Con người thật của “Điệp viên 007” là ai?

Thứ Sáu, 29 Tháng Mười 20217:00 SA(Xem: 2221)
Con người thật của “Điệp viên 007” là ai?

Tác gia Ian Fleming đã đặt tên nhân vật điệp viên 007 của mình theo tên của một nhà Điểu học có tầm ảnh hưởng lớn. Đó là năm 1961, cái năm mà cả James Bond lẫn vợ Mary đều không hình dung chuyện gì đang xảy ra cho đến khi một người bạn đã mách họ: Ian Fleming (tiểu thuyết gia về đề tài gián điệp người Anh) đã từng thú nhận với tạp chí Rogue rằng ông đã đánh cắp cái tên 007 từ tác giả của một cuốn sách viết về… loài chim.

Dự kiến ngày 8-10-2021, tập phim 007 thứ 25 sẽ chính thức phát hành tại Mỹ sau thời gian dài bị trì hoãn do dịch COVID-19, có lẽ đây là thời điểm tốt để thẩm tra xem James Bond thực sự là ai.

Lấy tên nhà điểu học cho tiểu thuyết James Bond 

Cuốn sách “Muông điểu Tây Ấn” được xuất bản vào năm 1936 sau khi James Bond trải qua một thập niên khám phá quần đảo Caribbean. Cuốn sách hướng dẫn thực địa dày 460 trang bao gồm 159 bức ảnh minh họa đen trắng, đã trở thành nguồn động lực chính cho tác gia Ian Fleming (người sống ở Jamaica) và nhiều người khác. 

1.jpg -0
Nhà điểu học James Bond tìm thấy một con chim quý hiếm vào năm 1965, loài này đã bị tuyệt chủng từ hơn 10 năm trước.

Vào năm 1952 khi lần đầu tiên viết bộ phim 007 ở Goldeneye (ngôi nhà nghỉ Đông của nhà văn ở Jamaica), tác gia Ian Fleming đã lấy tên nhà điểu học James Bond để đặt tên cho tác phẩm của mình. Tuy nhiên cũng phải mất một thập niên sau đó thì cái tên James Bond mới trở nên quen thuộc ở Mỹ. Đó là khi mà tạp chí Life đăng bài cho rằng “Tình yêu đến từ nước Nga” là một trong những cuốn sách yêu thích nhất của Tổng thống John F. Kennedy. Và cũng khi đó James Bond và vợ cùng nhận được những cuộc gọi phiền phức lúc khuya khoắt. Mặc dù Bond ít để tâm đến bộ tiểu thuyết 007 thì vợ Mary lại dường như tóm lấy một kết nối, bà đã biên thư cho nhà văn Fleming và rụt rè buộc tội nhà văn đã lấy cắp tên chồng mình: “Thưa ông, quả là bất ngờ khi chúng tôi đọc một bài phỏng vấn trên tạp chí Rogue và biết ông đã trơ trẽn lấy tên một con người thật để đặt cho gã khốn (007) của mình”.

Tác gia Fleming đã đường hoàng biên thư cho bà Mary Bond kèm 3 lời đề nghị hào phóng:

Thứ nhất, ông cho phép James Bond “sử dụng không giới hạn cái tên Ian Fleming cho bất kỳ mục đích nào mà Bond nghĩ ra”.

Thứ hai, ông đề xuất rằng Bond sẽ khám phá ra “một loài kinh khủng mới”.

Thứ ba, Fleming mời vợ chồng nhà Bond ghé thăm Goldeneye để tận mắt chứng kiến “ngôi đền sinh ra James Bond thứ 2”.

2.jpg -0
Tiểu thuyết gia Ian Fleming (phải) và James Bond thật đã gặp nhau tại Goldeneye (Jamaica) vào năm 1964

Ngày 5-2-1964, hai vợ chồng nhà Bond cùng dừng chân ở ngôi nhà Goldeneye. Khi Fleming chắc chắn rằng nhà Bond không kiện ông thì mối quan hệ càng trở nên khăng khít. Cuối cùng James Bond cảm thấy như trút hòn đá tảng ra khỏi ngực. Trong cuộc phỏng vấn vào cuối năm đó, James Bond cho biết: “Tôi thừa nhận với Fleming ngay khi vừa gặp ông là tôi không đọc sách của ông ấy, vợ tôi thì đọc chúng. Tôi không muốn bay dưới màu sắc giả tạo. Còn Fleming thì ôn tồn đáp: Tôi không đổ tội cho anh”.

Vài giờ sau đó khi nhà Bond rời ngôi nhà của Ian Fleming thì nhà văn đã trao cho họ ấn bản mới nhất của cuốn sách “Chỉ sống hai lần” kèm một dòng chữ viết đậm trên trang giấy: “Thân gửi James Bond thật từ kẻ trộm tên ông, Ian Fleming, ngày 5 tháng 2 năm 1964 (một ngày tuyệt vời!)”.

Trong một bản sao bằng giấy đánh máy có từ năm 1975 ghi lưu ý rằng bà Mary Bond đã biên thư cho người đứng đầu Khoa Sách hiếm của thư viện, trong đó có đoạn viết: “Sự thật của chuyện này mà tôi chưa từng công bố, đó là tôi rất giận việc ông Fleming thừa nhận cái tên “J.B” là tên mà ông ấy dự định sẽ đặt cho nhân vật tiểu thuyết của mình. Khi huyền thoại lớn lên với các bộ phim James Bond liên tục ra đời thì cái tên đó bỗng chốc biến thành thứ xỏ lá, Tôi biết Jim (tên thân mật của James Bond) không làm gì ngoài nhăn mặt và ghê ghê Ian Fleming. Tôi cũng nói rằng mình cũng có sự hài lòng từ cái ngày vợ chồng tôi cùng ăn trưa với Ian Fleming ở Jamaica”.

6 tháng sau, Ian Fleming qua đời, ngay sau khi phát hành bộ phim “Ngón tay vàng”, tập phim thứ 3 trong seri phim 007. Được xếp hạng là tập phim 007 hay nhất trong tuyển tập, bộ phim của đạo diễn Sean Connery có sự xuất hiện của chiếc siêu xe Aston Martin DB-5 ngập tràn tiện ích, một người hầu cận tên là Odd Job, và ca khúc lanh lảnh của danh ca Shirley Bassey. Cơn sốt 007 tăng vọt lên một tầm cao mới. Giữa thập niên 1960, không có hiện tượng văn hóa đại chúng nào có sức cuốn hút như phim James Bond. Kéo theo đó là những hiện tượng bắt chước sự thành công của 007 từ Dean Martin với đặc vụ màn ảnh rộng Matt Helm, cho đến Stephanie Powers trong bộ phim giả tưởng “Cô gái đến từ U.N.C.L.E” trên truyền hình Mỹ. Hoạt động thương mại cũng xôm tụ chẳng kém khi ăn theo 007, đủ kiểu buôn bán, từ kẹo singum, rượu vodka, nước hoa và thậm chí cả “đồ lót vàng”. 

Cuộc đời thực của James Bond

Trong khi đó James Bond thực sự lại mệt mỏi bởi những lời chế nhạo bất tận từ 007, từ nhân viên khách sạn nhìn Bond bằng ánh mắt ranh mãnh, cho đến các viên chức hải quan châm biếm hỏi ông giấu khẩu súng lục ở đâu. Bà Mary Bond, tác gia của vài cuốn sách thơ và tiểu thuyết, đã thổi bùng ngọn lửa bằng cách tận dụng mối quan hệ với Ian Fleming. Nỗ lực đầu tiên của bà Mary Bond là cuốn sách “Nguồn gốc cái tên 007”, và sau đó là cuốn sách “Tình yêu James Bond”.

4.jpg -0
Bà Mary Bond đã tận dụng mối liên hệ James Bond/007 với quyển sách của riêng bà về đề tài này.

Khi James Bond thật qua đời trong Ngày lễ tình nhân năm 1989, tin tức về ông lại tái xuất mà một phần do bởi mối liên hệ bất đắc dĩ của ông với tiểu thuyết gia Ian Fleming. Báo New York Times chạy dòng tít cáo phó “James Bond, nhà Điểu học, 89 tuổi; Fleming đã dùng tên ông cho tác phẩm 007”. Năm 2002, bộ phim “Hẹn chết ngày khác” đã đóng đinh cho sợi dây liên hệ giữa nhà điểu học ngoài đời thực và đặc vụ hư cấu.

Bộ phim 007 của đạo diễn kiêm nam tài tử điện ảnh Pierce Brosnan đã giới thiệu ấn bản mới nhất của cuốn sách “Muông điểu Tây Ấn” trong một khách sạn ở Havana và nói với Jinx (do diễn viên Halle Berry thủ vai) rằng ông là một nhà Điểu học, chỉ ở đây cho các loài chim. Ngày hôm nay, James Bond là nền tảng cảm hứng cho các trò chơi ô chữ và trò chơi trực tuyến. Đầu năm 2021 khi Trivia Genius tung ra câu hỏi “Cái tên James Bond thực ra là của ai?”. Đáng buồn thay chỉ có 22% người trả lời đúng: “C”: một nhà điểu học”. Bond đời thực xứng đáng hơn thế.

Sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở Philadelphia vào năm 1900, năm 14 tuổi, Bond di cư sang Anh sau khi mẹ đẻ qua đời, còn cha cậu thì đi thêm bước nữa. Bond học ở trường Harrow và cao đẳng Trinity ở Cambridge trước khi quay lại Mỹ. Sau một thời gian ngắn làm nhân viên ngân hàng, Bond trở thành một nhà Điểu học của Viện hàn lâm khoa học tự nhiên Philadephia (ANSP).

5.jpg -0
James Bond đã giúp phổ biến loài chim ruồi đuôi kéo mỏ đỏ và các loài chim Caribbean khác đối với nhiều thế hệ người yêu chim. Ảnh nguồn: Jim Wright.

Từ thập niên 1920 đến xuyên suốt thập niên 1960, “điểu nhân” đã thực hiện hơn 100 chuyến du khảo khoa học đến Tây Ấn. Vào những ngày trước khi có phương tiện máy bay phản lực, có thời điểm Bond bị say sóng khi di chuyển bằng tàu đến Caribbean trong nhiều tháng liền, quần đảo nổi tiếng với các giải thi chạy việt dã cùng những con thuyền chuối. Ông thường đi bộ hoặc cưỡi ngựa và thường sống xa đất liền. Bond thường sử dụng một số công cụ cho bước đường du khảo của mình, đáng chú ý là thạch tín (một loại thuốc trừ sâu cho các loài chim mà ông đã tìm được), một con dao cùng một khẩu súng ngắn 2 nòng. Thông qua cuốn sách “Muông điểu Tây Ấn”,  Bond đã truyền tải một thế giới phong phú các loài chim như loài chim ruồi ong Cuba (loài chim nhỏ nhất thế giới), và loài chim ruồi đuôi kéo mỏ đỏ (quốc điểu của Jamaica). Nhiều ấn bản khác nhau của cuốn sách nghiên cứu thực địa này vẫn liên tục được tái bản trong suốt 7 thập niên.

Riêng chuỗi thư viện Smithsonian có một ấn bản đầu tiên của cuốn sách “Muông điểu Tây Ấn”. Năm 1934, công trình nghiên cứu của James Bond cũng dẫn đến một giả thuyết địa lý động vật mang tính bước ngoặt rằng các loài chim Caribbean có mối quan hệ gần nhất với muông điểu Bắc Mỹ chứ không phải Nam Mỹ như người ta từng nghĩ trước đây. Cuối cùng kết luận này đã dẫn đến việc nhà sinh học tiến hóa David Lack đề xuất rằng “Liên kết Bond” được dùng để biểu thị cho ranh giới này. Trong vai trò của nhà bảo tồn tiên phong, ông James Bond đã vận động tăng cường các biện pháp bảo vệ các loài chim lông vũ. Trong mục giới thiệu cuốn sách Muông điểu Tây Ấn, Bond viết: “Không có chốn nào trên thế giới… nhiều loài chim đối mặt với hiểm nguy tuyệt chủng.… Hy vọng rằng giới chức quần đảo Caribbean sẽ thể hiện mối quan tâm nhiều hơn đến phúc lợi cho chim chóc nhằm cứu lấy các loài chim quý hiếm bị giết. Nên thiết lập các tràm chim và chống lại bất kỳ hình thức săn bắn nào”.

Trong suốt 4 thập niên, James Bond đã sưu tầm hơn 290 trong số 300 loài chim được biết đến ở Tây Ấn. Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Smithsonian cùng các viện bảo tàng hàng đầu khác là ngôi nhà cho các vật mẫu chim chóc, cá, ếch nhái và côn trùng mà ông Bond đã sưu tầm được.

Nghiên cứu của Bond thật có giá trị. Mùa hè năm 2021, Hội điểu học Mỹ (AOS) ra tuyên bố rằng loài Chim trèo cây Bahama (một loài mà ông Bond đã khám phá ra ở Grand Bahama vào năm 1931) là một loài riêng biệt. Nhưng sau những trận bão mạnh vào những năm gần đây, loài chim Bahama đã bị tuyệt chủng.

Nhà điểu học Jason Weckstein của Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Mỹ khoe rằng 2 mẫu vật chim trèo cây Bahama mà ông Bond thu thập từ cách đây 9 thập niên vẫn rất đáng giá: “Chúng là những thứ để nhắc chúng ta về sự diệt vong, và trong nhiều trường hợp các loài quý hiếm đã gặp rủi ro. Đó là cách duy nhất giúp chúng ta hiểu về lầm lỗi”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn