh bước vào. Đã nhiều năm qua, Phạm Bình Minh đã làm khác người cha của ông rất nhiều, ông chiều chuộng Bắc Kinh và cả những động thái lâu nay được cho là khôn ngoan, không theo phe này đánh phe kia nhưng ông vẫn không thoát. Đấy là lý do tại sao?

Cuộc họp kín của Bộ Chính Trị vào ngày 14/7 đã quyết xong, chỉ là không công bố công khai thôi chứ số phận chính trị của Phạm Bình Minh xem như đã được định đoạt. Hết nhiệm kỳ này, Phạm Bình Minh phải về vườn, việc còn lại là liệu ông Phạm Bình Minh về vườn êm thấm hay sóng gió ập đến làm ông phải vào tù mà thôi. Ông có bị vào tù hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố ông có “ngoan ngoãn” vâng lời hay không.

Các vị trí dễ vào tứ trụ nhất hiện nay là: thứ nhất là phó thủ tướng thường trực; thứ nhì là Thường trực ban bí thư; Thứ ba là bí thư thành ủy Hà Nội; thứ tư là Bí Thư thành ủy TP HCM. Hiện nay, nếu không bị cản đường thì nhiệm kỳ sau ghế thủ tướng hoặc một trong các ghế còn lại sẽ thuộc về ông.

2022-07-28_200605
Hình: Ông Nguyễn Cơ Thạch giúp Phạm Bình Minh thăng tiến và vì ông Phạm Bình Minh bị triệt

Như vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao ông Phạm Bình Minh bị ngăn cản? Vì lý lịch người cha. Nói như thế nghe có vẻ nghịch lý nhưng thực sự là đúng như vậy. Chính nhờ lý lịch mà ông Phạm Bình Minh tiến thân như vũ bão lên đến chức Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, nhưng cũng chính vì lí lịch mà ông bị ngăn cản ngay trước cửa bước vào ngôi đền dành cho Tứ Trụ.

Cha của Phạm Bình Minh là ông Nguyễn Cơ Thạch nắm chứ bộ trưởng bộ ngoại giao từ năm 1980 đến 1991, trong lúc đất nước có nhiều biến động. Năm 1990, dưới thời ông Nguyễn Văn Linh là Tổng Bí Thư, ông Đỗ Mười là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức là thủ tướng) thì hai ông này đã đưa đất nước trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc bằng hội nghị Thành Đô năm 1990. Phụ thuộc Trung Quốc đó là thực tế lịch sử ghi nhận từ năm 1990 đến nay chứ nội dung của Hiệp ước Thành Đô đến nay vẫn là bí mật.

Tuy những lãnh đạo thời đó làm mất lòng dân về vấn đề quan hệ với Trung Quốc, nhưng ông Nguyễn Cơ Thạch lại có được điểm sáng đáng ghi nhận. Đó là ông không ủng hộ việc ký kết hiệp ước Thành Đô.

2022-07-26_205459
Hình: Ông Phạm Bình Minh

Theo cựu đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Trọng Vĩnh, thì việc ông Nguyễn Cơ Thạch mất ghế bộ trưởng bộ ngoại giao là do áp lực của Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô 1990, điều kiện để bình thường hóa quan hệ hai nước. Được biết, lúc đó ông Nguyễn Cơ Thạch với tư cách bộ trưởng bộ ngoại giao đã phản đổi một số nội dung về thỏa thuận Thành Đô 1990 mà ông cho là nhân nhượng Trung Quốc trong vấn đề Campuchia.

Trước ngày họp kín Bộ Chính Trị 14/7 vừa qua, ông Phạm Bình Minh cũng đã có chuyến đi Trung Quốc tìm sự ủng hộ nhưng bất thành. Theo chúng tôi được biết, vì người cha chống Trung Quốc mà phía Trung Quốc cũng có ý định không muốn hỗ trợ Phạm Bình Minh trong vấn đề củng cố quyền lực bởi nhóm đang mạnh ở Việt Nam hiện nay đang làm rất tốt những gì Bắc Kinh mong đợi. Chấp nhận ủng hộ một Phạm Bình Minh là chấp nhận sự rủi ro. Người Cộng Sản ở đâu cũng vậy, họ rất trọng lý lịch, dù cho cá nhân có nỗ lực đến đâu cũng không vượt qua được lý lịch gia đình.

Theo chúng tôi được biết, vụ Tổng Cục Lãnh Sự chỉ là cái cớ để ông Tổng nhận lệnh triệt hạ Phạm Bình Minh, chặn Phạm Bình Minh vào Tứ Trụ, bởi vụ Tổng Cục lãnh sự thuộc phạm vi trách nhiệm ông Bùi Thanh Sơn nhiều hơn nhưng tội của ông Sơn lại bị phớt lờ, ông Tổng nhắm vào Phạm Bình Minh mà triệt. Có lẽ Phạm Bình Minh nên hài lòng không nến làm căng, làm căng hậu quả rất khó lường.

2022-07-18_014443
Hình: Ông Nguyễn Phú Trọng, người được cho là đang cố ngăn cản Phạm Bình Minh vào tứ trụ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn