“triều đại” Gaddafi đã bắt đầu trở lại ?

Thứ Sáu, 26 Tháng Mười Một 202111:00 SA(Xem: 2171)
“triều đại” Gaddafi đã bắt đầu trở lại ?

Sự hoài niệm?

Cố Tổng thống Gaddafi là người nắm quyền lãnh đạo ở Libya hơn 42 năm và bị quân nổi dậy bắt vào ngày 20-10-2011 và sau đó được tuyên bố là đã chết tại quê nhà. Ba người con trai của ông gồm Mutassim, Khamis và Saif al-Arab cũng bị giết trong cuộc xung đột năm 2011. Riêng người con nổi tiếng nhất, Saif al-Islam – từng được ông Gaddafi ngầm xác nhận sẽ kế nhiệm một ngày nào đó và từng được phương Tây coi là nhà cải cách dân chủ thì may mắn thoát chết.

Bị bắt vào tháng 11-2011, Saif al-Islam đã bị kết án tử hình vắng mặt ở Tripoli vào năm 2015 sau một phiên tòa khẩn trương. Bị Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) truy nã về tội ác chống lại loài người, ông cũng bị tuyên một bản án và đã ra tù ở Zintan vào năm 2017. Cùng tháng đó, chính phủ có trụ sở tại Tobruk do Khalifa Haftar lãnh đạo tuyên bố lệnh ân xá toàn bộ cho Saif al-Islam. Từ đó ông rút lui khỏi sự chú ý của công chúng.

Sự trở lại của “triều đại” Gaddafi? -0
Ngày 11-11, Saif al-Islam đã đăng ký tham gia tranh cử Tổng thống ở thành phố Sebha phía Nam Libya. ảnh: Reuters.

Tháng 7 vừa qua, người đàn ông 49 tuổi này lần đầu tiên phá vỡ sự im lặng của mình và trả lời phỏng vấn của tạp chí New York Times. Và khi Libya thống nhất tổ chức bầu cử Tổng thống vào ngày 24-12, Saif al-Islam đã tuyên bố trở lại chính trường. Ông đăng ký tham gia tranh cử Tổng thống ở thành phố Sebha phía Nam Libya hôm 11-11. Ủy ban Bầu cử quốc gia cấp cao Libya, cũng xác nhận thông tin này.

Emadeddin Badi, một chuyên gia về Libya và là nhà nghiên cứu tại Thinktank nói với hãng France 24: “Không phải là không thể thấy một Gaddafi lên nắm quyền ở Libya trong tương lai xa. Nhưng có lẽ lần này vẫn còn quá sớm. Có rất ít cơ hội cho thấy ứng cử viên Saif al-Islam sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 12”.

Nhưng Emadeddin Badi cũng cảnh báo rằng, gia tộc Gaddafi, và đặc biệt là Saif al-Islam vẫn còn phổ biến trong giới hoài niệm và các quan chức của chế độ cũ cũng như trong số các gia tộc trung thành với gia đình nhà độc tài này. Tình cảm ủng hộ Gaddafi cũng kéo dài trong một bộ phận dân chúng Libya vì những thất vọng trước sự bất ổn kinh niên và nạn bạo lực hoành hành khắp đất nước trong thập niên qua.

Cũng theo nhà nghiên cứu này, trong những năm  gần đây, vị thế của Saif al-Islam chỉ tăng lên trong một số cộng đồng nhất định. Nhưng các  vấn đề về kinh tế, an ninh hoặc chính trị đã khơi dậy nhiều hoài niệm về những năm của “triều đại Gaddafi”.Bất chấp cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới ở Paris (Pháp) hôm 11-11 kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử vào ngày 24-12, Quốc hội Libya vẫn chưa thống nhất được ngày và thể thức chính xác của cuộc bầu cử Tổng thống. Nên việc lá đơn đăng ký tranh cử của Saif al-Islam có được xét hay không vẫn còn bỏ ngỏ. Hôm 15-11, Ủy ban Bầu cử quốc gia cấp cao Libya đã xóa thông tin nói rằng Saif al-Islam đang tìm kiếm 5.000 đề cử cần thiết. Sự tham gia của ông trong cuộc bầu cử ở Libya cũng đang bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối.

Chiến dịch thu phục lòng tin

 Hiện Libya đang được điều hành bởi chính phủ lâm thời được Quốc hội nước này thông qua vào tháng 3-2021. Chính phủ lâm thời thay thế hai chính quyền trước đó tại Libya, bao gồm Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) được Liên Hiệp Quốc (LHQ) công nhận và Lực lượng tự xưng Quân đội quốc gia Libya (LNA) của Tướng Khalifa Haftar.

Sau khi tuyên bố tham gia tranh cử Tổng thống, Saif al-Islam đã thuê một công ty truyền thông của Israel để điều hành chiến dịch vận động tranh cử. Đáng chú ý là Tướng Khalifa Haftar cũng thuê công ty này đại diện cho mình. Tờ Israel Hayom đưa tin, cả hai ứng cử viên đều liên hệ riêng với công ty tư vấn của Israel khiến công ty này buộc phải đăng ký một chi nhánh mới ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để có thể có hai đơn vị riêng biệt thực hiện các chiến dịch tranh cử.

Một số nhà quan sát thì cho rằng, nhiều khả năng, cuộc tranh cử Tổng thống ở Libya sẽ là cuộc đua thực sự giữa Tướng Khalifa Haftar và Saif al-Islam. Các trợ lý của Saif al-Islam ở London đang gợi ý ông sớm đưa ra quan điểm mới của mình để ai cũng biết ông có tư tưởng chính trị khác với cha mình.Saif al-Islam là con trai thứ hai của cố Tổng thống Gaddafi với người vợ thứ hai Safia Farkash. Ông từng thay mặt cha mình thực hiện các vai trò quan hệ công chúng, ngoại giao và đã công khai từ chối lời đề nghị của cha mình cho vị trí cao thứ hai của đất nước cũng như không giữ chức vụ chính thức nào trong chính phủ.

Saif al-Islam tốt nghiệp cử nhân khoa học kỹ thuật tại Đại học Al Fateh của Tripoli năm 1994 và lấy bằng MBA tại trường kinh doanh Imadec của Vienna (Áo) vào năm 2000. Năm 2005, Saif al-Islam được Diễn đàn Kinh tế thế giới trao tặng danh hiệu "Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu". 3 năm sau, ông lấy bằng Tiến sĩ tại trường Đại học Kinh tế London với luận án về "Vai trò của xã hội dân sự trong việc dân chủ hóa các thể chế quản trị toàn cầu: từ 'quyền lực mềm' đến việc ra quyết định tập thể?".

Saif al-Islam cũng từng là Chủ tịch của Hiệp hội quốc gia về kiểm soát ma túy và chất gây nghiện Libya (DNAG). Năm 1998, ông thành lập tổ chức từ thiện mang tên “Quỹ từ thiện quốc tế Gaddafi”, tổ chức chuyên can thiệp vào nhiều tình huống bắt giữ con tin liên quan đến các chiến binh Hồi giáo và cuộc khủng hoảng xét xử HIV ở Libya.

Trong nỗ lực ngoại giao quốc tế, Saif al-Islam là người tham gia các cuộc đàm phán dẫn đến việc Libya từ bỏ chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt vào năm 2002–2003. Saif al-Islam đã đưa ra đề xuất nhằm giải quyết vĩnh viễn xung đột giữa Israel và Palestine thông qua một giải pháp một nhà nước thế tục, liên bang, cộng hòa. 

Ông cũng đã chủ trì các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Philippines và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro tại Tripoli; tham gia đàm phán bồi thường giữa Italy và Lybia; đàm phán với Mỹ để ký kết một thỏa thuận toàn diện thực hiện bất kỳ khoản thanh toán nào khác cho các nạn nhân Mỹ trong các cuộc tấn công khủng bố được cho là nguyên nhân tại Libya như vụ đánh bom vũ trường Berlin năm 1986, vụ đánh bom Lockerbie năm 1988 và chuyến bay UTA 772 năm 1989 ném bom…aif al-Islam đã thể hiện quyết tâm từ từ chinh phục lòng dân và lấy lại niềm tin đối với công chúng quốc tế. Ayman Abu Ras, người phát ngôn của Mặt trận Bình dân Giải phóng Libya (PFLL) nói rằng Saif al-Islam muốn tập trung vào một chương trình "cải cách", cụ thể là các dự án tái thiết. Chuyên gia Emadeddin Badi nhận định, việc Saif al-Islam trở lại nắm quyền được nhiều người coi là một kịch bản hợp lý nói lên rất nhiều điều, không chỉ về tình trạng hiện tại của giai cấp chính trị Libya mà còn về các chiến lược địa chính trị của các cường quốc nước ngoài.

"Chúng ta không được quên rằng lần xuất hiện đầu tiên của ông ấy trên phương tiện truyền thông chỉ dành cho tờ New York Times. Tuy nhiên, công chúng Libya không quen đọc tờ báo Mỹ này. Thực tế, Saif al-Islam vẫn là một lựa chọn chính trị có thể khiến một số bên nước ngoài quan tâm đến cuộc xung đột ở Libya. Nhưng, ngoài những phức tạp có thể nảy sinh từ việc ông bị tòa án Libya kết tội và lệnh bắt giữ của ICC, thì viễn cảnh một Gaddafi trở lại nắm quyền vẫn chưa thực sự thuyết phục bởi gia tộc.

Gaddafi vẫn còn nhiều kẻ thù - những người sẽ làm mọi cách để ngăn cản con trai cố Tổng thống quay trở lại chính trường. Ngay cả khi Saif al-Islam lên nắm quyền, ông ấy cũng sẽ rất khó thiết lập quyền lực của mình trên khắp Libya vì đất nước bị chia cắt. Saif al-Islam chắc chắn phải biết rằng Libya phức tạp hơn nhiều so với năm 2011, vào thời điểm cha ông ấy qua đời”, Emadeddin Badi nhấn mạnh.Được biết, các ứng cử viên Tổng thống khác của Libya là cựu Bộ trưởng Nội vụ Fathi Bashagha – người đang thể hiện mình là một ứng cử viên thỏa hiệp với sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế và Chủ tịch Quốc hội Aguila Saleh. Thủ tướng tạm quyền hiện tại, Abdul Hamid al-Dbeibeh, cũng đang chuẩn bị tranh cử mặc dù có tranh cãi về việc liệu vị trí hiện tại có ngăn cản ông làm như vậy hay không.

Tuy nhiên cả ba người này đều thực sự yếu thế hơn Tướng Khalifa Haftar, người đứng đầu cái gọi là Quân đội Quốc gia Libya – người được đánh giá sẽ là đối thủ chính của Saif al-Islam. Tướng Khalifa Haftar là một nhân vật hàng đầu ở miền Đông Libya nhưng cũng đã bị buộc vô số tội ác chiến tranh và đã thực hiện một cuộc tấn công kéo dài hàng năm trời nhằm vào Tripoli khiến nhiều người ở phía Tây đất nước không thể chấp nhận được.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn