Một phiên tòa, hai nông dân nghiêm trang

Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Hai 20216:21 CH(Xem: 2376)
Một phiên tòa, hai nông dân nghiêm trang

AVvXsEhgBfuBnZo9xigYfTUm8F47Qqw1ucCLF3eQBoAU2iZ-W9czKWawxCfisQYEzW0b0qLrn7O8BupgCopBkAQo5FFYTTTIXoCbnfFYmI4fteuQMAbVEe7z7uAT6zYB7FHIpjDMq_9Eqn7_SocKGF4d6yesrXLuhZU9Vq8AVUqk4maxV8_ESYWH_Q0pDKuZ5A=w400-h266

 

Ông Trịnh Bá Phương khác hẳn về phong thái và sự điềm đạm tại phiên tòa sơ thẩm; bà Nguyễn Thị Tâm cũng giữ một cách thức ôn hòa đáng kể từ đầu tới khi kết thúc phiên tòa.

Hai người tự bào chữa cho mình trước, với sự trơn tru và tôi cho rằng chi tiết, cụ thể, song cũng đạt tới sự tròn trịa đúng nghĩa về mặt tinh thần biện hộ trong vụ án chính trị. Các câu trả lời đều đi vào trọng tâm và bao quát cho vấn đề cần được giải đáp.

Bà Tâm òa khóc khi nhắc tới việc bản thân nghèo khó nhưng suốt nhiều năm qua đã chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn người khiếu kiện đất đai còn khổ cực và bị mất nhiều thứ hơn bà. Bà kêu gọi giúp đỡ và đồng cảm với họ về mặt tình cảm, thân phận cũng như tính chất đời sống.

Ông Phương trả lời dứt khoát, trôi chảy, mạnh mẽ, nhưng vẫn giữ sự hòa nhã và đi vào các khía cạnh đúng mức của vấn đề mà mình bị cáo buộc (về nhận thức cũng như tinh thần của mình trước cáo trạng của Viện Kiểm sát). Ông Phương trả lời tường tận và dẫn chứng cho từng luận điểm mà cáo trạng đưa ra, và từ đó đối đáp mạch lạc, nhấn mạnh các quan điểm chính yếu và xuyên suốt của mình.

Bà Tâm nói, dù khiếu kiện hơn mười năm, nhưng tôi vẫn bám chặt theo luật pháp để giải quyết vụ việc của mình cũng như người dân Dương Nội, phát cho hàng trăm người Hiến pháp Việt Nam để họ đọc, nên không có mục đích cũng như không chứng minh được việc bà chống lại nhà nước. Hơn nữa, nếu có sai sót khi đưa tin về vụ việc Đồng Tâm (9/1/2020) thì chỉ cần xử phạt hành chính chứ không cần truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì chính quyền có thể sai thì người dân cũng có thể sai, mà mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Ông Phương nói rõ quan điểm chính trị của mình rằng cần phải đa nguyên chính trị, phản đối sự bất công của luật pháp và Điều 4 Hiến pháp. Trong lời nói sau cùng, ông nói tôi không có tội với đất nước và nhân dân, và tôi đấu tranh để mong cho đất nước không còn đất bờ xôi ruộng mật bị cướp mất, không ai còn phải bỏ nước ra đi dưới vỏ bọc xuất khẩu lao động, đấu tranh để được bầu cử tự do và người dân có cuộc sống văn minh hơn.

Hai nông dân với những góc nhìn khác nhau, tại phiên tòa cho thấy họ đã mang tinh thần và phong thái trang trọng hơn rất nhiều, với những câu trả lời không chỉ thấm đẫm lương tâm mà còn sự hiểu biết khá lớn về nhiều vấn đề.

LSLÊ VĂN LUÂN
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn